WASHINGTON - Việt Nam và 17 nước khác vẫn chưa thoát hiểm, nếu vẫn cứ màn vi phạm nhân quyền. Một liên minh những công ty xuất cảng Hoa Kỳ hôm Thứ Hai đã bày tỏ chống đối một dự luật đưa thêm các khoản trừng phạt vi phạm nhân quyền vào các luật liên hệ tới tình trạng cấp quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn cho Hoa Lục. Việt Nam cũng sẽ bị kẹt với dự luật mới này.
Đề nghị này, trình lên bởi Dân Biểu Chris Cox (CH-Calif.) sẽ buộc Tổng Thống mỗi năm 2 lần trình bản phúc trình lên Quốc Hội, ghi chi tiết về tình hình nhân quyền tại 18 quốc gia. Nếu Quốc Hội phán rằng tình hình nhân quyền nước đó quá tệ, thì Quốc Hội có thể bỏ phiếu để treo tất cả các viện trợ tài chánh cho nước đó.
Theo đề nghị của Cox, Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn và nhiều nước cựu Cộng Hòa Xô Viết “sẽ không hợp lệ khi xin các khoản vay, tín dụng, hay đầu tư bảo đảm của Hoa Kỳ trừ phi Tổng Thống xác nhận với Quốc Hội rằng nước đó phù hợp với tất cả 20 tiêu chuẩn cụ thể - điều mà rất ít, nếu có, nước đối tác có thể phù hợp,” theo lời Edmund Rice, chủ tịch một nhóm đa dạng trong đó có cả Boeing, Citigroup, GTE và Oracle.
Đối với các hãng xuất cảng Mỹ, việc ngăn chận tín dụng xuất cảng từ Ngân Hàng Export-Import, từ cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại OPIC, và từ Sở Phát Triển Quốc Tế USAID sẽ làm họ mất khả năng tài trợ các thương vụ xuất cảng.
DB Cox lý luận rằng đề nghị của ông có thể vũ trang cho một dự luật chung từ Sander Levin (DC-Mich.) và Doug Bereuter (CH-Neb.) để sẽ lập một ủy ban theo dõi nahn quyền tại Trung Quốc, nhưng trong đó không nói gì chuyện trừng phạt.
Trở ngại cho Cox sẽ là, dự luật ông đưa ra cần tới 218 phiếu để Hạ Viện thông qua, điều khó đạt được trong tình hình hiện nay, nhất là khi các đại công ty liên minh chống lại.
Đề nghị này, trình lên bởi Dân Biểu Chris Cox (CH-Calif.) sẽ buộc Tổng Thống mỗi năm 2 lần trình bản phúc trình lên Quốc Hội, ghi chi tiết về tình hình nhân quyền tại 18 quốc gia. Nếu Quốc Hội phán rằng tình hình nhân quyền nước đó quá tệ, thì Quốc Hội có thể bỏ phiếu để treo tất cả các viện trợ tài chánh cho nước đó.
Theo đề nghị của Cox, Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn và nhiều nước cựu Cộng Hòa Xô Viết “sẽ không hợp lệ khi xin các khoản vay, tín dụng, hay đầu tư bảo đảm của Hoa Kỳ trừ phi Tổng Thống xác nhận với Quốc Hội rằng nước đó phù hợp với tất cả 20 tiêu chuẩn cụ thể - điều mà rất ít, nếu có, nước đối tác có thể phù hợp,” theo lời Edmund Rice, chủ tịch một nhóm đa dạng trong đó có cả Boeing, Citigroup, GTE và Oracle.
Đối với các hãng xuất cảng Mỹ, việc ngăn chận tín dụng xuất cảng từ Ngân Hàng Export-Import, từ cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại OPIC, và từ Sở Phát Triển Quốc Tế USAID sẽ làm họ mất khả năng tài trợ các thương vụ xuất cảng.
DB Cox lý luận rằng đề nghị của ông có thể vũ trang cho một dự luật chung từ Sander Levin (DC-Mich.) và Doug Bereuter (CH-Neb.) để sẽ lập một ủy ban theo dõi nahn quyền tại Trung Quốc, nhưng trong đó không nói gì chuyện trừng phạt.
Trở ngại cho Cox sẽ là, dự luật ông đưa ra cần tới 218 phiếu để Hạ Viện thông qua, điều khó đạt được trong tình hình hiện nay, nhất là khi các đại công ty liên minh chống lại.
Gửi ý kiến của bạn