SAIGON (AP) - Sau lễ kỷ niệm chiến thắng có giấy mời ngày 30-4, một cấp cao của chế độ nói chính quyền CSVN cần phải trực diện với một số thực tại: kinh tế xuống dốc, tham nhũng lan tràn và nạn nghiền ma túy gia tăng.
Võ Viết Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Saigon trong một dịp đánh giá chân thật hiếm có, nói với những người đã chiến thắng năm xưa nay đã già nua và 20,000 người khách tham dự có giấy mời rằng Việt Nam đã không đáp ứng được kỷ niệm những người đã chết và cần phải thấy “tội lỗi trong tâm” vì đã không làm sạch được kinh tế và chính phủ.
Ông ta nói: “Thái độ độc đoán hống hách, tiêu xài lãng phí, biển thủ, tham nhũng và những tệ đoan xã hội, đặc biệt là nạn nghiền ma túy gia tăng, đã đưa lại những tín hiệu đang lo ngại về sự thi hành luật pháp không hiệu quả và sự sa sút nghiêm trọng về đạo lý với những giá trị tinh thần”.
Một phần tư thế kỷ trước đây chiến thắng quân sự đã thống nhất hai miền, nhưng những người cai trị đất nước đã thất bại, không đem lại được phồn vinh thực sự cho 76 triệu dân.
Mặc dù có tiềm năng rất lớn, kể cả một lực lượng lao động có quyết tâm cao, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập đầu người trung bình 370 Mỹ kim một năm.
Đầu tư ngoại quốc lên đến cao điểm 8 tỷ đô la năm 1996, đã tụt xuống chưa được 2 tỷ đô la năm 1999, tiếp theo sau cuộc khủng hoảng tài chính Á châu, và vì nhận thấy Việt Nam không sẵn sàng đổi mới kinh tế một cách nghiêm chỉnh. Thanh nói ưu tiên cao nhất phải là làm cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, và thành phố này được cộng sản mệnh danh là thành phố Hồ Chí Minh, “mở rộng tầm tay” nghêng đón các nhà đầu tư ngoại quốc, các nhà kinh doanh và các tổ hợp công ty.
Cuộc diễn hành giới hạn ở khu dinh Độc lập cũ hôm chủ nhật vừa qua là để mừng chiến thắng, mặc dù nước Mỹ không được nhắc đến tên.
Người dân Việt Nam bình thường cho đến nay vẫn kiên nhẫn với chính quyền vì mức sống đã từ từ bò lên sau cuộc đổi mới kinh tế từ năm 1986. Nhưng với đà suy thoái hiện nay, sự kiên nhẫn đó có thể mòn dần.
Những cán bộ cũ năm xưa chiến thắng tỏ ý vui về ngày kỷ niệm, nhưng vẫn than phiền công khai về đời sống khó khăn.
Trong đám đông dân chúng đứng ngoài khuôn viên dinh Độc Lập - nay là dinh Thống Nhất - nhìn vào vì không có giấy mời, có ông Nguyễn Văn Chính, 39 tuổi. Ông Chính nhớ lại những khó khăn tìm được việc làm tốt sau năm 1975 vì em gái ông lấy một người Mỹ, sau cùng ông đã có việc làm tài xế cho một công ty ngoại quốc.
Ông nói: “Nay tôi đã khá hơn, nhưng tôi vẫn lo ngại cho tương lai các con tôi”.
Cụ Phạm Chi 70 tuổi là một công nhân bến cảng đã hồi hưu. Cụ đến Saigon để xem diễn binh, nhưng rồi cũng phải đến trước dinh Độc Lập và đứng ngoài vì không có vé. Cụ nói đất nước “đã tiến bộ” hơn trước khi cụ nhìn dinh này bị ném bom trước khi quân cộng sản vào thành phố.
Hỏi cụ có hy vọng gì cho 25 năm tới"
Ông cụ cười lớn: “Lúc đó tôi chết rồi còn đâu. Có thể lúc đó dân Việt Nam sẽ bay lên Cung Trăng”.
Võ Viết Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Saigon trong một dịp đánh giá chân thật hiếm có, nói với những người đã chiến thắng năm xưa nay đã già nua và 20,000 người khách tham dự có giấy mời rằng Việt Nam đã không đáp ứng được kỷ niệm những người đã chết và cần phải thấy “tội lỗi trong tâm” vì đã không làm sạch được kinh tế và chính phủ.
Ông ta nói: “Thái độ độc đoán hống hách, tiêu xài lãng phí, biển thủ, tham nhũng và những tệ đoan xã hội, đặc biệt là nạn nghiền ma túy gia tăng, đã đưa lại những tín hiệu đang lo ngại về sự thi hành luật pháp không hiệu quả và sự sa sút nghiêm trọng về đạo lý với những giá trị tinh thần”.
Một phần tư thế kỷ trước đây chiến thắng quân sự đã thống nhất hai miền, nhưng những người cai trị đất nước đã thất bại, không đem lại được phồn vinh thực sự cho 76 triệu dân.
Mặc dù có tiềm năng rất lớn, kể cả một lực lượng lao động có quyết tâm cao, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập đầu người trung bình 370 Mỹ kim một năm.
Đầu tư ngoại quốc lên đến cao điểm 8 tỷ đô la năm 1996, đã tụt xuống chưa được 2 tỷ đô la năm 1999, tiếp theo sau cuộc khủng hoảng tài chính Á châu, và vì nhận thấy Việt Nam không sẵn sàng đổi mới kinh tế một cách nghiêm chỉnh. Thanh nói ưu tiên cao nhất phải là làm cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, và thành phố này được cộng sản mệnh danh là thành phố Hồ Chí Minh, “mở rộng tầm tay” nghêng đón các nhà đầu tư ngoại quốc, các nhà kinh doanh và các tổ hợp công ty.
Cuộc diễn hành giới hạn ở khu dinh Độc lập cũ hôm chủ nhật vừa qua là để mừng chiến thắng, mặc dù nước Mỹ không được nhắc đến tên.
Người dân Việt Nam bình thường cho đến nay vẫn kiên nhẫn với chính quyền vì mức sống đã từ từ bò lên sau cuộc đổi mới kinh tế từ năm 1986. Nhưng với đà suy thoái hiện nay, sự kiên nhẫn đó có thể mòn dần.
Những cán bộ cũ năm xưa chiến thắng tỏ ý vui về ngày kỷ niệm, nhưng vẫn than phiền công khai về đời sống khó khăn.
Trong đám đông dân chúng đứng ngoài khuôn viên dinh Độc Lập - nay là dinh Thống Nhất - nhìn vào vì không có giấy mời, có ông Nguyễn Văn Chính, 39 tuổi. Ông Chính nhớ lại những khó khăn tìm được việc làm tốt sau năm 1975 vì em gái ông lấy một người Mỹ, sau cùng ông đã có việc làm tài xế cho một công ty ngoại quốc.
Ông nói: “Nay tôi đã khá hơn, nhưng tôi vẫn lo ngại cho tương lai các con tôi”.
Cụ Phạm Chi 70 tuổi là một công nhân bến cảng đã hồi hưu. Cụ đến Saigon để xem diễn binh, nhưng rồi cũng phải đến trước dinh Độc Lập và đứng ngoài vì không có vé. Cụ nói đất nước “đã tiến bộ” hơn trước khi cụ nhìn dinh này bị ném bom trước khi quân cộng sản vào thành phố.
Hỏi cụ có hy vọng gì cho 25 năm tới"
Ông cụ cười lớn: “Lúc đó tôi chết rồi còn đâu. Có thể lúc đó dân Việt Nam sẽ bay lên Cung Trăng”.
Gửi ý kiến của bạn