WASHINGTON -- TT Bush không tiên đoán chiến cuộc Iraq sẽ kéo dài bao lâu. Nói chuyện với quân đội tại Ngũ Giác Đài, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố "Chúng ta biết kết quả là: chúng ta sẽ thắng, chế độ Baghdad sẽ bị giải giới, và bị giải thể, nhân dân Iraq sẽ được tự do, thế giới sẽ trở nên an ninh và hòa bình hơn".
Những lời tuyên bố hôm thứ ba và 2 ngày họp với Thủ Tướng Anh, bắt đầu ngày Thứ Tư, là 1 phần trong chiến dịch vận động dư luận tại 2 nước sẵn sàng chấp nhận 1 cuộc chiến có thể lâu dài và khó khăn hơn dự liệu.
Tại London, ông Blair báo trước những ngày khó khăn sắp tới của liên quân.
Đứng trước các quân kỳ, TT Bush lên tiếng thỉnh cầu Quốc Hội thông qua ngân sách chiến tranh, dự chi 74 tỉ 700 triệu trước ngày 11-4. Tại Điện Capitol, lãnh tụ đa số Cộng Hòa Thượng Viện Bill Frist tuyên bố với báo chí rằng các nhà lập pháp sẽ cố gắng đáp ứng kỳ hạn đó.
Khỏan tiền 74 tỉ 700 triệu MK để trang trải chiến phí, viện trợ nhân đạo và tái thiết trong 6 tháng đầu.
Theo thu thập của thông tấn AP, trong đề nghị của Bạch Oác, trên 53 tỉ được dùng vào các hoạt động thuần quân sự, và đưa chiến sĩ về nước. TT Bush từ chối đưa ra chi phí phỏng định trước lúc khởi chiến - ông dự định thông báo chi phí về Iraq trong ngày hôm thứ ba tại Ngũ Giác Đài và mong muốn Quốc Hội thông qua trước ngày 11-4.
Cũng nhân dịp này, TT lên tiếng khen ngợi chiến sĩ ngoài tiền tuyến. Cùng ngày, cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice tới trụ sở LHQ để thảo lụn với Tổng Thư Ký Kofi Annan về các vấn đề nhân đạo ở Iraq.
Tuy nhiên, bản tin Reuters hôm thứ ba cho biết Hoa Kỳ sẽ chi trả hầu hết chi phí tái thiết Iraq nếu Mỹ phải gắn bó với kế hoạch lập ra một nhà nước liên kết quân sự và dân sự điều hành đơn độc bởi người Mỹ và những người Iraq hợp tác.
Chi phí như thế sẽ tốn thêm nhiều tỉ đô la nếu Hội Đồng Bảo An buộc Mỹ hành động đơn độc, khi từ chối ủng hộ nhà nước do Mỹ dựng lên hay cho phép các cơ quan LHQ đóng góp vào tái thiết.
Các thành viên quan trọng trong Hội Đồng Bảo An, gồm cả Pháp và Đức, nói là họ sẽ chống bất kỳ sự chấp nhận chuyện đã rồi của việc Mỹ-Anh chiếm Iraq, và tin là LHQ nên là trung tâm của việc tái thiết.
Điều đó cũng sẽ được ông Bush bàn với Thủ Tướng Anh Tony Blair vào thứ tư.
Tại văn phòng trên đường Downing ở London, Thủ Tướng Tony Blair hôm thứ ba thông báo với phóng viên rằng ngày thứ tư ông bay sang trại David để hội đàm với TT Bush trước khi gặp Tổng Thứ Ký Kofi Annan ở New York. Mục đích chuyến đi của ông Blair không chỉ nhằm thảo luận về các diễn biến quân sự ở Iraq mà cả về kế hoạch viện trợ nhân đạo và tái thiết hậu chiến.
Ông Blair nói "tôi gặp TT Bush không chỉ để bàn về chiến dịch, nhưng về cách để Aâu Châu và Hoa Kỳ trở lạị hợp tác như là những người đồng hành, thay vì là đối thủ của nhau.”
Được hỏi về triển vọng 1 bộ máy hành chánh dân sự của Hoa Kỳ sẽ kiểm soát Iraq sau ngày ông Saddam bị lật đổ, Thủ Tướng Anh đáp "Điểm chung của chúng tôi là LHQ phải can dự tại nước Iraq hậu chiến. Anh quốc không dự định đưa thêm quân tới Vùng Vịnh - Thủ Tướng Blair nói "chúng tôi có lực lượng chúng tôi cần để làm việc đã định" và ông bác bỏ tin theo đó lực lượng Mỹ-Anh đã bị trải mỏng vì số lượng tù binh ít hơn dự liệu - theo lời ông, 5 ngày đầu liên quân đã vượt qua 1 diện tich bằng toàn thể chiến cuộc 1991.
Ông Blair cho biết liên quân đã tới Karbala, phía nam Baghdad, đối chiến với sư đoàn thiện chiến Medina trong lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa của Saddam.