Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tin Lành Lợp Nhà, Khoan Giếng, Xin Hải Ngoại Giúp Cứu Trợ

11/05/200100:00:00(Xem: 4876)
May 10,2001

Kính thưa quí đồng hương ,
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn quí vị đồng hương đã tích cực hỗ trợ tài chánh lẫn tinh thần cho 5 đợt cứu trợ vừa qua cho đồng bào nạn nhân lũ lụt và nghèo khổ tại Miền Tây,Việt-Nam do Thánh Đường Sàigòn tổ chức, Như quí vị đã biết, Thánh Đường Sàigòn chúng tôi vừa hoàn tất công tác cứu trợ đợt 5 từ 16 tháng 4 đến 26 tháng 04 năm 2001.

Trong công tác cứu trợ đợt 5, chúng tôi đã phát tole và lợp được 538 căn nhà như vậy tổng cộng số nhà đã lợp trong 3 đợt: 3, 4, và 5 là 1662 căn và khoan được 3 giếng nước. Sau đây sơ lược cuộc hành trình của chúng tôi:

Tôi về đến Sài-gòn lúc 11:50 đêm thứ 3 ngày 17 tháng 4 năm 2001. Sáng hôm sau, lo đi ghi vé phi-cơ và đi xuống tỉnh Vĩnh Long, đến ấp Tân Bình, xã Tân Long, huyện Măng Thít để lo phát tole ngay, vì phát tole phải theo con nước, nếu không phát ngay thì phải chờ thêm một ngày nữa nước lên mới phát được, hầu hết bà con lãnh tole đều phải chở bằng xuồng, Thấy cảnh bà con chờ lãnh tole thật cảm động, Trời nóng 38c độ, Bà Lê Thị Liên, 55 tuổi nói “Biết là 3 giờ chiều Mục-sư mới đến, nhưng không sao ngủ được, tụi tui chèo ghe ra đây lúc 2:30 sáng ngồi chờ mừng quá”. Số tole đã phát là 2000 tấm: Tân Long: 30 căn, Bình Phước: 50 căn, Tân Lôc: 10 căn, và Trà Côn: 10 căn. (mỗi căn 20 tấm), mỗi người lãnh tole phải ký nhận theo đúng danh sách chúng tôi đã khảo sát và chụp hình, để tránh tình trạng ghi tên người nầy lại phát cho người khác; điều làm tôi vô cùng ngạc nhiên là hầu hết bà con đi chân đất, không có đôi dép để mang, đội chiếc nón lá rách tả tơi, tôi tự nhủ sao dân mình nghèo như rứa! Càng đi sâu vào vùng quê càng thấy cảnh thống khổ tột cùng của đồng bào mình, sự phồn thịnh giả tạo chỉ thấy tại các thành phố lớn, nhưng tại thành phố cũng biết bao nhiêu tệ nạn khác; mỗi người lãng tole đề phải ký nhận, danh sách hẳn hoi, nhưng hầu hết lăng tay chứ không biết chữ, tôi gặp những thanh niên 20, 21 tuổi, khuôn mặt rất khôi ngô nhưng không biết đọc biết viết, tôi hỏi cha mẹ cháu thì họ cho biết cả 5 đứa con đều mù chữ vì gia đình qúa nghèo không có tiền đóng tiền trường cho con ăn học. Họ nói Mục-Sư ơi! ăn không đủ làm sao đi học được, mới sanh ra đã ẳm theo cắt lúa mướn rồi, đến 4 ,5 tuổi bắt đầu tập mót lúa và 6,7 tuổi theo phụ mẹ cắt lúa mướn, ngay cả việc làm khai sinh tốn có 25,000 đồng cũng không có ( tương đương US$1.75) nhiều trẻ con lớn lên chẳng có giấy tờ chi cả; nghe vậy lòng tôi như quặn thắt lại, tôi cũng có cùng tâm trạng như các thanh niên đó, đến 15 tuổi vẫn chưa biết đọc biết viết vì sống trong cảnh chiến tranh nghèo khổ, Ba tôi phải sửa đổi khai sinh mấy lần để có thể đi học, đến 44 tuổi mới lấy M.Div, và 52 tuổi mới lấy được Ph.D. tôi đã hiểu được cái đói, cái dốt là gì, nên tôi rất thương họ, có lẽ Thiên Chúa đã đặt để tôi trong hoàn cảnh như vậy, để rồi ngày nay tôi mới có thể xả thân cho người nghèo khổ, cùng khốn.

Tại Vĩnh Long, tôi gặp Đại Đức Thích Phước Tồn ở Chùa Phước Châu;Ông nói nghe Mục-Sư về phát tole lợp nhà cho đồng nghèo, tôi mừng qúa, tôi hỏi trong Chùa của Thầy có Phật Tử ở nhà lá dột nát không" Ông trả lời nhiều nhiều lắm, nhưng Mục-Sư cấp bao nhiêu cũng quí cả, tôi nói vì gặp Thầy qúa trễ, nên tôi có thể chia sẻ khẩn cấp cho Thầy 400 tấm tole để lợp cho 20 gia đình dột nhất, Ông mừng lắm, ông mời chúng tôi về thăm Chùa, nhưng bà con đứng chờ ngoài nắng đông quá, nên chúng tôi phải lo phát, không ghé được.

Sau khi phát Vĩnh Long xong, chúng tôi đi về Hồng Ngự. Trong đêm đó lúc 1 giờ sáng Công An vào khách sạn gõ cửa phòng phái đoàn chúng tôi, thâu giấy tờ và bắt họ phải xuống văn phòng khách sạn ngồi đến hơn 2 giờ sáng mới cho trở lại phòng, mặc dù thị trấn Hồng Ngự rất nhỏ và chúng tôi đã đăng ký, cũng như nhà cầm quyền địa phương cũng đã biết đoàn chúng tôi đến, hơn nữa chúng tôi cũng đã xin giấy phép tỉnh Đồng Tháp, đúng là phép Vua thua lệ làng, tuy thế không phải vì vậy mà chúng tôi bỏ rơi đồng bào cùng khốn đang cần sự giúp đỡ. Buổi chiều ngày hôm sau đại diện Thị Trấn đến gặp đoàn chúng tôi nhờ giúp đỡ những gia đình nghèo chung quanh thị trấn, sẵn dịp nầy tôi đã nói thẳng với họ, chúng tôi dự trù lợp xong số hộ nghèo thuộc Huyện Tân Hồng, chúng tôi sẽ giúp thị trấn Hồng Ngự, nhưng quí vị khó qúa, tối nay đòan chúng tôi sẽ về Cao-Lãnh ngủ, không ngủ ở Hồng Ngự nữa, để khỏi mắt công quí vị vào khách sạn lục soát chúng tôi. Ngày sau, chúng tôi đến thăm gia đình Ông Phạm Văn Ni,ở ấp Thống Nhật, có hai đưá con nhỏ chúng tôi đã đưa đi mổ mắt và bướu ở Sàigòn, bà con cả ấp xúm lại, vui vô cùng, căn nhà Ông Ni cũng đã làm xong. nhưng thiếu sàng nhà, chúng tôi cấp thêm cho ông 1 triệu rưởi nữa để làm sàng và vách, riêng cháu Út Nu Anh vì sau khi mổ không đeo kính đen, nên mắt không mở lớn được, phải đưa đi Sàigòn tái khám và mua mắt kính đen cho cháu.

Như tôi đã trình bày trước khi đi là: trong đợt 5 chúng tôi xóa sạch tất cả nhà lá còn lại trên đê Kinh Dự ón, Bắc Trang và Thống Nhất, thuộc Huyện Tân Hồng, Tỉnh Đồng Tháp; tôi đã hoàn thành. Không gì vui bàng trước đây dọc hai bên bờ đê toàn là nhà lá sụp sệ, nay tất cả điều lợp tole trắng Xóa sang sát bên nhau giữa một cánh đồng bao la. Tôi mong rằng bà con cô bác ai có dịp đến Hồng Ngự nên để một ngày vào thăm những nơi chúng tôi lợp nhà và khoan giếng.

Vì nước rút cạn, nên chỉ còn nước trong lòng kinh ghe chở tole qúa nặng, nên chúng tôi phải đi xe Honda ôm, ban đầu tôi tưởng đi vài ba cây số thôi, nhưng rồi phải chẩy vào Tân Hồng băng đồng qua Tân Công Chí bằng đường bờ ruộng, quí vị thử tưởng tượng còn hơn cởi ngựa nữa, đến nơi người rả rượi, nhưng thấy bà con chờ đợi lãnh tole trên bờ đê qúa đông dưới sức nóng 38 độ c , nên tôi vội bắt tay vào việc ngay, một anh trong đoàn tôi cũng từ Mỹ về, qúa khát nước, nên một người mời anh ta uống một ly trà đá, uống xong là bị tiêu chảy ngay, từ đó đến ngày về đến Sàigòn mới hết.

Thưa quí vị, Phát tole là một việc, làm sao số tole đó lên ngồi trên nóc nhà lại là chuyện khác, nếu để lâu ngày bà con túng thiếu lại đem đi đổi gạo thì lại ở nhà dột nữa, mai mốt bà con bên Mỹ về vô thăm khu Mục-Sư Bảo lợp nhà và đào giếng thấy cảnh toàn là nhà lá thì cắt nghĩa làm sao! Tôi cho đoàn tình nguyện giúp lợp cho những gia đình đơn chiếc, và kêu gọi bà con cô bác lợp ngay để cho biết thiếu đủ bao nhiêu, đặng chúng tôi cấp thêm lợp cho đủ, thế là chỉ trong một ngày bà con thi nhau lợp, hiện đoàn chúng tôi đang đi kiểm soát lại và ghi nhận số nhà nào lợp còn thiếu bao nhiêu để kỳ tới bổ túc cho họ, tôi không muốn nhìn cảnh nhà lợp nữa tole nửa lá, đã lợp tole là phải lợp cho đủ, dđã giúp thì giúp cho đến nơi, nhiều nhà bị trôi hay hư hại nặng, chúng tôi phải cung cấp thêm cây cho họ làm lại đàn hoàn.

Thưa quí vị, Con kinh qúa nhỏ, nước lại rút gần cạn, bao nhiêu phóng uế, kể cả tiêu tiểu tiện cũng đều đổ trên con kinh đó, cộng thêm vào đó hàng ngàn con vịt lội, và trâu tắm, bao nhiêu thuốc rầy và phân bón trên ruộng cũng chảy vào con kinh đó; nhìn nước trong con kinh, ngay cả chúng ta không dám rửa chân; thế mà dân chúng tắm rửa, ăn uống cũng đều lấy nước từ con kinh đó, anh Trần Văn Chí ở ấp Bắc Trang nói: Bà con dân làng ở đây ít có người sống quá 50, đa số 30 tuổi ngoài chết hết, trẻ con hầu hết bị đau mắt, nhiều đứa bị mù và bị tiêu chảy, kiết lỵ chết một cách oan uổng, họ nghe chúng tôi khoan giếng, họ mừng lắm, mừng không khác gì trong những ngày đầu đến lợp nhà cho họ, một chị đứng nói vơi tôi nước mắt chảy ràng rụa, chị làm tôi cũng xúc động khóc theo, chị nói: Tôi không ngờ bà con cô bác ở bển (bên Mỹ) còn nhớ đến những kẻ khốn khổ như chúng tôi, đã lợp nhà bây giờ lại lo đóng giếng nữa. Dân chúng bao vây quanh tôi và nói: Khoan giếng còn cần hơn xây trạm Y-Tế nữa đó Mục-Sư, vì nó chữa đủ thứ bịnh: đau mắt, ngoài da, ruột gan phèo phổi v.v.. vì nước dơ ô nhiễm gây ra biết bao căn bịnh him nghèo; với cộng đồng Việt-Nam chúng ta ở Hải Ngoại, lẽ nào để đồng bào mình sống trong cảnh tồi tệ như thế, người xưa nói: Máu chảy ruột mềm; nhiễu điều phủ lấy giá gương, người chung một nước hãy thương nhau cùng; lá lành đùm lá rách; bầu ơi thương lấy bí cùng v.v.. Vì vậy tôi tin chắc chắn rằng bà con cô bác ở hải ngoại ai ai cũng sẵn sàng góp phần cho công tác lợp nhà và khoan giếng, đây là công tác từ thiện chung của cộng đồng, không phân biệt tôn giáo, quí vị có thể bảo trợ lợp cho một căn nhà giá $100.00 hay bảo trợ khoan một giếng nước $500.00 gồm cả tiền khoan, làm nền cao trên mực nước lũ và cất nhà trên giếng để che mưa che nắng cho bà con đi lấy nước. Nếu quí vị muốn tôi có thể khắc tên của quí vị trên giếng nước đó để lưu niệm, và chụp hình cho quí vị xem, nếu không được xin quí vị góp cho một tấm tole, mỗi tấm tole giá $5.00; hay bao nhiêu cũng tốt, góp gió thành bão; tôi làm việc gì cũng rỏ ràng, chẳng dấu diếm gì cả, quí vị muốn biết tôi phát gạo ở đâu" mì gói ở đâu" lợp nhà ở đâu" khoan giếng ở đâu " số lượng bao nhiêu v.v.. tôi đã khai trình chi tiết đầy đủ mỗi đợt cứu trợ, thời đại bây giờ không nơi nào không kiểm chứng được, thậm chí ở trong vùng thôn quê hẻo lánh cũng có điện thoại, điện thoại cầm tay; nơi nào cũng có thân nhân cuả người Việt hải ngoại. Hôn thế nữa, việc chở 10,000 tấm tole đi phát, hay 6,7 chục tấn gạo đi phát làm sao gọi là bí mật, không ghi hình ảnh được; thời đại bây giờ chụp hình, quay Video là chuyện thường tình; nên chuyến nào chúng tôi cũng chụp hình và quay Video đầy đủ; trong đợt I, II và III, chúng tôi đã thực hiện cuốn Video I; nay chúng tôi đang chuẩn bị ra cuốn Video thứ II cho đợt IV & V. mỗi chuyến đi tôi mặc một màu áo khác nhau để quí vị có thể phân biệt, và là áo lễ có cổ trắng, để cho nhà cầm quyền Việt-Nam biết là Tôi là một Mục-Sư, lại là Mục-Sư Boat People, Mục-Sư hải ngoại mang tặng phẩm của đồng bào hải ngoại về giúp đồng bào cách công khai, không dấu diếm lý lịch; cho thì thực hiện không cho thì thôi.

Thưa quí vị, Việc khoan giếng cũng phức tạp, trước đây Liên Hiệp Quốc hay Cơ quan Quốc Tế nào đó có đến khoan, nhưng không trực tiếp, giao cho địa phương làm, họ lãnh khoan sâu 100 mét, nhưng chỉ khoan có vài ba chục mét, rồi đổ nước ngọt xuống bôm lên uống thử, thanh toán tiền xong mấy ngày sau chỉ toàn là nước phèn không uống được! Dân chúng cho chúng tôi biết như vậy, nên tôi bảo công ty khoan giếng: Chúng tôi chỉ đặt tiền cọc, khi các anh khoan xong tôi uống thử hay cho người uống thử thấy nước uống được, tôi sẽ trả 50% số tiền khoan, sau hai tuần đến một tháng, chúng tôi thử lại nếu nước tốt cúng tôi thah toán số còn lại, nếu nước có phèn các anh phải tiếp tục khoan, chịu làm không chịu thôi, vì có nhiều công ty khoan, chứ không phải một mình các anh; mục đích là khoan cho dân chúng xài được, tôi là người Việt-nam chứ không phải ngoại quốc, không phải khoan để báo cáo, nhưng để phục vụ đồng bào, nên việc làm phải tới nơi tới chốn. Giếng phải làm nền gạch tử tế cao trên mặt nước lũ và làm nhà giếng để che mưa che nắng cho bà con cô bác khi lấy nước. Tôi đòi đem nước lên viện Pasteur thử trước khi thanh toán tiền, họ la lên, nếu vậy không ai dám khoan cả, vì ngay nước mưa đem lên viện Pasteur cũng thua, làm sao nước giếng đạt được.

Chúng tôi đến thăm 2 giếng đã khoan đang làm nền và khởi công khoan giếng thứ 3, bà con mừng vô hạn, khi quí vị thấy được niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt của đồng bào mình, chắc chắn quí vị đồng quan điểm như tôi là công tác lợp nhà và khoan giếng không thể ngưng lại được. Nhiều người nghĩ sao Mục-Sư lạc quyên lợp nhà khoan giếng hoài vậy, khi nào mới chấm dứt" Xin thưa quí vị, với Cộng Đồng trêân 1 triệu người, và trên 500,000 người ở California; miền nam California có trên 250,000 người, nhưng cho đến nay danh sách những ân nhân giúp đỡ từ đợt I cho đến đợt 5 chưa tới 2000 người gởi tiền giúp đỡ, và đại da số là những công nhân, những cụ già lãnh trợ cấp SSI; Tổng số nhà mới lợp được 1662 căn, còn giếng mới khoan 3 cái, như vậy là đủ rồi sao! Riêng tỉnh Đồng Tháp có trên 20,000 căn nhà lá rách tả tơi cần tole lợp, chưa nói đến Mộc Hoá, long An, Rạch Giá, Vĩnh Long , Cần Thơ.v.v..

Có một trường hợp thật đau lòng, bà Nguyễn Thị Chờ, ở ấp bắc Trang, Xã Tân Công Chí, ngủ trong cái lều che bằng ni-lông, có một đứa con 1 tuổi, tối ngủ trời mưa miếng ny lông bật vào che mũi đứa bé chết . Nay Chị được cấp tole, nhưng chị cứ ngồi hoài không về, tôi lấy làm lạ hỏi sao chị không vác tole về, chị nói về cũng chẳng lợp được vì thiếu cây, tôi đã cấp cho chị 300,000 đồng để mua cây.

Như tôi đã nói trên, chúng tôi bỏ Hồng Ngư, ngày cuối cùng chúng tôi vào Thị Trấn Tràm Chim (Rừng cây tràm có nhiều chim ở gọi là Tràm chim). Đây là lần đầu tiên tôi vào khu vực nầy. Từ ngã ba Thanh Bình (đường đi Hồng Ngự), đến ngã ba Tam Nông, tôi đếm có 265 căn nhà dọc hai bờ lộ cũng là đê, vì hai bên lộ đều có kinh nước, tất cả đều rách nát; từ ngã ba Tam Nông vào Phú Cường, và Đồng Chim nơi có sếu đầu đỏ (Crane) nổi tiếng trên thế giới. Mà Liên Hiệp Quốc bỏ tiền ra bảo vệ. Có hàng trăm căn lều hai bên bờ đê, khu vực Tràm Chim nghèo không thua gì Tân Công Chí, Hồng Ngự, có thể nói nghèo hơn nữa là khác, nhưng ở Tam Nông không thể khoan giếng được, vì phải khoan đến 450 mét tức gần nữa cây số mới có nước ngọt,.

Tại Thị Trấn Trầm Chim tôi gặp linh mục Nguyễn Vân Luy chánh xứ nhà thờ Thiên Phước và cũng là Hạt Trưởng hạt Tam Nông cũng cùng cộng tác với tôi phát tole cho đồng bào và phát 500 tấm tole cho 25 gia đình nghèo của nhà thờ ông, Ông là người rất đạo đức thương người. Sau khi phát tole xong, tôi vào nhà thờ thăm ông, ông cho biết riêng hạt Đồng Chim có hơn 800 gia đình Công Giáo cần tole lợp nhà, Tôi nói không chỉ 800 gia đình, nhưng tôi hứa sẽ lợp tất cả đồng bào dọc hai bên đê có đến 2500 căn, nhưng từ từ, phải mất hai ba đợt mới xong. Tôi không biết tin tức từ Huyện Tân Hồng đồn ra thế nào, mà tại Tam Nông nhiều người bị mù, đau mắt, bại xuội đến yêu cầu chúng tôi đưa đi chửa trị; tôi hứa sẽ giúp đỡ họ, vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, tôi sẽ trở về cứu trợ đợt 6 lợp nhà và khoan giếng, bên cạnh đó tôi sẽ hướng dẫn một đoàn Bác-Sĩ Y Khoa và Sinh Viên Y-Khoa từ Trường Đại Học Oaklahoma về Việt-Nam, cộng tác với một vài bác sĩ chúng tôi quen trong nước sẽ xuống khám tại chổ, trường hợp nào có thể chữa trị được chúng tôi sẽ đài thọ đem lên Sàigòn điều trị. Lại một lần nữa chúng tôi rời thị trấn Tràm Chim đi xe Honda ôm vào Phú Cường để phát 2400 tấm tole cho 120 gia đình.

Thưa quí vị, bà con chúng ta ở hải ngoại rất có tấm lòng, nhưng nhiều người còn e ngại là không biết tiền đóng góp của mình có đến tay người nghèo không" Hay vào tay nhà cầm quyền địa phương, tôi hiểu biết điều đó, nên tôi mới khai trình cách chi tiết để bà con an tâm, những gì bà con cô bác đóng góp, tôi đã thực hiện đúng theo điều bà con cô bác mong muốn là mang về đến nơi, trao tận tay và trao đúng đối tượng, không qua trung gian của nhà cầm quyền địa phương. Cũng vì vậy mà tôi phải đích thân đi, không thể giao cho người trong nước được, nếu giao cho người trong nước thì đôi khi sẽ thiếu công bằng: đạo nào lo cho đạo nấy, thứ hai họ như cá nằm trên thớt nên chẳng cựa quậy gì được; còn mình có Quốc Tịch Mỹ, cho phát thì phát, không cho thì đi nơi khác phát, làm từ thiện chứ phải buôn bán đâu mà phải chiều lòn, luồn cuối, tội tình chi mang thân từ Mỹ về phải làm như vậy! Ở Việt nam đâu phải chỉ có một chổ đói, đói đều trời, đâu phải chỉ có một chổ dột, dột khắp nơi, vì vậy nơi nào cho phép welcome thì mình đến, nơi nào không thì thôi.

Tôi nói với nhà cầm quyền Miền Tây: Tôi là người Quảng Nôm, nhưng ngoài nớ khó qúa, tôi không về, tôi vào “Nôm” lợp nhà, nếu ở đây quí vị khó qúa thì tôi đi chỗ khác, thế thôi. Nếu nhà nước Việt-nam thấy việc cứu trợ đồng bào nghèo lũ lụt của chúng tôi có nguy hại đến chế độ, thì trục xuất, tôi trở Mỹ, lương tâm khỏi bị cắn rứt; tôi nói: Ở Việt-Nam có bao nhiêu chục triệu người muốn đi Mỹ" Nhưng trái lại có một người Việt-Nam như tôi đang sống đầy đủ tiện nghi ở Mỹ lại bỏ gia đình, bỏ nhà thờ trở về lăn lội từ con kinh nầy đến con rạch kia để lợp nhà và khoan giếng cho đồng bào nghèo vùng lũ lụt, dưới trời nóng bức 37-38 độ, chắc chắn quí vị ngạc nhiên lắm, vì có ai tốt thế! Chắc chắn quí vị nghỉ là tôi có mưu đồ gì đây" Sau lưng cái lợp nhà đào giếng là có hậu ý gì đây" Tôi không trách họ, vì ngay tại Hoa Kỳ nầy, trong những ngày HO, Tỵ nạn qua ào ạt, Thánh Đường Sàigòn chúng tôi đã ký giấy bảo trợ trên 35,000 người, và đã định cư hàng chục ngàn người, nhiều người thấy chúng tôi sốt sắng, dấn thân, suốt ngày ngồi trên chiếc xe van 20 chổ ngồi, không máy lạnh chở đồng bào từ chích ngừa qua welfare, từ welfare qua Social Security, DMV, lại lo kiếm tủ lạnh, bàn ăn cơm, giường chỏng cho bà con để họ tiết kiệm được tiền để gởi về Việt-Nam trả nợ, gúp thân nhân, hoặc có dư tiền mua xe cộ, không người nào tốn một xu-xăng hay thiếu một đồng của hội cấp, thì cũng đã có người nêu lên câu hỏi: Ở đời có ai tốt thế, không có lợi sao làm v.v..

Thưa quí vị, chỉ vì tình thương Thiên Chúa bảo làm, vì lời Chúa Ki-tô dạy: “Những gì các con muốn người khác làm cho mình , hãy làm điều đó cho họ”. Giáo Hội Chúa Ki-Tô là giáo hội thực tiễn, nhập thế, chia sẽ muôn mặt của cuộc sống con người; Người Ki-Tô Hửu thực sự là người biết kính Chúa yêu người; những Bà Phước, những Linh Mục, những Mục-Sư, Bác Sĩ xã thân giúp những người cùi; bà Mẹ Teresa cả đời hy sinh cho dân Ấn Độ, chỉ vì bà biết Kính Chúa, Yêu người, chứ có hậu ý, lợi lộc gì đâu, Chúa Ki-Tô dạy: Những gì các con muốn người ta làm cho mình, hãy làm điều đó cho họ; nếu quí ông bà anh chị em còn ở lại trong nước, nghèo khổ lại bị thiên tai lũ lụt, quí vị muốn những người khác ở hải ngoại giúp mình chăng" Vậy làm sao chúng ta có thể làm ngơ trước nổi thống khổ tột cùng của đồng bào mình! Nên việc cứu giúp đồng bào chúng ta vẫn phải tiếp tục.

Thưa quí vị, như tôi đã trình bày trên, Công tác cứu trợ lợp nhà và khoan giếng không thể ngưng lại được, vì vậy chúng tôi chuẩn bị cho công tác cứu trợ đợt 6 sáp đến, chúng tôi chú trọng , lợp nhà tại vùng Tràm Chim, Tam Nông, Mộc Hóa, Long An, Rạch Giá và tiếp tục khoan giếng tại vùng Tân Công Chí, Bắc Trang thuộc huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Cũng như các chuyến trước, trong Đợt 6, chúng tôi cần 10,000 tấm tole, mỗi căn nhà cần 20 tấm, giá mỗi tấm $5.00; tức mỗi căn nhà tốn $100.00; còn giếng nước khoan mỗi cái giá $500.00 bao gồm cả việc xây nền cao trên mặt nước lũ và làm nhà giếng che mưa che nắng. Tôi tha thiết kêu gọi bà con cô bác của ít lòng nhiều, xin hỗ trợ cho một căn nhà, hay giúp cho một tấm tole giá $5.00; hay bảo trợ cho một cái giếng giá $500.00; nhân ngày Motherday, tôi đề quí vị nên tặng cho mẹ mình một giếng nước mang tên bà, tôi sẽ thực hiện và chop hình cho quí vị xem, chắc chắn quí bà mẹ vui lắm vì tại một vùng quê xa xăm bên kia bờ Thái Bình Dương, có giấng nước mang tên bà đem lại nước trong lành cho hàng trăm người, món qùa đó còn tồn tại mấy choc năm tới; hoặc hai ba người hùn lại giúp cho một giếng. Đây là công tác còn lại đến muôn đời. Thánh Kinh chép: Thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, nhưng ai làm theo ý muốn của Thiên Chúa sẽ còn lại đến muôn đời; công tác cứu trợ giúp đồng bào nghèo là công việc làm theo ý muốn Thiên Chúa, là cách chúng ta gởi của cải vào Thiên Đàng; Lời Chúa Ki-Tô dạy: Các con chớ chứa của cải ở dưới đất là nơi có sâu mối ten rét làm hư, có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy, nhưng hãy chứa của cải nơi Thiên đàng.. vì chưng của cải các con ở đâu thì lòng các con cũng ở đó. Thánh Augustin nói: Nơi chúng ta chứa của cái tốt nhất là ở miệng của kẻ mồ côi và nhà của những người hoá bụa nghèo khổ, và tôi thêm là: Nơi chứa của cải lâu dài an toàn nhất là ở những cái giếng cho người nghèo, ở trên nóc nhà của đồng bào bất hạnh dột nát.

Trước khi rời Việt-nam, nha khí tượng cho biết vì khí hậu nóng bất thường, nên mùa mưa lũ sẽ bắt đầu sớm hơn mọi năm, tức là tháng 6 thay vì tháng 8 và lũ năm nay có cơ lớn hơn năm rồi.

Xin bà con cô bác của ít lòng nhiều tích cực hỗ trợ cho. Dây là công tác nhân đạo chung của cộng đồng, không phân biệt tôn giáo, tất cả tiền đóng góp của quí vị sẽ được khấu trừ thuế 100%, vì Thánh Đường Sàigòn có giấy phép của Bộ Tài Chánh Liên Bang Hoa Kỳ (Federal income tax exempt under section 501(a) of the Internal Revenue Code as an organization described in section 501(c) (3). số DLN: 17053276700008. cấp ngày December 17, 1998.) quí vị lưu ý đây không phải là Federal I.D. với số 33- đầu, vì Federal ID ai cũng lấy được, chỉ cần nhắt điện thoại lên là có ngay. Nên quí vị thương gia, kỹ nghệ gia, quí Bác-Sĩ, Luật Sư.v.v.. nếu quí vị không đóng góp vào qũy từ thiện thì cũng phải đóng thuế, nhưng nếu quí vị đóng góp chẳng những được khấu trừ thuế mà còn được phước nữa.

Quí vị giúp đỡ, Trên check hay money order, xin đề Thánh Đường Sàigòn. Gởi về

Thánh Đương Saigon
P.O.Box. 813 Garden Grove, CA. 92842.
Hay điện thoại (714) 775-8852.

Nếu quí vị có Internet xin mở web-site của chúng tôi có đầy đủ hình ảnh trên đó
www.saigonchurch.com.
Email: SaigonChurch@yahoo.com.

Một lần nữa tôi thay cho đồng bào nghèo khổ bất hạnh ở những vùng lũ lụt Việt-Nam xin chân thành cảm ơn quí vị Giám Đốc Các Cơ Quan Truyền thông. quí vị Chủ Nhiệm Báo Việt-Ngữ đã cho phép loan tải tin tức cứu trợ đến đồng bào Hải Ngoại, Xin chân thành cảm ơn toàn thể đồng hương đã tích cực hổ trợ cho 5 đợt cứu trợ vừa qua, tôi khẩn thiết xin quí đồng hương tiếp tục yểm trợ hầu công tác cứu trợ đợt 6 được thực hiện đúng như dự liệu. Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tấm lòng vàng và đầy bác ái của quí vị, Chúa Ki-Tô dạy: Nếu chúng ta cho một đứa bé một ly nước lã khi nó khát thôi, người ấy không mất phần thưởng ở trên trời, huống chi những cái giếng, những tấm tole, chắc chắn Thiên Chúa trên trời nhìn xuống thấy cả tấm lòng quí vị, và ngày tận thế đến, chắc chắn Ngài sẽ phán: Hởi những kẻ được Cha ta ban phước, hãy đến vui hưởng nước Thiên Đàng đã sắm sẳn cho các con từ buổi sáng thế, vì ta đói các con cho ta ăn, ta khát các con (đào giếng) cho ta uống; ta trần truồng (không có mái nhà) các con mác (lợp) cho ta. Tôi mong rằng ngày tận thế là ngày vui mừng nhất cho chúng ta là những người hết lòng chia cơm xẻ áo cho đồng bào bất hạnh tại quê nhà; nhưng cũng là ngày đau buồn nhất cho những người làm ngơ trước nổi thống khổ của dân tộc mình.

Kính chúc quí vị có một gia đình êm ấm, có cuộc sống an vui để đem lại niềm hạnh phúc cho nhiều người bất hạnh tại quê nhà. Chúc quí vị và gia đình một ngày Motherday sum họp gia đình thật phước hạnh.

Trân Trọng
Mục-Sư Nguyễn Xuân Bảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.