Westminster (Thanh Phong) - Đó là lớp nhiếp ảnh Phổ thông do hai Nhiếp ảnh gia tên tuổi, thuộc Hội ảnh ICS hướng dẫn, đó là Thầy Tony Lê Kim Thuận và Cô Nancy Lê Trần thị Hoàn.
Đây là lớp Nhiếp ảnh thứ năm do Mục sư Trần Thanh Vân, Quản nhiệm Hội Thánh Tin lành Cross County Chritian Church tổ chức tại số 982 Russell St, thành phố Garden Grove, và được trực tiếp hướng dẫn bởi hai nhiếp ảnh gia kể trên, cùng với sự phụ đạo của nhiếp ảnh gia Nguyễn mạnh Đạt. Lớp học đã khai giảng vào tối thứ hai, ngày 4/6/01 và sẽ mãn khóa vào hạ tuần tháng 9/2001. Bốn khóa trước đây, nhờ sự tận tâm hướng dẫn của hai Nhiếp ảnh gia Lê Kim Thuận và Lê Trần thị Hoàn, đã có trên 100 học viên tốt nghiệp, có người nay đã làm chủ tiệm ảnh, có nhiều học viên đã gửi ảnh dự thi ảnh nghệ thuật Quốc tế và được công nhận bởi Tổng hội Nhiếp ảnh Hoa kỳ PSA và FIAP như Nguyễn Đạt, Trần (Dat)Long, Lương Quách, Nguyễn Kiên, Lê Huyền Thanh, Thiên Nga Tania Ngô, Thiên Nga Lesli Phạm Xuân Lan, Thiên Nga Chin Huỳnh v.v..Mỗi tối thứ hai, từ 6 giờ đến 9 giờ 30, học viên được hướng dẫn lý thuyết, từ cách cầm máy ảnh, cách vào phim, lấy phim, đến cách chọn chủ đề, sắp xếp bố cục, chọn tốc độ, khẩu độ để thích nghi với ánh sáng, khoảng cách vật mà mình muốn chụp, Hai nhiếp ảnh gia luôn nhấn mạnh với học trò phải nhớ câu" Ánh sáng là linh hồn của ảnh,". Vì thế phải biết phân biệt và nhận định các góc cạnh mà ánh sáng đi qua để bấm máy đúng lúc thì mới có được tác phẩm nghệ thuật.
Trong những buổi học đầu tiên, phần nhiều anh chị em học viên đều bỡ ngỡ, có người chưa từng chụp ảnh, có nhiều người xưa nay vẫn chụp, nhưng cứ đưa máy ảnh lên, nhắm và bấm, miễn khi rửa ra có hình là được. Nay qua sáu tuần học, học viên đã ý thức được việc phải làm thế nào để chụp đúng cách, đúng ánh sáng, chọn chủ đề và sắp xếp bố cục hợp lý, do đó không còn cảnh " chụp đại" như buổi chụp hình người mẫu hôm đầu nữa. Trong phần học lý thuyết, học viên cũng được Thầy cho xem những tấm ảnh đã đoạt giải Quốc tế của các nhiếp ảnh gia trên thế giới, ai cũng phải trầm trồ, thán phục. Vui nhất là những buổi thực tập chụp ảnh. Sau khi đã học về lý thuyết, mỗi sáng Chúa nhật hay Thứ bảy, học viên tập trung tại Best Color, một Studio ảnh nằm ngay góc đường Brookhurst và Westminster, sau đó được hướng dẫn đến địa điểm chụp, thường là tại Golden West Huntington Library, Fullerton Arboretum Park để tập chụp phong cảnh và chân dung các người mẫu như cô Mara Margaret (Hoa kỳ), Sammy Issam (Trung đông), Nadia Germ (Ấn độ) hoặc đi xa như Los Angeles Arboretum Park, Echo Park để chụp hoa sen đang độ nở rộ hoặc lên tận Death Valley để chụp cảnh Đồi cát, một trong những đề tài độc đáo đã tạo nên những tác phẩm xuất sắc của nhiều Nhiếp ảnh gia, trong đó có các Nhiếp ảnh gia Lê kim Thuận, Lê Trần thị Hoàn và Nguyễn Mạnh Đạt.
Sau khi đến địa điểm chụp, Thầy trò ngồi lại với nhau, ôn bài dăm ba phút, Thầy nhắc trò những điểm cần và quan trọng, rồi các máy ảnh được lôi ra, đủ hiệu, đủ kiểu và đủ cỡ dàn hàng ngang như một đạo quân lâm trận. Ai nấy ngắm nghía, thụt tới, thụt lui, điều chỉnh ống kính và..bấm máy. Có hôm mải miết với đề tài trong những lùm cây hay bên bờ suối đầy bóng mát, Thầy trò quên cả giờ giấc, khi ra ngoài mới biết đã quá trưa, nắng gắt, ánh sáng chói chang không còn thích hợp cho việc chụp ảnh nữa, lúc đó mới chịu quay về.
Đây là lớp Nhiếp ảnh thứ năm do Mục sư Trần Thanh Vân, Quản nhiệm Hội Thánh Tin lành Cross County Chritian Church tổ chức tại số 982 Russell St, thành phố Garden Grove, và được trực tiếp hướng dẫn bởi hai nhiếp ảnh gia kể trên, cùng với sự phụ đạo của nhiếp ảnh gia Nguyễn mạnh Đạt. Lớp học đã khai giảng vào tối thứ hai, ngày 4/6/01 và sẽ mãn khóa vào hạ tuần tháng 9/2001. Bốn khóa trước đây, nhờ sự tận tâm hướng dẫn của hai Nhiếp ảnh gia Lê Kim Thuận và Lê Trần thị Hoàn, đã có trên 100 học viên tốt nghiệp, có người nay đã làm chủ tiệm ảnh, có nhiều học viên đã gửi ảnh dự thi ảnh nghệ thuật Quốc tế và được công nhận bởi Tổng hội Nhiếp ảnh Hoa kỳ PSA và FIAP như Nguyễn Đạt, Trần (Dat)Long, Lương Quách, Nguyễn Kiên, Lê Huyền Thanh, Thiên Nga Tania Ngô, Thiên Nga Lesli Phạm Xuân Lan, Thiên Nga Chin Huỳnh v.v..Mỗi tối thứ hai, từ 6 giờ đến 9 giờ 30, học viên được hướng dẫn lý thuyết, từ cách cầm máy ảnh, cách vào phim, lấy phim, đến cách chọn chủ đề, sắp xếp bố cục, chọn tốc độ, khẩu độ để thích nghi với ánh sáng, khoảng cách vật mà mình muốn chụp, Hai nhiếp ảnh gia luôn nhấn mạnh với học trò phải nhớ câu" Ánh sáng là linh hồn của ảnh,". Vì thế phải biết phân biệt và nhận định các góc cạnh mà ánh sáng đi qua để bấm máy đúng lúc thì mới có được tác phẩm nghệ thuật.
Trong những buổi học đầu tiên, phần nhiều anh chị em học viên đều bỡ ngỡ, có người chưa từng chụp ảnh, có nhiều người xưa nay vẫn chụp, nhưng cứ đưa máy ảnh lên, nhắm và bấm, miễn khi rửa ra có hình là được. Nay qua sáu tuần học, học viên đã ý thức được việc phải làm thế nào để chụp đúng cách, đúng ánh sáng, chọn chủ đề và sắp xếp bố cục hợp lý, do đó không còn cảnh " chụp đại" như buổi chụp hình người mẫu hôm đầu nữa. Trong phần học lý thuyết, học viên cũng được Thầy cho xem những tấm ảnh đã đoạt giải Quốc tế của các nhiếp ảnh gia trên thế giới, ai cũng phải trầm trồ, thán phục. Vui nhất là những buổi thực tập chụp ảnh. Sau khi đã học về lý thuyết, mỗi sáng Chúa nhật hay Thứ bảy, học viên tập trung tại Best Color, một Studio ảnh nằm ngay góc đường Brookhurst và Westminster, sau đó được hướng dẫn đến địa điểm chụp, thường là tại Golden West Huntington Library, Fullerton Arboretum Park để tập chụp phong cảnh và chân dung các người mẫu như cô Mara Margaret (Hoa kỳ), Sammy Issam (Trung đông), Nadia Germ (Ấn độ) hoặc đi xa như Los Angeles Arboretum Park, Echo Park để chụp hoa sen đang độ nở rộ hoặc lên tận Death Valley để chụp cảnh Đồi cát, một trong những đề tài độc đáo đã tạo nên những tác phẩm xuất sắc của nhiều Nhiếp ảnh gia, trong đó có các Nhiếp ảnh gia Lê kim Thuận, Lê Trần thị Hoàn và Nguyễn Mạnh Đạt.
Sau khi đến địa điểm chụp, Thầy trò ngồi lại với nhau, ôn bài dăm ba phút, Thầy nhắc trò những điểm cần và quan trọng, rồi các máy ảnh được lôi ra, đủ hiệu, đủ kiểu và đủ cỡ dàn hàng ngang như một đạo quân lâm trận. Ai nấy ngắm nghía, thụt tới, thụt lui, điều chỉnh ống kính và..bấm máy. Có hôm mải miết với đề tài trong những lùm cây hay bên bờ suối đầy bóng mát, Thầy trò quên cả giờ giấc, khi ra ngoài mới biết đã quá trưa, nắng gắt, ánh sáng chói chang không còn thích hợp cho việc chụp ảnh nữa, lúc đó mới chịu quay về.
Gửi ý kiến của bạn