Hôm nay,  

Tin Tức Về Cuộc Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo Tại Huế (16-2-2002)

18/02/200200:00:00(Xem: 3623)
Bản tin ngày 16-02-2002
1- Nhân dân ngày càng mạnh mẽ đề kháng bọn cướp bóc đàn áp.
* Trước hết, đó là trường hợp của các đan sĩ Thiên An. Mọi người đã hết sức phấn khởi trước giọng điệu can đảm của đan viện phụ Huỳnh Quang Sanh trong "Đơn khiếu nại khẩn cấp" ngày 26-01-02: "Đã đến lúc chúng tôi phải đứng ra kiên quyết bảo vệ đến cùng: đất đai, tài sản và môi trường tịnh tu của Giáo hội Công giáo thuộc Đan viện chúng tôi. Qua đơn khiếu nại khẩn cấp này, chúng tôi xin khẳng định: nếu đoàn Thanh tra Nhà nước và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chưa giải quyết rạch ròi vấn đề Đan viện chúng tôi khiếu kiện mà ngang nhiên tiếp tục cho xây dựng khu vui chơi giải trí trên đất của chúng tôi thì chúng tôi kiên quyết bảo vệ tài sản của chúng tôi theo đúng pháp luật". Một ưu điểm nữa là đơn đó lần này được gởi cho hết mọi linh mục và dòng tu giáo phận Huế, tạo được dư luận ủng hộ rộng rãi nơi hàng giáo sĩ, tu sĩ đồng thời cũng khiến Phạm Đức Thuận (thiếu tá công an đặc trách đàn áp Công giáo tại Thừa Thiên) phải lồng lộn lên. Y đã và đang giở trò hăm dọa một số linh mục và cộng đoàn tu sĩ song vô ích.
Thế nhưng, hôm đan sĩ sứ giả đem đơn (tố cáo đoàn thanh tra) ra Hà Nội để trao tận tay cho các cơ quan nhà nước, thì văn phòng thủ tướng và văn phòng tổng bí thư đã từ chối tiếp nhận đơn. Đúng là một sự toa rập trắng trợn, vô liêm sỉ. Chưa hết, chính quyền địa phương đang đi rỉ tai, vận động nhân dân xã Thủy Bằng để chuẩn bị dựng lên một vụ đấu tố dòng Thiên An, đấu tố các đan sĩ "cản trở việc xây dựng một công trình phúc lợi công cộng"!"! Nếu đúng như thế thì bọn "cướp ngày" này còn tồi tệ hơn cả những quân cướp bình thường, vì lũ cướp bình thường vẫn có chút liêm sỉ: khi cướp còn biết bịt mặt và cướp xong thì vội vã trốn đi.
Người ta nay thấy vật liệu xây dựng đã được chở lên chất đống quanh hồ Thủy tiên. Một con đường mới cũng đã được mở qua ngã trường quân sự tỉnh (trước đây bọn cướp ngày dùng chính đường của đan viện). Các đan sĩ đã quyết định rồi: sẽ phản đối bất bạo động bằng cách mặc áo dòng, vòng tay đứng chặn trước đầu xe chở vật liệu hay tại hiện trường thi công.
Tuy nhiên, mọi người đều nghĩ rằng muốn cứu đan viện, chỉ có một cách hữu hiệu là chính Đức TGM Nguyễn Như Thể phải ra một văn thư phản kháng, có chữ ký của toàn thể các linh mục tu sĩ giáo phận và càng nhiều càng tốt giáo dân, theo gương tổng giáo phận Hà Nội. Quả thế, đúng như nhận xét của giáo sư Đỗ Mạnh Tri (trong bài "Đòi đất, đòi một đất nước") và linh mục Trần Xuân Tâm, "vốn cả mấy tháng thinh lặng làm ngơ xem thường đơn đề nghị do một vị hồng y, chủ tịch cả một hội đồng giám mục, gửi và lại gửi tới hai lần, chế độ lại lập tức thay đổi thái độ, ra vẻ muốn thương lượng, ngay sau khi việc đề nghị được công bố cho toàn thể giáo dân và tạo ra ý thức tập thể ủng hộ chủ chăn. Điều đó đã chứng minh được rằng chế độ độc tài toàn trị không muốn và thực sự không thèm đối thoại với hàng giáo phẩm của Giáo hội Công giáo với tư cách thành phần lãnh đạo của Giáo hội. Trước sau nó vẫn xem tập thể Công giáo cũng chỉ là một bộ phận trong nhân dân bị nó thống trị như bao bộ phận nhân dân khác. Chỉ khi nào bắt đầu đánh hơi trước có thể sẽ có một phản ứng bất phục nào đó nổi lên trong cái tập thể Công giáo này, thì do hoàn cảnh suy yếu phân hóa hiện nay của nó không thể dùng bạo lực trấn áp, nó mới... nhân nhượng". Dù sao thì cả hàng giám mục VN đều có trách nhiệm đối với Thiên An, vì Thiên An là một trong những trung tâm tinh thần lớn của Giáo hội Công giáo Việt Nam, và vì tất cả các vị đều đã nhận thư kêu cứu của đan viện. Nhiều địa phận còn hưởng ơn ích từ đan viện mà ra, bởi lẽ chính nhà mẹ Thiên An đã khai sinh đan viện Thiên Phước ở Tam Hà Thủ Đức, Thiên Hoà ở Ban Mê Thuột, Thiên Bình ở Tân Mai Bà Rịa.

* Tiếp đến, đó là trường hợp của những giáo dân bình thường. Vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 7-2-02, 3 thiếu nữ từ nhà cha Lợi dắt xe đạp đi ra, xuống An Cựu để về Lương Văn thăm cha Giải. Lập tức có 2 thanh niên cỡi hai chiếc Honda đeo bám. Hai cô chở nhau đi trước, cô kia đơn độc đi sau. Một trong hai thanh niên liền ép cô này vào lề đường, chặn lại. Cô bèn la to: "Cướp! cướp!" Thiên hạ ùa tới. "Tên cướp" này mới rút ra một thẻ công an, công an hình sự. Hắn ép cô vào đồn công an ở gần đó. Cô quyết liệt không vào. Tên này bèn nhờ một đồng bọn mặc sắc phục ra "mời". Thấy cô nhất định không tuân lệnh, hắn bèn dùng bạo lực để xô đẩy cô vào. Tên mặc thường phục bắt đầu tra vấn: "Cô làm chi mà vô nhà ông Lợi"" Cô trả lời: "Tôi với chị Hiệp, em cha Lợi, đều là con một vú đỡ đầu. Chúng tôi đi thăm nhau, thế thôi!" - "Từ nay cô không được đến đó nữa" - "Tại sao không được"" - "Vì ông Lợi làm những chuyện không tốt nên chúng tôi cấm đến nhà ông ta." - "Nếu cấm, ông cho tôi một văn bản có ký tên đóng dấu đàng hoàng". Sau một phút ngậm thinh tảng lờ, tên công an hỏi tiếp: "Cô tên chi"" - "Tôi tên Vương" - "Xã nào"" - "Xã Phú An" - "Thôn nào"" - "Thôn Truyền Nam" (ghi chú : giáo xứ An Truyền) - "Cha mẹ tên gì"" - "Ông hỏi tên tôi được rồi, còn hỏi tên cha mẹ tôi là quá đáng, nghe rõ chưa" - "Ông Lợi làm chi"" - "Đi gặp cha Lợi mà hỏi". Nghe thế, tên côn đồ xổ ra một tràng, nói xấu cha Lợi đủ chuyện. Cô Vương thản nhiên lảng nhìn chỗ khác, ra chiều khinh bỉ. Cuối cùng, sau gần một giờ, hắn phải thả cô về với lời hăm dọa gỡ gạc: "Lần sau thấy cô vào nhà ông Lợi là tôi sẽ có biện pháp" - "Cứ tới đó mà rình!"
Phần hai cô kia chở nhau đi một đoạn đường thì thanh niên thứ hai kêu lại. Hai chị em vẫn tỉnh bơ đạp xe. Hắn liền vụt Honda chạy trước, ép hai cô vào lề, chặn lại. Hai chị em đành phải dừng. Tên này giở giọng hạch xách: "Tại sao kêu mà không dừng"" - "Chúng tôi đi giữa phố, biết ai kêu ai mà dừng. Chú là đàn ông thanh niên mà chặn đàn bà con gái giữa đường nghĩa là làm sao"" - "Cho tôi hỏi chút thôi. Hai chị em mới từ nhà ông Lợi ra phải không"" - "Chú là cái chi mà hỏi tò mò và chặn người lỗ mãng rứa"" Hai chị em thản nhiên đi tiếp. Tên này lập tức đuổi theo rồi qua mặt, chạy trước. Đoán y là công an nhưng vì y không mặc sắc phục, hai chị em lo sợ, biết đâu là một tên côn đồ chuyên cướp giật hãm hiếp, hai cô bèn quay lui. Đang khi quay lui thì một chiếc Honda từ đâu đó tông vào, khiến xe gãy tăm không đi được. May mà không bị tai nạn. Cả hai nhờ một bác xích lô chở tới chỗ sửa xe đạp. Rủi thay, chỗ ấy lại gần đồn công an Vĩnh Lợi. Đang khi hai cô ngồi đợi, thì tên lúc nãy nhận ra sau khi đã loanh quanh tìm họ một hồi. Hắn bèn nhờ một tay công an mặc sắc phục tên Võ Đại Thành ra "mời" vào đồn. Hai chị em không đi. Mặc Thành nạt nộ, hai thiếu nữ vẫn ngồi lì. Thành bèn phải vào nhờ một tay lớn hơn. Hai chị em hỏi: "Chúng tôi đi giữa phố, không vi phạm gì, tại sao ông mời" Nếu mời phải có lý do". Tên này trả lời: "Vào đồn rồi biết". Hai chị em nhất định không vào, mặc những lời hăm dọa. Thế là cả đồn ùa ra (năm tay công an lực lưỡng), xô đẩy hai chị em vào như xô đẩy súc vật. Dù cương quyết trì lại, cuối cùng liễu yếu đào thơ đành bất lực. Võ Đại Thành bèn "mời" hai chị em ngồi xuống. Hai chị em vẫn đứng. Bọn chúng liền ghì trên vai hai thiếu nữ, dộng xuống ghế. Rồi mấy tay mặc sắc phục tản đi hết, chỉ có hai tên mặc thường phục ở lại "làm việc". Chúng bắt đầu hỏi: "Hai cô tên chi, quê quán ở đâu"" Hai chị em không trả lời. Chúng bèn xuống giọng: "Trước khi làm việc, chúng ta phải biết tên nhau". Hai chị em liền hỏi: "Mấy ông tên gì"" - "Tôi tên Nguyễn Phạm Thái... Tôi tên Nguyễn Thái Anh" - "Còn chúng tôi tên Bé" - "Chi Bé"" Cả hai im lặng. "Hai cô đi đâu"" - "Hỏi lạ nhỉ. Đi đâu cũng phải trình báo cho mấy ông à, mấy ông cũng phải biết à"" - "Cả hai làm chi mà vào nhà ông Lợi"" - "Chúng tôi đến thăm cô Hiệp" - "Cô Hiệp là chi của hai cô"" - "Cô Hiệp là chị em tinh thần của chúng tôi" - "Hai cô có biết chỗ ấy là chỗ gì không"" - "Không!" - "Không biết thì chúng tôi nói cho mà biết. Đó là nhà của ông Lợi, một tên phản động, gây rối loạn trong nước, không cho dân ăn yên ở yên, hai cô biết không"" - "Cứ đi theo cha Lợi mà nói. Còn chúng tôi đến thăm cô Hiệp, sao các ông cấm" - "Tại vì các cô có tội quan hệ" - "Tội quan hệ là tội chi"" Hai tên bèn câm miệng. Hai chị em nói: "Con người có quyền thăm nhau. Nếu chính quyền muốn cấm, phải đặt một bảng cấm ở đó cho đàng hoàng, để chúng tôi khỏi vào". Hai tên cũng ngậm họng nốt. Một lúc sau, chúng bắt đầu nói xấu cha Lợi. Hai thiếu nữ chỉ mỉm cười khinh bỉ. "Sao các cô dám cười trước mặt công an"" - "Chúng tôi cười vì khi không mà bị lôi vào đây. Rồi không dọa được chúng tôi, các ông giở bài nói xấu cha Lợi" - "Cha gì mà cha! Ông Lợi đó, chúng tôi không bao giờ kêu bằng cha cả, vì chúng tôi đâu có cho ông chịu chức" - "Các ông quyền gì mà cho với không cho chịu chức. Ngài đã chịu chức không xin phép để cho các ông thấy điều đó". Tẽn tò quá, bọn chúng liền trở lại hỏi tên họ hai chị em. Lần này cả hai trả lời: "Hồ thị Bé và Đặng thị Bé". Nghi ngờ là tên giả (mà đúng là tên giả), Thái và Anh bèn đòi xem chứng minh nhân dân. Hai cô nhất định không đưa. Cuối cùng chúng dọa: "Hai cô phải khai tên thật mới được về, không thì ở lại tới trưa mai". Hai chị em vẫn cười khinh bỉ. Tên Thái Anh bèn điện thoại gọi một tay công an khác cao cấp hơn, tên Lê Hoài Nam. Lê Hoài Nam hỏi Nguyễn Thái Anh chuyện gì, Thái Anh trơ trẽn bịa đặt: "Hai cô này ở lại đêm không có giấy tạm trú tạm vắng". Lê Hoài Nam quay sang hai thiếu nữ: "Tại sao ở lại đêm mà không xin phép" !"! - "Chúng tôi từ nhà lên phố sáng hôm thứ hai chứ có ở lại đêm đâu. Nhân viên của ông nói láo! Mà thời này còn phải xin giấy phép kiểu đó nữa à"" Hoài Nam bèn bỏ đi. Quá mất mặt, Nguyễn Thái Anh bèn hăm dọa gỡ gạc: "Lần sau mà hai cô còn vào đó là tôi sẽ làm việc cách khác. Có nhớ không"" Hai chị em chẳng thèm trả lời. Để trả thù, tên này còn giam hai thiếu nữ tới một giờ chiều mới thả cho về. Vị chi là 3 tiếng đồng hồ tất cả. Ra khỏi đồn, cả hai bụng đói meo, nhưng vẫn vui vẻ tự hào vì thấy mình đã đương đầu được với bọn đàn áp. Cả hai đạp xe về Lương Văn thăm cha Giải, tường thuật lại mọi chuyện. Cha Giải hết sức phẫn nộ, hứa sẽ nói với cấp trên của bọn này. Ngài còn nhận định: "Không thể biến gia đình thành một nhà tù, mọi người trong gia đình thành tù nhân, và ai liên hệ với những người trong gia đình ấy đều thành tội phạm, đáng bị hành hạ. Cha Lợi là cha Lợi. Chẳng lẽ cả gia đình ngài đều bị quản thúc hay sao" Thật chưa từng thấy!".


Hai thiếu nữ trở về An Truyền (vì đây là những giáo dân của xứ đạo anh dũng này), ê ẩm cả mấy hôm. Thế nhưng sau đó, cả ba vẫn tỉnh bơ đến thăm cha Lợi và kể lại mọi chuyện.
* Nhân tiện xin nói về cô em của cha Lợi tên Phan Thị Hiệp, 40 tuổi, độc thân. Một hôm cô đạp xe ra chợ Phước Vĩnh mua hàng, liền có hai thanh niên cỡi hai chiếc Honda đuổi theo rồi kèm cặp hai bên, một cách hết sức trâng tráo. Biết đó là công an, một đứa tên Trúc, một đứa tên Tiến (cả hai khoảng 20-25 tuổi), cô vẫn thản nhiên đạp tới chợ. Tới nơi, cô dừng xe lại thì hai tên này cũng xuống Honda và chăm chăm nhìn cô theo dõi. Cô bèn nói lớn cho mọi người cùng nghe: "Hai thằng bây có cút đi chỗ khác không" Tụi bay là thanh niên, theo sát tao là phụ nữ, chỉ để làm hai chuyện: một là hiếp dâm, hai là cướp giật. Mà tao không phải bằng tuổi tụi bây để tụi bây bám theo". Tên Trúc luống cuống trả lời: "Chúng tôi cướp giật của chị cái chi"" - "Tụi bây cướp tự do của tao chứ còn cướp gì nữa. Lần sau còn bám theo tao thì liệu hồn đó!" Bà con trong chợ đều nhìn chằm chặp vào hai tên côn đồ. Xấu hổ quá, chúng bèn lên xe lỉnh mất. Từ đó về sau, bọn này chẳng còn theo dõi cô Hiệp cách trâng tráo lộ liễu nữa.
* 10 giờ sáng ngày 30 Tết, cha Lợi định tới mấy nhà hàng xóm xung quanh để thăm. Mới đi được 10 mét thì một thanh niên mặc thường phục từ trong một ngôi nhà nhảy ra chặn lại. Cha Lợi hỏi: "Anh là ai"" - "Công an!" - "Cho tôi xem giấy hành sự". Tên này rút ra một cái thẻ nhưng chỉ chìa mặt sau thẻ (nền đỏ chữ vàng). Cha Lợi định cầm lấy để xem nhưng y giật lui. "Anh có đàng hoàng đưa giấy cho tôi xem không"". Y vẫn không đưa và bắt đầu xô cha Lợi lui. Cha hỏi: "Anh chặn đường tôi, có lệnh cấp trên hay lệnh của tòa án không"" Y trả lời cộc lốc: "Ông không được đi mô hết!". Và dùng hết sức bình sinh, tên trẻ tuổi khoảng 25 tuổi này tới tấp xô nhào cha Lợi, hết sức vũ phu. Cha liền cho y một bạt tai. Lập tức một tên thanh niên thứ hai xuất hiện, nói: "Ông động đến người thi hành công vụ phải không" Cha trả lời: "Chúng bây là một lũ côn đồ, chận đường cướp của chứ thi hành công vụ, đại diện luật pháp cái nỗi gì. Tại sao thi hành công vụ lại không mặc sắc phục, không chịu cho xem giấy hành sự, không có lệnh của tòa án. Nếu chúng bây đúng là công an thì về kêu thủ trưởng tới đây, cho một lệnh cấm bằng văn bản đường hoàng. Còn dùng bạo lực chận người ta thì đúng là cướp đường chứ không phải là đại diện pháp luật".
Cùng lúc đó, thân phụ của cha Lợi, một cụ già 80 tuổi, ốm nhom (chỉ nặng 35 ký), can đảm xông vào, gạt hai tên côn đồ tự xưng là công an ra, để cha có thể vào thăm ngôi nhà ở ngay sau lưng bọn chúng. Một tên liền xô ông cụ ngã nhào xuống đất. Thấy không thể cầm mình được, cha Lợi liền tát cho tên đó một bạt tai thứ hai. "Chúng bây đều là lũ vô giáo dục. Hành hung ta chưa đủ, chúng bây còn hành hung cả thân nhân bạn bè của gia đình ta nữa sao" Có đường hoàng thì cắm trước nhà người ta một bảng "Cấm vào". Chúng bây lấy quyền gì để rình những ai đến thăm gia đình ta ra, chặn họ giữa đường, dùng bạo lực lùa vào đồn công an, hạch hỏi, hành hạ, giam đói họ" Ai cho phép chúng bây làm như vậy" Kêu thủ trưởng chúng bây tới đây!" Đến đây thì bà con lối xóm ùa ra, can ngăn cả hai bên. Hai tên công an côn đồ liền điện thoại gọi đồng nghiệp. Chừng nửa giờ sau, tay công an phó đồn Phước Vĩnh tên Nam, tay công an khu vực tên Phước và một tay khác tên Ngưu -cả ba mặc sắc phục- vào nhà cha Lợi để lập biên bản. Cha Lợi nói ngay: "Các anh có lập một trăm tờ biên bản, tôi cũng chẳng bao giờ ký. Vì sao" Tôi không hề có lỗi. Xin hỏi các anh, hôm nay và ngày mai là những giờ phút linh thiêng, tôi đến thăm tết hàng xóm, tại sao công an chặn lại" Các anh không đi thăm thân nhân bạn bè trong những ngày tết sao" Các anh quên truyền thống dân tộc, tình nghĩa đồng bào rồi à" Tôi bạt tai hai tên đó là để tự vệ và bênh vực cha già của tôi. Lại nữa, chính công an các anh là những người vi phạm pháp luật trước. Hiến pháp nào cho phép các anh giam giữ người ta mà không có xét xử của toà án, phán quyết của toà án" Tôi bị các anh quản thúc tại gia cả một năm rồi. Đã bao lần tôi nói với các anh, với cấp trên các anh: có đường hoàng thì cho tôi một văn bản. Đừng theo kiểu bọn cướp đường mà dùng bạo lực chặn đường tôi và thân nhân tôi. Trên thế giới này, chỉ có Cộng sản Việt Nam là dùng cái biện pháp vi hiến, man rợ, vô lý vô luật này thôi. Tôi sẽ không ký một biên bản nào hết. Các anh có muốn bắt tôi thì bắt. Hai cổ tay đây, còng đi!..."
Viết biên bản xong, tay phó đồn đọc lại, trong đó y chỉ nói "ông Lợi xô xát với hai thanh niên"!"! Dĩ nhiên trong gia đình cha, chẳng ai đặt bút ký vào. Tên côn đồ đã bị cha Lợi dạy cho bài học chính là Nguyễn Thái Anh.
Chiều mồng một tết, cha Giải đã đến thăm cha Lợi tại nhà sau khi đã ghé thăm giáo dân An Truyền suốt buổi sáng. Họ đã hết sức cảm động vì tấm lòng của cha hạt trưởng đồng thời là bạn tranh đấu của cha xứ của họ. Sau khi nghe cha Lợi kể lại sự cố ngày hôm trước, cha Giải nhận định: "Phải ít nhất một lần làm thế để chính quyền và công an bỏ thói dùng luật rừng với nhân dân. Cũng nên thông báo cho thế giới chuyện này để thiên hạ thấy sự vi phạm hiến pháp và đàn áp tôn giáo của cộng sản".

Phóng viên tường trình từ Huế

2- Lời tâm sự và chúc xuân Nhâm Ngọ của một nhà tranh đấu quốc nội

(bài này đã được phát thanh trên một số đài hải ngoại)

Kính thưa toàn thể đồng bào,

Tết cổ truyền của dân tộc đang về trong mùa Xuân của trời đất. Dù chúng ta ở đâu trên thế giới, cái Tết, mùa Xuân vẫn có một ý nghĩa sâu sắc đối với dân Việt. Hôm nay, tôi, linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, từ Huế, xin được có vài lời tâm sự với đồng bào về ý nghĩa của mùa Xuân trên đất nước.

• Trước hết, nói đến mùa Xuân là nói đến hạnh phúc. Nhưng xin thưa ngay rằng kể từ ngày chủ nghĩa và chế độ cộng sản nhuộm đỏ mảnh đất Việt Nam, thì dân tộc không còn có hạnh phúc đích thực và trọn vẹn nữa. Đặc biệt có ba mùa Xuân ghi đậm dấu ấn tang thương mà tôi xin gọi là mùa xuân mất mạng, mùa xuân mất nước và mùa xuân mất đất.
1- Mùa Xuân mất mạng, đó là xuân 1968. Một mùa xuân kinh hoàng với cuộc tổng tấn công Mậu Thân đã khiến cho vô số đồng bào chúng ta đau đớn tức tưởi lìa trần chính trong ngày tết thiêng liêng đầm ấm của dân tộc, đặc biệt là 5000 cư dân ở Huế bị chôn sống cách man rợ, mà đại đa số trong đó là thường dân, công chức, sinh viên, học sinh, nhà tu hành. Mỗi lần Tết đến, người ta vẫn thấy nhiều gia đình tại Huế đầu vấn khăng tang, đưa nhau lên núi Ba tầng, phía Nam thành phố, nơi có một ngôi mộ quy tập hơn 300 xác nạn nhân đã bị giết tại khe Đá Mài, để khóc than cho những thân nhân vô tội nhận lãnh phát súng kết liễu cuộc đời mà vẫn ngỡ là tiếng pháo mùa xuân.

2 - Mùa Xuân mất nước, đó là xuân 1975. Một mùa xuân đau thương, lúc toàn thể hai miền Bắc Nam bị bao trùm bởi một chủ nghĩa và một chế độ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại và dân tộc. Nhiều gia đình đã từ đó tan tác chia lìa, nhiều người Việt đã từ đó phải rứt ruột rời xa quê hương, bỏ lại đất tổ với bao truyền thống, bao kỷ niệm, bao liên hệ, để phơi thây trên rừng, dưới biển hay nương náu nơi đất lạ xứ người. Rồi mỗi mùa xuân, mỗi cái tết, lại vọng về cố quốc để khơi gợi kỷ niệm trong nỗi sầu nhớ quê hương, để xót thương cho thân nhân, đồng bào, dân tộc đang bị đày đọa dưới ách thống trị bạo tàn của chính những anh em cùng chui ra từ bọc trứng trăm con của Âu Cơ Mẫu Tổ, đang bị mất hết mọi nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.
3 - Mùa Xuân mất đất, đó là mùa xuân năm nay. Một mùa xuân ô nhục, vì một phần đất và biển từng in dấu bước chân những tổ tiên dựng nước, từng thấm máu những anh hùng giữ nước, nay đã bị tập đoàn lãnh đạo CSVN dâng cho quan thầy Trung quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Càng nức lòng khi nhớ lại mùa xuân 1788, vua Quang Trung đại thắng quân Thanh, chúng ta càng cảm thấy phẫn uất nhục nhã đau xót trong mùa xuân năm nay, bởi lẽ một phần đất biển thiêng liêng tổ tiên tạo lập, đã bị một nhúm tặc tử đem dâng cho nước ngoài, không phải vì đất nước chúng ta thua một cuộc chiến, nhưng vì những kẻ cầm quyền muốn xin thế lực ngoại nhân bảo vệ cho cái ghế của họ. Những rừng đào vùng biên giới phía Bắc năm nay sẽ trổ hoa cho ai"

• Tiếp đến, nói tới mùa xuân là nói tới những giá trị nhân bản cao đẹp, mà các tiên nhân bao đời và các tôn giáo truyền thống đã dày công xây dựng và dạy dỗ cho con cháu, những giá trị được tóm gọn thành năm chữ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhưng từ ngày có học thuyết và chế độ cộng sản trên đất nước, thì chúng ta chủ yếu thấy những gì " Thấy sự lãnh đạm giữa người với người, sự đàn áp những ai yếu thế bất chấp pháp luật, sự vắng bóng của lòng nhân ái thậm chí nơi gia đình, học đường, bệnh viện. Thấy sự thất tín tràn lan trong các quan hệ, các lãnh vực của đời sống, sự dối trá trên các phương tiện truyền thông và trong các công trình công cộng. Thấy tiền bạc lấn lướt nhân nghĩa, đi trước tiêu chuẩn đạo đức và tài năng, dân nghèo bị bóc lột ức hiếp, kẻ quyền thế đua nhau tham nhũng, hàng lãnh đạo làm giàu trên xương máu nhân dân. Thấy sự lụn bại về dân trí, sự sa sút về giáo dục, sự thiếu vắng một nền kinh tế tri thức. Thấy ách toàn trị độc tài, sự trấn áp những đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền dân chủ, thấy một nhúm người đè đầu cưỡi cổ cả đại khối dân tộc.

• Cuối cùng, nói đến mùa xuân cũng là nói đến hy vọng. Dù có bao bóng tối, tội ác, thảm cảnh nói trên, chúng ta vẫn tin rằng nhờ phúc ấm tổ tiên, nội lực dân tộc, sự phù trợ của các tiền nhân, gương sáng của các bậc anh hùng, nhất là nhờ sức mạnh tinh thần của các tôn giáo, vốn là hồn sống dân tộc, nhờ sự đoàn kết của mọi người dân Việt, vốn là truyền thống đất nước, thế nào sự dối trá cũng sẽ bị vạch trần, sự tàn bạo cũng sẽ chấm dứt, ách độc tài cũng sẽ bị đập tan, vì dân tộc chúng ta hết sức dị ứng với những thứ đó, mà chỉ coi sự thật và tình thương, nhân ái và tín nghĩa mới thích hợp với mình. Tôi tin rằng dân tộc chúng ta sẽ sớm có một tương lai huy hoàng, hạnh phúc, tốt đẹp và ngày ấy chẳng còn xa.

Tôi nguyện xin Thiên Chúa là Chủ tể càn khôn, Nguồn xuân vĩnh cửu ban xuống mùa xuân đích thực và trọn vẹn cho đất nước và cho mỗi con dân đất Việt chúng ta. Xin kính chào toàn thể đồng bào.

Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.