Hôm nay,  

Biểu Tượng Của Một Lá Cờ Với Cuộc Chiến Dân Chủ Vn

10/08/200500:00:00(Xem: 5555)
-LGT: Bài viết có nhan đề “Vấn Đề Biểu Tượng Của Một Lá Cờ Qua Cuộc Đối Thoại Với Nhóm Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên” của Dr. Bửu Sao nêu lên vấn đề cờ vàng trong bối cảnh cuộc chiến vì tự do dân chủ cho quê nhà. Tựa đề đặt gọn lại bởi tòa soạn. Toàn văn như sau.

Sau bao năm tranh đấu, cao trào giành quyền tối thượng cho lá cờ quốc gia Việt Nam tại xứ Mỹ nay đã đạt được một thành quả khả trọng : trên 3 quận, 10 Tiểu Bang, ngót 75 thành phố đã chính thức công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng độc nhất đối với người Việt tại những nơi mình cư trú trên đất Mỹ. Hầu hết mọi người xem đấy là một chiến thắng vẻ vang. Song cũng có một vài thành phần không chấp nhận sự kiện nàỵ Chuyện đồng tâm dị kiến ở đây một phần lớn là do hệ quả của những diễn biến quan trọng trong tâm thức con người, trước kia vốn là tỵ nạn cộng sản, nay là những công dân Mỹ, Pháp, Anh, Đức. Hình như một số không ít những người này bây giờ nhìn lại quê hương mình với cặp mắt người nước ngoài. Do đó, vấn đề biểu tượng của lá cờ Quốc Gia Việt Nam tại hải ngoại cần được đặt lại một cách chính xác và rành rẽ. Bài viết này không ngoài mục đích nhắc lại những lý do chính đáng khiến mọi người phải chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng của một chính nghĩa mà 30 năm trước đây hàng triệu người đã hy sinh mạng sống mình để bảo vệ..
Nhằm đạt tới mục đích này, mỗi người trong chúng ta nên tự hỏi: trong khoảng 20 năm trước đây, từ 1975 đến 1995, tôi đã xuất ngoại vì sao bằng cách nào để làm gì" Cho những năm ấy, mỗi một người, mỗi một gia đình, mỗi một tổ chức hội đoàn người Việt hải ngoại đều chỉ có một lời giải đáp: chúng ta xuất ngoại vì không thể sống dưới chế độ cộng sản, chúng ta xuất ngoại bằng cách liều mình vượt biên, chúng ta xuất ngoại hòng tìm một lối sống thích hợp với bản tính con người trong một xã hội công dân thật sự với đầy đủ tự do, dân chủ. Qua 30 năm hội nhập, hầu hết đã được an phận với những điều mình mong ước. Thế rồi thời gian trôi qua, những giây phút kinh hoàng thập tử nhất sinh trong thảm cảnh vượt biên trước đây từ từ lùi vào dĩ vãng. Tại các nơi hội tụ hàn huyên, câu hỏi đầu môi là: - anh đã thi vào quốc tịch chưa - hôm nào anh chị về Sài Gòn" - anh chị đã tậu được đất mua nhà bên ấy chưa - Nay số đông đã nhập quốc tịch Mỹ, hãnh diện về làng trương passport ra khoe rằng ta đây là dân Mỹ, bây giờ ta có thể chơi một ván bài trên hai bàn cờ! Sung sướng thay! - Mà thật! Khởi bước từ một chế độ tù đày, hành khất, lạc hậu, người Việt tỵ nạn nay là công dân Mỹ, Pháp, Đức.. mỗi cá nhân là chủ nhân ông của chính mình, lại còn nắm được trong tay tiền tài thế lực để có thừa khả năng hợp lực đạp đổ cái chế độ Mafia hiện nay, đưa quê hương mình ít nữa vào vị thế Lý Trần của cha ông thời trước. Nhưng khả năng và tiền tài lại được đem dùng vào việc gì" Trên ba tỷ Mỹ kim mỗi năm gởi về để giúp chế độ ấy tồn tại, để góp vốn với phường quyền thế làm ăn, chia chác. Cũng nên nói đến trường hợp những người đang nắm trong tay tiền của, danh vọng, bổng chốc nhận thấy mình đánh mất hẵn niềm tin, lẽ sống, để rồi từ từ rơi vào vực thẳm của hội chứng nhị hóa ngã vị (dédoublement de personnalité), một căn bệnh trầm kha có mòi đưa đến cửa tử nếu không gặp cơ may giải quyết thoả đáng. Vào năm 1997 tôi có dịp cùng Tập san Thế Kỷ 21 tham gia phổ biến một tờ vấn lục do viện Đại Học UMAS Boston biên soạn dưới đề tài: “Vấn đề phiền não trong tâm tư người Việt tỵ nạn”. Các câu hỏi trong tờ vấn lục này tựu trung giúp người Việt tỵ nạn tự vấn nhằm tìm được lời giải đáp cho cơ sự, nhằm tái lập thế quân bình nội tại, tìm lại được một mục đích cho cuộc sống. Mất hết lẽ sống mà không bám víu vào đâu được có thể đưa đến chỗ tự sát. Cũng vậy, một cộng đồng mà không còn chính nghĩa thì chầy kíp sẽ đi đến chỗ bế tắt, giải thể. Bài này sẽ không đề cập đến những trường hợp cá nhân mà chỉ nêu lên vấn đề niềm tin về chính nghĩa của cộng đồng người Việt hải ngoại mà thôị.Trước kia, hầu hết các tổ chức cộng đoàn người Việt hải ngoại đều nhất loạt hô hào một chính nghĩa, đấy là chính nghĩa quốc gia. Nhưng dần dà vì càng có nhiều hội đoàn, nhiều tổ chức, lại càng có nhiều loại chủ trương, cương lĩnh khác nhau, khiến không mấy người còn đủ tư cách đứng lên quy tụ một khối cộng đồng thuần nhất nhằm tạo được sự đồng thuận về một chính nghĩa, một đường lối vận động chính trị ăn khớp. Vấn đề mấu chốt đang gây chia rẽ là vấn đề ranh giới Quốc - Cộng. Ai là người quốc gia Ai là người cộng sản" Việc xoá bỏ ranh giới quốc cộng đương nhiên là đạt điểm của mọi cuộc đấu tranh chính tri.. Song trước tiên còn phải đạt đến sự đồng thuận về một nhận định cốt lõi. Thử hỏi, về phía người Việt nước ngoài, ai còn tự xưng mình là người tỵ nạn cộng sản nữa không" Về phía người Việt trong nước, còn có ai tin vào chủ thuyết cộng sản nữa không" Thêm chế độ cộng sản Việt Nam nay đã hóa thân là một đám côn đồ Mafia đang ăn chịu với giới tư bản quốc tế để tiếp tục bòn rút nguồn tài nguyên của xứ sở. Vậy đâu là nhận định cốt lõi để mọi người Việt từ trong đến ngoài nước chấp nhận một biểu tượng duy nhất" Vào một chuyến sang Paris trước đây, chúng tôi, Bửu Sao và Ngọc Lan (BS, NL) có dịp tiếp xúc với nhóm Thông Luận (NGK), cũng còn gọi là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, tại trụ sở của họ để trao đổi về vấn đề lá cờ Quốc Gia . Sau đây tôi xin tóm lược:
NGK - Xin anh Bửu Sao cho chúng tôi biết dự tính hoạt động của anh trước mọi diễn biến của thời cuộc liên hệ đến Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
BS - Từ trước tới nay tôi vốn đứng ngoài mọi tổ chức chính trị, chỉ dùng ngòi bút nhận định các vấn đề mấu chốt về thời cuộc Việt Nam nhằm đóng góp một vài ý kiến cùng các Hội Đoàn người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản, không ngoài mục đích giải thể chế độ, quang phục quê hương.
NGK - Vậy theo anh, đâu là vấn đề mấu chốt thời cuộc Việt Nam"
BS - Vấn đề mấu chốt xưa nay vốn là vấn đề ranh giới Quốc - Cộng. Ai là người quốc gia Ai là người Cộng Sản" Rồi bây giờ lại đặt vấn đề làm thế nào xóa bỏ được ranh giới quốc - cộng để mọi người Việt từ trong đến ngoài nước có thể cùng nhau xây dựng một xã hội dân chủ đúng theo định nghĩa của nó. Cố nhiên, việc xóa bỏ ranh giới quốc - cộng phải được đặt trên sự đồng thuận về một số nhận định căn bản. Nhân đây xin quý anh cho biết những nhận định căn bản theo chủ thuyết của Nhóm Tập Hợp là những gì"
NGK - Theo chúng tôi, thời đại các chủ nghĩa và ý thức hệ đã chấm dứt. Nay sự đồng thuận căn bản là tranh đấu cho một thể chế chính trị là dân chủ đa nguyên, trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bằng những phương thức bất bạo động, trong một Quốc gia được định nghĩa là một không gian liên đới và một dự án tương lai chung.
BS - Thể chế dân chủ đa nguyên vốn là chủ đích của mọi cuộc vận động chính tri.. Song nhìn vào thực tế Việt Nam hiện nay tôi nhận thấy thời đại chủ nghĩa và ý thức hệ chưa thật sự chấm dứt, bằng chứng là chế độ cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại, ít nữa là trên danh xưng, với tất cả mọi phương tiện cực kỳ man rợ của chúng, rốt cuộc một dự án tương lai chung cho Quốc Gia Việt Nam còn xa vời lắm.
NGK - Trước tiên nên định nghĩa lại ý niệm quốc gia. Nhiều người chỉ biết đến ý niệm quốc gia như là một thực thể chung cho mọi người dân. Thật ra, dân chủ là yếu tố của nền tảng quốc gia và dân tộc, người Việt Nam nói chung chưa bao giờ xây dựng được một quốc gia đúng nghĩa và chưa xây dựng xong thì ý niệm quốc gia đã bị xét lại và vượt qua trên khắp thế giới.
BS - Quả thật, sau 80 năm đô hộ Pháp và tiếp theo 60 năm đô hộ bản địa của đảng cộng sản Việt Nam, ý thức chính trị của người dân Việt Nam trung bình vẫn còn thuộc về thời đại trước cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789). Nay mọi quốc gia tân tiến đã phải chuyển nhượng một phần lớn quyền hạn cơ bản của mình vào khoảng không gian liên đới chính tri.-kinh tế toàn cầu; thế mà họ vẫn còn biết dựa được vào thế thượng phong của tự do tư bản để tiêu diệt những tồn tại của chủ nghĩa Mác-Lệ Người trí thức Việt Nam hải ngoại đang nắm được trong tay mình thế thượng phong này để có thể tự hào là người quốc gia trong một ý niệm mới. Nhưng họ đã làm được gì cho quê hương" Chưa làm được gì hết! Trong khi đó một số người Việt hải ngoại chuyển về Việt Nam hàng tỷ bạc mỗi năm để nuôi dưỡng một chế độ mà trước đây họ bỏ trốn! Nói đến thế hệ thứ ba con em chúng ta ở hải ngoại, thế hệ này không dính một mãy may nào vào những kỷ niệm đau buồn thuộc dĩ vãng. Do đó, chúng có khuynh hướng cởi mở hơn. Tôi cho sự hỗ trợ thân nhân trong nước là mức khoan nhượng tối đa vì lòng nhân đạo mà người Việt hải ngoại còn có thể chấp nhận.
NGK - Song thưa anh chị, những kỷ niệm đau buồn ấy không thể xóa bỏ được. Quá khứ vẫn còn hiện diện mạnh lắm. Thí dụ như vấn đề lá cờ, ở cả hai phía vẫn còn những người khư khư đòi lá cờ phe mình phải được coi là quốc kỳ không thể thay đổi. Chúng tôi không chọn một lá cờ nào làm biểu tượng cho cuộc vận động dân chủ cả, và vẫn thường bị chỉ trích. Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc mọi người từ trong đến ngoài nước, dù thuộc phe nào trước đây, nên quên quá khứ đi để hoàn toàn hướng về tương lai.
NL - Thế các anh bảo hạ lá cờ Quốc Gia Việt Nam xuống sao" Như vậy các anh định thay thế bằng lá cờ nào"
NGK - Thưa chị, lá cờ Quốc Gia cũng như lá cờ cộng sản được thành hình trong một dĩ vãng đau buồn, tủi nhục, chia rẽ, tương tàn. Cả hai thuộc về một quá khứ nên quên đi!
NL - Tôi xin đặt lại câu hỏi: nếu hạ lá cờ Quốc Gia Việt Nam xuống thì sẽ thay thế bằng lá cờ nào đây"
BS - Hay nói một cách khác, các buổi họp chính trị do quý anh tổ chức được thực hiện dưới biểu tượng nào"
NGK - Thưa anh chị, chúng tôi không treo cờ trong các buổi họp. Trong lĩnh vực chính trị, vấn đề lá cờ không phải là một vấn đề then chốt. Các cộng đồng người Việt tại các Tiểu Bang Hoa Kỳ đang tranh đấu để cờ quốc gia được công nhận là biểu tượng của cộng đồng. Đó là quyền của họ, nếu chúng tôi được mời tham dự các buổi họp do họ tổ chức thì chúng tôi cũng sẽ chào cờ, đó là để tôn trọng lập trường của ho. Nhưng thành thực mà nói, chúng tôi lo ngại hậu quả chia rẽ người Việt hải ngoại. Thử tưởng tượng trường hợp người Việt tại Mỹ lấy cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng, trong khi người Việt tại Nga lại lấy cờ đỏ sao vàng làm biểu tượng thì sẽ như thế nào". Cuộc vận động dân chủ sẽ khó khăn hơn vì khó đoàn kết được mọi người trong khi chúng tôi có hy vọng đoàn kết tất cả, vì, theo chúng tôi, mọi người Việt Nam đều muốn chấm dứt chế độ độc tài này và thay thế nó bằng một chế độ dân chủ đa nguyên. Thật đáng tiếc nếu chỉ vì vấn đề lá cờ mà chúng ta không đoàn kết được.


BS - Thưa anh, lá cờ không phải là một tấm vải để trang hoàng các trẩy hội. Nó nói lên một ý niệm chính trị, một biểu tượng của chính nghĩa làm rường cột cho một sự đồng thuận căn bản. Vậy các buổi họp do Tập Hợp của các anh tổ chức được đặt dưới biểu tượng nào" Các anh có bắt đầu các buổi họp chính trị bằng nghi thức thượng kỳ không"
NGK - Các buổi họp chính trị của chúng tôi không bắt đầu bằng lễ chào cờ. Chúng tôi chủ trương hòa giải dân tộc, mà lá cờ là một trở ngại lớn trong việc nàỵ Chúng tôi có cả những người đến từ hàng ngũ cộng sản. Chẳng lẽ chúng tôi buộc họ phải chào cờ quốc gia sao"
BS - Đấy quả là một cục xương khó gặm, un os; hơn thế, chúng tôi xem đó là một xúc phạm đối với mọi tổ chức chính trị quốc gia tại hải ngoại. Các anh đang đặt ý thức chính trị của mình ra ngoài mọi ý niệm lịch sử, đấy là một sơ hở lớn. Lịch sử Việt Nam vào các năm 45-46 đã cung ứng những bài học bằng xương máu vì sự lầm lỡ này để rốt cuộc bị một nhóm côn đồ chính trị cướp công rồi ngự trị trên đầu trên cổ cả một dân tộc mãi cho đến bây giờ. Nói đến trường hợp một quốc gia bình thường như nước Pháp thì tôi hoàn toàn đồng ý với các anh: đã gọi là dân chủ tức là đa nguyên, nghĩa là phải chấp nhận mọi khuynh hướng chính tri. Sở dĩ các quốc gia Tây Phương có thể chấp nhận sự hiện diện của đảng cộng sản trong hàng ngũ của họ một cách an toàn là vì các đảng cộng sản Âu châu đã công khai phế chỉ chủ trương đấu tranh giai cấp, vô sản chuyên chính công an tri.. Song tại Việt Nam, đảng cộng sản là tất cả, rồi nay lại hiện thân là một khối tư bản đỏ với tất cả guồng máy chuyên chính, công an trị, áp bức, vô cùng tệ hại của chế độ Mác-Lênin nay đã bị quẳng vào sọt rác lịch sử. Chấp nhận hòa hợp hòa giải với chúng tức là rơi vào vết xe cũ của các năm 45-46. Liệu các anh dám chấp nhận sự hiện diện của một nhóm người đang nắm trong tay trọn quyền công an chế trong tập hợp dân chủ đa nguyên sao"
NGK - Làm gì có đảng cộng sản trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên! Họ là một đảng, chúng tôi là một tổ chức chính trị khác. Mỗi bên là một tổ chức có đội ngũ riêng, theo đuổi những đường lối không những khác nhau mà còn đối nghịch nhau. Chúng tôi chỉ có những thành viên gia nhập với tư cách cá nhân và khi gia nhập đã khẳng định chấp nhận lý tưởng dân chủ đa nguyên mà Tập Hợp theo đuổi. Chúng tôi dám tự hào là một tổ chức tại hải ngoại đã thiết lập được những mối liên hệ mật thiết với nhiều anh em dân chủ trong nước, kể cả một số anh em do hoàn cảnh còn ở trong chính quyền, đôi khi với chức vụ cao, nhằm thực hiện một cuộc chuyển hóa hòa bình về dân chủ.
NL - Bên Cali có người cho tôi biết một cặp vợ chồng là nhân vật chủ chốt thuộc nhóm các anh về Việt Nam đã được cơ quan công quyền nồng hậu tiếp đón. Chuyện này có đúng không"
NGK - Chúng tôi mong anh chị không tin vào những lời đồn đãi như thế. Ngược lại, cuộc sống của nhiều anh em chúng tôi trong nước hiện rất khó khăn. Tập Hợp bị chính quyền coi như là đối tượng để đánh phá.
BS - Những người cựu cộng sản trong Tập Hợp Dân Chủ, như trường hợp ông Bùi Tín, vốn là những người bị thất sủng, có người nay đang bị bắt bớ, tù tội, đấy là cơ sở móc nối của các anh. Với các bài học lịch sử, tôi tin chắc rằng những người này vẫn còn giữ cốt cách và mưu lược của người cộng sản, có người vẫn còn tôn thờ Hồ Chí Minh. Liệu những người này khi chế độ độc tài đảng trị này tiêu vong, được các anh mời tham chính, họ lại sẽ quay lại dùng những thủ đoạn man trá, xảo quyệt của họ Hồ vào các năm 45, 46, dùng lại lớp công an chìm nổi để tác oai tác quái như hiện đang xảy ra bên nước Nga thì sao. Theo chỗ tôi biết, nhiều nhân vật trong chính quyền Mafia Việt Nam đang gởi con em ra nước ngoài, chuyển ngân, lập cơ sở kinh tài tại các quốc gia tự do không ngoài mục đích tạo thế thượng phong cho cá nhân và bè lũ khi lá cờ chính trị đến taỵ
NGK - Việc cán bộ gởi con em ra nước ngoài thiết lập hậu cần của cuộc tranh đấu chính trị trong tương lai không thể xảy ra được. Cùng lắm họ chạy tiền ra nước ngoài phòng hờ một thay đổi chính trị mà thôi, bởi vì họ không tin chế độ này có thể tồn tại lâu dài.
BS - Thế các anh tưởng cán bộ cao cấp gởi con em ra nước ngoài chỉ để cặm cụi ăn học mà thôi sao". Hạ tầng cơ sở kiều vận của chúng các anh để đâu" Trong các đại học Mỹ chúng đầy nhan nhản cả ra, bao nhiêu chuyện xung khắc về lá cờ quốc gia tại các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ cũng từ đấy mà xảy ra cả! Cuộc vận động chính trị của xã hội đỏ Việt nam đã khơi mào tại Mỹ từ lâu rồi, thưa các anh. Nhưng cũng may là dù sao chúng đã được dịp nhận chân thế nào là tự do, là dân chủ. Nhân đây tôi xin hỏi: những điều kiện nào phải có để thiết lập dân chủ, tự do tại Việt Nam" xin các anh cho biết"
NGK - Đó là tự do ngôn luận, tự do thành lập và gia nhập các chính đảng, tự do ứng cử và bầu cử.
BS - Thời gian chuyển tiếp là bao lâu và trong thời gian này Quốc Gia Việt Nam sẽ được biểu tượng dưới lá cờ mầu sắc như thế nào"
NGK - Thời gian chuyển tiếp có thể là một năm, điều nhức nhối cho một số đông là lá cờ đỏ sao vàng sẽ có thể vẫn còn được xem là quốc kỳ trong thời gian nàỵ
BS - Đấy, các anh xem, giới cầm quyền Hà Nội sẽ không bao giờ chịu nhượng bộ về lá cờ, ngoại trừ xảy ra một biến cố chính trị lớn như đã xảy ra tại Maxcơva vào những năm 89-90. Đấy là chưa nói đến sự can dự của những lực lượng kinh tài thuộc các xã hội đỏ, xanh, đang chờ chực một biến cố tại Việt Nam để nhảy vào thừa nước đục thả câu như hiện đang xảy ra tại nước Nga: các anh có nghĩ đến khả năng này không"
NGK - Xin anh chớ nên quá bi quan như thế. Theo chúng tôi, lực lượng công an hiện nay sẽ là công cụ của một chính quyền dân cử. Khi mà chính quyền dân cử đã được bầu rồi, đã nắm trong tay mọi quyền bính, thì mọi cơ cấu của nhà nước sau này sẽ thuộc về chính quyền dân cử. Còn về lá cờ cho đất nước sau này, khi đã có dân chủ, chúng tôi sẽ tranh đấu để lá cờ đó không phải là một trong hai lá cờ đã từng xung đột trong quá khứ. Chúng ta cần một lá cờ hoàn toàn mới, tượng trưng cho hòa bình và đại đoàn kết dân tộc. Điều này thuộc thẩm quyền của một Quốc Hội sẽ được bầu ra một cách dân chủ. Nhưng, tôi chấp nhận, chúng ta đã đi quá xa trong giả thuyết đấy! Đảng cộng sản không dễ gì nhượng bộ đâu! Muốn họ chấp nhận một tiến trình dân chủ hóa cũng phải có một kết hợp dân chủ có tầm vóc, mà chúng ta chưa có. Chúng ta thiếu văn hóa tổ chức, thiếu cách suy nghĩ và hành động. Những người chống chế độ độc tài rất đông, nhưng là một đám đông cô đơn. Chế độ cộng sản vẫn còn tồn tại không phải vì nó mạnh, mà vì lực lượng dân chủ quá yếu.
BS - Xét dưới góc độ văn hóa thì tôi đồng ý: qua hơn một thế kỷ bị trị, trở ngại lớn nhất cho cuộc vận động dân chủ là tâm lý và văn hóa của người Việt trung bình hiện đang còn trong thời kỳ ấu trĩ. Song chúng ta nên đặt vấn đề vận động dân chủ dưới nhãn quan của lịch sử chính trị quốc tế, hòng tránh khỏi bị rơi vào vết xe đổ. Là một chuyên viên trong ngành nghiên cứu lịch sử, tôi thường so sánh những cuộc cách mạng đẫm máu qua lịch sử thế giới với cuộc bạo động cưỡng chiếm của cộng sản vào các năm 1945-1946 tại Việt Nam. Một cách tóm lược, cuộc cách mạng tư sản 1789 tại Pháp là do cuộc diễn biến văn hóa của thế kỷ XVIII được mệnh danh là Thế Kỷ Ánh Sáng (siècle des Lumières) tác thành qua phong trào phóng khoáng tự do tư tưởng với nhóm Voltaire, Montesquieu, Rousseau v.v. Vào thời đó trình độ văn hóa của người bàng dân nước Pháp không cao hơn trình độ văn hóa của người Việt mình bây giờ đâu. Nhưng nay, bước sang thế kỷ 21, nhìn đến mấy nghìn người Việt hải ngoại thuộc giới trí thức có tầm vóc quốc tế: đấy là những nhân vật đang tác thành Thế Kỷ Ánh Sáng của nước Việt. Người bàng dân của mình còn thiếu ý thức chính trị và văn hóa không phải là một trở ngại lớn cho công cuộc vận động chính trị, cái trở ngại lớn chính là sự lựa chọn chính sách kết hợp các thành phần quốc gia tại hải ngoại không phù hợp với thực tế chính trị tại quê nhà. Các anh bảo rằng khi một chính quyền dân chủ được bầu rồi thì cơ cấu công an của nhà nước cộng sản hiện nay sẽ thuộc về chính quyền dân chủ, đấy là một giấc mơ chính trị, rồi khi bừng mắt dậy sẽ thấy mình chiêm bao! Đấy vốn là một trong những lý do khiến chủ trương của các anh không được mọi người hưởng ứng. Nếu được thành hình trong tương lai, chính quyền tập hợp dân chủ đa nguyên của các anh sẽ có những người như ông Bùi Tín để cho rằng Hồ Chí Minh không cố tình gây tội ác trong các vụ thủ tiêu hàng trăm hàng ngàn người quốc gia vào các năm 1945-46, trong các vụ đấu tố và tiêu diệt hàng trăm nghìn địa chủ vào các năm 1955-56, ông Bùi Tín không nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh cố tình gây tội ác... đấy chỉ là ngộ sát vì lầm tưởng, nên phân biệt với cố sát! Tôi trích dẫn lời ông Bùi Tín tuyên bố ngày 22 tháng 5, năm 2005 vừa qua trong buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Prahạ Và rồi đây, cũng như ông Bùi Tín, những cựu đảng viên cộng sản của các anh sẽ đứng lên hô hào : Xin đừng sợ hãi nền Dân Chủ! Thưa các ông đồng chí cán bộ, chúng tôi ở ngoài này sợ loại dân chủ của các ông lắm: cho rằng việc sát hại hàng trăm ngàn người vào các năm cải cách điền địa 1955-1956 là ngộ sát, nếu đấy sẽ là lý đoán tư pháp của ông tòa Thượng Thẩm Tòa Án Nhân Dân Việt Nam sau này thì đáng sợ thật!
Những kỷ niệm đau buồn của dĩ vãng không thể xóa bỏ được, nhưng lại phải quên đi: đấy là lối biện chứng bằng phản chứng theo hệ luận mác-xít, một hệ luận đã đưa chủ thuyết cộng sản đến tiêu vong. Đối với chúng tôi là người quốc gia, con đường giải cứu quê hương Việt Nam được khởi bước từ nghĩa vụ ghi nhớ, devoir de mémoire. Người Việt cần luôn luôn ghi nhớ những giây phút kinh hoàng trên biển cả, hàng trăm nghìn nhân mạng đã làm mồi cho cá, hàng trăm nghìn người đã chịu trận hay bị bức tử trong các trại giam, rồi còn vụ thảm sát trên bốn ngàn người tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân cũng chớ quên, còn các trại tập trung cải tạo, còn hàng triệu gia đình bị cưỡng bức di tản lên các vùng ma thiêng nước độc, còn cư dân miền xuôi phải chịu sự chi phối của chính sách hộ khẩu, chính sách bao vây kinh tế, rồi còn...kể sao cho hết! Đấy là những điều cần phải ghi nhớ và lưu truyền qua các thế hệ trẻ kế tiếp hầu tránh được những tái diễn về sau. Rồi cũng nên nhớ kỹ rằng không một ngụy biện nào có thể bào chữa cho những tội ác trong dĩ vảng. Một chính sách hòa giải hòa hợp trung thực phải được xây dựng trên sự chấp nhận lỗi lầm và sám hối. Tổ quốc không có gì mà phải ăn năn. Chính Đảng cộng sản phải ăn năn sám hối trước quốc dân và lịch sử: đấy không phải là cố chấp, đấy chỉ là điều kiện tất yếu để tạo sự đồng thuận giữa mọi người Việt trước khi nói đến chuyện thiết lập một nền dân chủ đa nguyên.
Bửu Sao và Ngọc Lan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.