Hôm nay,  

Thời Sự Úc Châu: Đổi Cách Tính Tiền Nuôi Con Một Mình?

27/06/200500:00:00(Xem: 5806)
Vấn đề thường tạo nhiều tranh cãi và căng thẳng giữa hai bên trong phần lớn những vụ ly dị là quyền giữ và nuôi con cái cũng như tiền cấp dưỡng cho con cái. Đại đa số những người từng trải qua kinh nghiệm này, đặc biệt là những người cha không được quyền giữ con nhưng lại phải trả tiền cấp dưỡng, đều cho rằng phương pháp xác định mức độ cấp dưỡng hiện hành “có nhiều sai lầm căn bản”.
Theo kết quả từ cuộc nghiên cứu gần đây của Học Viện Nghiên Cứu về Gia Đình (Australian Institute of Family Studies) thì gần 2/3 những người cha đã ly dị cho rằng phương pháp xác định mức cấp dưỡng hiện hành không hiệu nghiệm và 3/4 cho rằng nó thiếu công bằng. Đồng thời, hơn 1/2 những người mẹ đơn chiếc cũng tin rằng phương pháp hiện hành thiếu công bằng và không hữu hiệu.
Tuần qua, một ủy ban đặc nhiệm, do chính phủ Howard bổ nhiệm, dưới sự hướng dẫn của giáo sư luật khoa Patrick Parkinson từ đại học Sydney, đã đưa ra một số đề nghị thay đổi nhằm cải tiến phương pháp thẩm định mức tiền cấp dưỡng phải trả cho cha mẹ đơn chiếc.
ủy Ban trù hoạch chi phí liên quan đến việc nuôi dưỡng con cái và đề nghị mức tiền tối đa phải trả để đảm bảo rằng số tiền cấp dưỡng này sẽ không bị sử dụng cho nhu cầu cá nhân của người vợ (hoặc chồng) khi họ được quyền giữ con. ủy ban cũng đặc biệt lưu ý đến lợi tức của cả cha lẫn mẹ cũng như thời gian mà đứa trẻ ở với mỗi người. Điều này có nghĩa là nếu đứa trẻ ở với người cha mỗi tuần một vài đêm thì số tiền cấp dưỡng mà ông ta phải trả sẽ được giảm thiểu. ủy ban cũng đề nghị rằng nếu người không được quyền giữ con - phần lớn là người cha - tái hôn và có con riêng thì chi phí nuôi dưỡng những đứa con riêng này sẽ được khấu trừ từ lợi tức của ông trước khi lợi tức được thẩm định để tính tiền cấp dưỡng.
Giáo sư Parkinson thừa nhận rằng những đề nghị của ủy ban có thể đưa đến việc những người được quyền giữ con - phần lớn là những người mẹ - sẽ nhận ít tiền cấp dưỡng hơn trước. Theo sự tính toán của ủy ban thì có thể 50% những bà mẹ đơn chiếc sẽ bị giảm tiền cấp dưỡng từ người chồng cũ và có thể chính phủ sẽ phải tăng trợ cấp cho phụ mẫu đơn chiếc.
Theo giáo sư Eva Cox, thuộc University of Technology Sydney, và đồng thời là chủ tịch của tổ chức tranh đấu cho nữ quyền Women’s Electoral Lobby, thì vấn đề sai lầm nghiêm trọng nhất từ đề nghị của ủy ban Parkinson là việc dùng một thứ công thức hời hợt đơn giản để tính toán về việc chăm sóc nuôi dạy con cái: chỉ tính về số đêm chúng ngủ lại nhà và không đếm xỉa đến những bổn phận và trách nhiệm cũng như những công việc liên hệ trong việc dưỡng dục chúng.
Nếu tính đơn thuần rằng đứa trẻ ngủ lại nhà cha (hay mẹ) nó 52 đêm một năm có nghĩa là ông (bà) ta đã chi ra 1/4 tổng số chi phí trong việc nuôi dưỡng giáo dục nó thì sự tính toán này không phản ảnh trung thực một vấn đề hết sức phức tạp trong việc chia xẻ trách nhiệm nuôi dạy con. Ai sẽ đưa rước nó từ nhà này sang nhà kia" Nếu nó mang đồ sạch từ nhà này sang nhà kia thì liệu quần áo của nó có được giặt giũ sạch sẽ trước khi trở về hay không" Nếu trong lúc nó ở với người kia và cần một thứ gì đó thì ông (bà) ta có mua cho nó không hay cuối cùng thì mẹ (cha) của nó lại cũng phải trả thôi"
Hơn thế nữa, việc nuôi dạy chăm sóc con cái cũng không chỉ đơn thuần là vấn đề tiền bạc. Nếu mẹ (cha) bỏ nhiều thời giờ và công sức vào việc tổ chức những sinh hoạt thường nhật cho con cái, bỏ nhiều tâm trí vào việc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của chúng thì chỉ tính toán đơn thuần số đêm ngủ lại nhà cha (mẹ) có thể sẽ đưa ra một cái nhìn lệch lạc và giới hạn. Ai dẫn chúng đi hớt tóc" Ai trả những khoản tiền linh tinh như học phí học thêm, học phí nhạc, chi phí thể thao" Ai dẫn chúng đi thư viện mượn sách để làm bài" Ai phải nghỉ làm để trông con khi chúng bệnh hoạn" Ai phải sắp xếp công ăn việc làm để có thể dẫn chúng đi bác sĩ, đi nha sĩ" Ai sẽ phải hội họp với giáo chức, nhà trường về học vấn và học lực của chúng" Thông thường là người được quyền giữ chúng. Và thông thường thì những người này phải làm việc bán thời hoặc làm việc ít giờ hơn nữa để có thể chăm sóc cho chúng.

Vì thế, theo bà Eva Cox thì đề nghị của ủy ban sẽ đưa đến trường hợp những người được quyền giữ con nhận ít cấp dưỡng hơn xưa trong lúc họ vẫn phải trang trải đầy đủ mọi chi phí như xưa. Và đề nghị này vô hình chung đã xem rẻ công sức của người được quyền nuôi giữ con - đa số là các bà mẹ.
Các tổ chức hỗ trợ và tranh đấu cho quyền lợi của những người cha phải trả tiền cấp dưỡng thì lại hân hoan lên tiếng ngợi khen đề nghị của ủy ban vì họ cho rằng thân chủ của họ được lợi nhiều hơn. Trong suốt hơn 17 năm qua, từ khi công thức hiện hành được áp dụng, thì tiền cấp dưỡng được tính toán dựa theo một tỷ lệ bách phân nhất định trên lợi tức trước thuế của người phải chu cấp. Và hầu như tất cả những người phải chu cấp - đa số là đàn ông - đều cho rằng họ đã phải trả quá nhiều. Và công thức hiện hành đã lỗi thời, không thích hợp với các thay đổi kinh tế, xã hội đương thời.
Thế nhưng, theo những dữ liệu từ cơ quan phụ trách việc đảm bảo tiền cấp dưỡng Child Support Agency thì 40% những người phải chu cấp chỉ phải trả mỗi tuần tối đa là $5.00 tiền cấp dưỡng cho con cái của họ. Hơn thế nữa, cho đến bây giờ, tổng số tiền cấp dưỡng còn thiếu trên toàn quốc là $800 triệu Úc Kim.
Theo bài viết của nữ ký giả Bronwyn Hurrell trên nhật báo The Advertiser số ra ngày 20/6/05 vừa qua thì kể từ năm 2001, khi cơ quan Child Support Agency (CSA) được quyền ra lệnh cấm những người phải chu cấp nhưng chưa trao đủ tiền cấp dưỡng không được phép xuất ngoại thì CSA đã thu được hơn $3.1 triệu Úc Kim tiền nợ. Chỉ trong năm nay, 2005, gần 350 người thiếu nợ cấp dưỡng đã bị ngăn cấm không được xuất ngoại.
Giám đốc bộ phận quốc tế của CSA, ông David Mole cho biết những người này đều thiếu một số tiền đáng kể. Để ngăn ngừa những kẻ thiếu trách nhiệm nhưng có phương tiện để giảm thiểu tối đa số tiền cấp dưỡng phải trả nên ủy ban Parkinson cũng có đề nghị gia tăng quyền lực điều tra cho CSA. Theo đề nghị này thì CSA được trao nhiều quyền lực hơn trong việc điều tra tài sản của người phải chu cấp để tránh tình trạng họ dùng mánh khóe hợp lệ - chẳng hạn như lập công ty hoặc quỹ ký thác - hầu giảm thiểu lợi tức và giảm thiểu tiền cấp dưỡng.
Thế nhưng, thử thách quan trọng nhất của bất kỳ một đề nghị nào liên quan đến việc cải tiến phương pháp thẩm định tiền cấp dưỡng vẫn là: liệu trẻ em từ những gia đình đổ vỡ này có thực sự được lợi hơn trước hay không" Hiện nay, thống kê cho thấy mức lợi tức trung bình của một phụ nữ bị suy giảm 42% một năm sau khi ly thân trong khi mức lợi tức trung bình của một người đàn ông sau khi ly thân chỉ bị giảm 8%. Điều này có nghĩa là trẻ con trong những gia đình mẹ đơn chiếc phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Kết quả tốt nhất vẫn là những cặp vợ chồng ly dị phải vượt qua ý nghĩ kẻ thắng người bại, kẻ hơn người thua, để có thể đi đến một sự thông cảm cần thiết trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Đây là một việc mà không một quy luật lệ hay công thức nào có thể xác định được một cách rõ ràng. ủy Ban Parkinson có vẻ như đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc, nếu các người cha phải chu cấp cảm thấy rằng họ được “đối xử công bằng” hơn thì họ sẽ tự động tuân thủ theo luật lệ, đưa đến một kết quả khả quan hơn. Hy vọng thời gian sẽ trả lời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.