WASHINGTON -- Làm cách nào một số hội đoàn VN đã xin được chữ ký của 45 Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu liên bang để gửi thư trình Tổng Thống Bush, xin áp lực nhân quyền và tự do tôn giáo cho VN khi đón tiếp Thủ Tướng Phan Văn Khải"
Các chi tiết vận động sôi nổi trong các ngày cuối tháng 5-2005 bây giờ mới được tiết lộ như sau, qua bản tin của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) sau đây.
Ghi Lại Buổi Tiếp Tân Ngày Đại Nghĩa II Tại Thượng Viện Hoa KỳVà Những Ngày Vận Động Kế Tiếp.
Tin CRFV: Để tưởng niệm 30 năm ngày quốc hận cùng để tạo một cuộc vận động rầm rộ cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại cơ quan lập pháp Hoa Kỳ, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) đã tổ chức ba tiết mục liên tục từ ngày 19, 20 và 24 tháng 5 tại thượng viện cũng như hạ viện Hoa Kỳ.
Ngày Đại Nghĩa II khởi đầu bằng cuộc tiếp tân tại phòng 902 Hart Senate Building (thuộc trụ sở Thượng Viện) vào lúc 1 giờ trưa ngày 19 tháng 5, 2005 với sự hiện diện của nhiều nhân vật quan trọng trong chính giới hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ.
Trước hết là phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gồm: Ông John Hanford, Đại Sứ Lưu Động về tự do tôn giáo trên khắp thế giới; TS Matthew Schmolesky, phụ tá đặc biệt của Đại Sứ Hanford. Ông John Adams, chuyên viên đặc trách Việt Nam; ông Tođ Deatherage, cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại Giao ...
Các dân cử gồm có: TNS Frank Lautenberg (ĐNJ), một trong những vị dân cử thúc đẩy thành công nhiều đạo luật về di dân và H.Ọ Ông cũng là người trực tiếp can thiệp thành công việc trả tự do cho ba người cháu của Lm Nguyễn Văn Lý. Kế là TNS Sam Brownback (R-Kansas) , người quan tâm nhiều nhất cho tình trạng tự do tôn giáo Việt Nam tại thượng viện, cũng là nhân vật cao cấp nhất trong chính giới Hoa Kỳ đã ghé trại tù Ba Sao để thăm Lm Lý đầu năm 2004. DB Chris Smith (R-NJ) vị ân nhân của đồng bào quốc nội qua các hoạt động như đệ trình hai lần đạo luật nhân quyền cho Việt Nam đã thông qua tại hạ viện với tỉ lệ 410-1 và 343-45. Ông cũng là người có công trong công việc thúc đẩy thành công các tu chính án McCain, ROVN giúp đoàn tụ các gia đình anh em HO, cũng như định cư các thuyền nhân tại các trại cấm. DB Ed Royce (R-CA), một trong những gương mặt tranh đấu nổi bậc tại hạ viện cho tự do và nhân quyền Việt Nam.
Vì trong ngày 19-5 tại quốc hội có cuộc họp quan trọng về nguyên tử, nên một số TNS không thể trực tiếp tham dự buổi tiếp tân, tuy nhiên các vị đã ưu ái cử các phụ tá đặc biệt đến tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại như quý ông: Keith Luse, trưởng ban ngoạøi vận thượng viện Hoa Kỳ, thuộc văn phòng TNS Richard Lugar, chủ tịch Ủy Ban Ngaọi Giao; ông Archie Galloway thuộc văn phòng TNS Jeff Sessions và ông Russ Thomasson thuộc văn phòng TNS John Cornyn.
Ngoài ra còn một số chuyên viên quốc hội thuộc nhiều văn phòng thượng và hạ viện; đặc biệt là ba phụ tá luôn giúp đở cộng dồng Việt Nam. Đó là ông George Phillips (DB Chris Smith), cô Hannah Royal (TNS Sam Brownback), và cô Wendy Anderson (TNS Lautenberg).
Không kém phần quan trọng là sự hiện diện của nhiều giám đốc điều hành và chủ tịch của các tổ chức thiện nguyện đã từng sát cánh tranh đấu các quyền lợi căn bản cho người dân trong nước. Đó là cô Elyse Bauer (Freedom House), ông Jared Genser (Freedom-Now) và cô Veen Siđharth (Human Rights Watch). Giám đốc điều hành Amnesty International tại Hoa Thịnh Đốn, ông T. Kumar vì bận công tác xa nên không thể tham dư..
Tất cả các nhân vật đáng kính trên được hân hoan chào đón bởi hơn 120 đồng hương từ khắp nơi trên nước MỸ và Canada hội tụ về Washington DC tham dự Ngày Đại Nghĩa II.
Quí quan khách thuộc chính giới Hoa Kỳ lần lượt lên diễn đàn chia sẻ mối quan tâm về tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam; hứa hẹn sẽ hết lòng sát cánh cùng cộng đồng người Việt hải ngoại tranh đấu hai quyền cao quý này cho đồng bào thân thương tại quê nhà.
Sau những lời phát biểu chân tình, mỗi vị đều hân hoan đón nhận bảng ghi ân lưu niệm thật đẹp từ Ủy ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam với lời hứa sẽ treo vào vị trí trang trọng trong văn phòng mình để ghi lòng tri ân của cộng đồng chúng ta.
Trước khi rời buổi tiếp tân, các quí khách bắt tay và chụp nhiều hình lưu niệm với các đồng hương.
Riêng DB Chris Smith dành hơn nữa giờ để lắng nghe hoàn cảnh đau thương của các em con lai. Ông vô cùng xúc động trước nguyên nhân tại sao các em không được đến trường tại Việt Nam; do đó không dễ dàng học tiếng Anh để đậu kỳ thi sát hạch vào quốc tịch Hoa Kỳ. Nét cảm động hiện rõ trên khuôn mặt nhân ái của vị dân cử, ông hứa sẽ cố gắng kêu gọi các đồng viện hoàn thành một đạo luật giúp các em con lai, giọt máu của các chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam, được vào quốc tịch mà không phải qua kỳ thi sát hạch bằng Anh ngữ.
Ba dân biểu rất có lòng với cộng đồng của chúng ta: Bà Zoe Lofgren (ĐCA), Loretta Sanchez (ĐCA) và Frank Wolf (R-VA) dù đã hứa đến nhưng vì công tác bất ngờ nên không thể dự buổi tiếp tân được.
Ngày đầu Đại Nghĩa II được kết thúc lúc 5 giờ chiều sau buổi tiệc nhẹ với những món ăn do nhà hàng tại thượng viện cung cấp.
Phần hai Ngày Đại Nghĩa II là cuộc vận động trọn ngày 20-5 tại thượng viện Hoa Kỳ do các đồng hương từ nhiều tiểu bang tham dư..
Theo chương trình định sẳn, các chiến sĩ Ngày Đại Nghĩa sẽ vận động hai đạo luật dự định đệ trình tại lưỡng viện quốc hội trong niên khóa nàỵ Tuy nhiên vì tầm ảnh hưởng do chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phan Văn Khải, Ủy Ban TDTG/VN quyết định thay đổi chương trình vào phút chót.
Chiều thứ ba 12-5 (hai ngày trước ngày Đại Nghĩa II ) TS Nguyễn Đình Thắng và Bà Ngô Thị Hiền đã có cuộc hẹn riêng tại văn phòng TNS Sam Brownback. Sau 45 phút thảo luận, TNS Brownback đồng ý viết một lá thư gởi Tổng Thống George W. Bush nội dung gồm một số dữ kiện đàn áp tại Việt Nam và yêu cầu Tổng Thống Hoa Kỳ dùng quyền hạn của mình đòi hỏi ông Phan Văn Khải phải thực hiện một số điều khoản thực tế thăng tiến tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam trước khi ông được đặt chân đến Hoa Kỳ. Lá thư thiên thời địa lợi này được hoàn chỉnh ngày 19-5 và là khí cụ quí giá cho các phái đoàn người Việt khắp nơi được Ủy Ban TDTG/VN hướng dẫn vận động gần 80 văn phòng TNS đã được hẹn trước, yêu cầu các TNS ký tên và lá thư.
Qua cuộc vận động nhiệt thành và hữu lý này, có 12 TNS và 33 DB ký tên vào lá thư được gởi đến Tổng Thống Hoa Kỳ thứ tư 1 tháng 6 vừa quạ Vì thời gian luân lưu tại quốc hội quá ngắn nên có ít nhất 3 TNS và nhiều DB dù đồng ý nhưng chưa kịp ký tên vào lá thư.
Tiện đây, cũng xin nhắc nhở quí đồng hương, hạn ký tên và lá thư đã hết từ lâu, xin quí vị vui lòng ngưng gởi email cũng như gọi điện thoại vào văn phòng các TNS. Những email và điện thoại trái mùa này, không những giúp ích gì mà làm mất thì giờ gây phiền hà từ các vị trợ tá TNS. Xin quí đồng hương lưu ý.
Con số các dân cử đồng ý ký tên là một thành công lớn lao của cuộc vận động, vì vài tuần trước cộng đồng người Hoa tự do và nhóm Pháp Luân Công vận động xin duy trì đài truyền hình tự do phát về Trung Quốc chỉ đạt được 9 chữ ký cuả TNS. Nói lên điều này để chứng tỏ nhờ cách vận động hữu hiệu của chúng ta, mà tình trạng tự do tôn giáo và nhân quyền đã được quan tâm nhiều hơn trong chính giới Hoa Kỳ.
Vài ngày sau, thứ ba 24-5, nối kết Ngày Đại Nghĩa II, một số đồng hương vùng Hoa Thịnh Đốn và nhóm người trẻ Phù Đổng-Michigan đã đi khắp 3 tòa nhà hạ viện, cung cấp đầy đũ hồ sơ về tự do tôn giáo và nhân quyền Việt Nam cho hơn 400 văn phòng dân biểu.
Để phổ biến rộng tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam đến cộng đồng Hoa Kỳ cũng như cộng đồng thế giới, Ủy Ban TDTG/VN quyết định in lá thư gởi Tổng Thống Hoa Kỳ, trình bày những dữ kiện nhân quyền và các điều khoản đòi hỏi chính phủ Việt Nam thực hiện với đầy đủ chữ ký của 45 vị dân cử Hoa Kỳ nguyên trang cuối phần A (tin tức) trên tờ nhật báo Washington Times ngày 21 tháng 6; ngày cộng đồng người Việt hải ngoại "chào đón" ông Phan Văn Khải tại Thủ Đô Hoa Kỳ.
Hoàn thành tốt đẹp Ngày Đại Nghĩa II nói lên sự trưởng thành của cộng đồng người Việt hải ngoại trong việc chọn lựa các công tác hữu hiệu vận động dòng chính của Hoa Kỳ. Và từ đó, tự do và nhân quyền chắc chắn sẽ sớm đến với dân tộc của chúng ta.
Các chi tiết vận động sôi nổi trong các ngày cuối tháng 5-2005 bây giờ mới được tiết lộ như sau, qua bản tin của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) sau đây.
Ghi Lại Buổi Tiếp Tân Ngày Đại Nghĩa II Tại Thượng Viện Hoa KỳVà Những Ngày Vận Động Kế Tiếp.
Tin CRFV: Để tưởng niệm 30 năm ngày quốc hận cùng để tạo một cuộc vận động rầm rộ cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại cơ quan lập pháp Hoa Kỳ, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) đã tổ chức ba tiết mục liên tục từ ngày 19, 20 và 24 tháng 5 tại thượng viện cũng như hạ viện Hoa Kỳ.
Ngày Đại Nghĩa II khởi đầu bằng cuộc tiếp tân tại phòng 902 Hart Senate Building (thuộc trụ sở Thượng Viện) vào lúc 1 giờ trưa ngày 19 tháng 5, 2005 với sự hiện diện của nhiều nhân vật quan trọng trong chính giới hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ.
Trước hết là phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gồm: Ông John Hanford, Đại Sứ Lưu Động về tự do tôn giáo trên khắp thế giới; TS Matthew Schmolesky, phụ tá đặc biệt của Đại Sứ Hanford. Ông John Adams, chuyên viên đặc trách Việt Nam; ông Tođ Deatherage, cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại Giao ...
Các dân cử gồm có: TNS Frank Lautenberg (ĐNJ), một trong những vị dân cử thúc đẩy thành công nhiều đạo luật về di dân và H.Ọ Ông cũng là người trực tiếp can thiệp thành công việc trả tự do cho ba người cháu của Lm Nguyễn Văn Lý. Kế là TNS Sam Brownback (R-Kansas) , người quan tâm nhiều nhất cho tình trạng tự do tôn giáo Việt Nam tại thượng viện, cũng là nhân vật cao cấp nhất trong chính giới Hoa Kỳ đã ghé trại tù Ba Sao để thăm Lm Lý đầu năm 2004. DB Chris Smith (R-NJ) vị ân nhân của đồng bào quốc nội qua các hoạt động như đệ trình hai lần đạo luật nhân quyền cho Việt Nam đã thông qua tại hạ viện với tỉ lệ 410-1 và 343-45. Ông cũng là người có công trong công việc thúc đẩy thành công các tu chính án McCain, ROVN giúp đoàn tụ các gia đình anh em HO, cũng như định cư các thuyền nhân tại các trại cấm. DB Ed Royce (R-CA), một trong những gương mặt tranh đấu nổi bậc tại hạ viện cho tự do và nhân quyền Việt Nam.
Vì trong ngày 19-5 tại quốc hội có cuộc họp quan trọng về nguyên tử, nên một số TNS không thể trực tiếp tham dự buổi tiếp tân, tuy nhiên các vị đã ưu ái cử các phụ tá đặc biệt đến tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại như quý ông: Keith Luse, trưởng ban ngoạøi vận thượng viện Hoa Kỳ, thuộc văn phòng TNS Richard Lugar, chủ tịch Ủy Ban Ngaọi Giao; ông Archie Galloway thuộc văn phòng TNS Jeff Sessions và ông Russ Thomasson thuộc văn phòng TNS John Cornyn.
Ngoài ra còn một số chuyên viên quốc hội thuộc nhiều văn phòng thượng và hạ viện; đặc biệt là ba phụ tá luôn giúp đở cộng dồng Việt Nam. Đó là ông George Phillips (DB Chris Smith), cô Hannah Royal (TNS Sam Brownback), và cô Wendy Anderson (TNS Lautenberg).
Không kém phần quan trọng là sự hiện diện của nhiều giám đốc điều hành và chủ tịch của các tổ chức thiện nguyện đã từng sát cánh tranh đấu các quyền lợi căn bản cho người dân trong nước. Đó là cô Elyse Bauer (Freedom House), ông Jared Genser (Freedom-Now) và cô Veen Siđharth (Human Rights Watch). Giám đốc điều hành Amnesty International tại Hoa Thịnh Đốn, ông T. Kumar vì bận công tác xa nên không thể tham dư..
Tất cả các nhân vật đáng kính trên được hân hoan chào đón bởi hơn 120 đồng hương từ khắp nơi trên nước MỸ và Canada hội tụ về Washington DC tham dự Ngày Đại Nghĩa II.
Quí quan khách thuộc chính giới Hoa Kỳ lần lượt lên diễn đàn chia sẻ mối quan tâm về tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam; hứa hẹn sẽ hết lòng sát cánh cùng cộng đồng người Việt hải ngoại tranh đấu hai quyền cao quý này cho đồng bào thân thương tại quê nhà.
Sau những lời phát biểu chân tình, mỗi vị đều hân hoan đón nhận bảng ghi ân lưu niệm thật đẹp từ Ủy ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam với lời hứa sẽ treo vào vị trí trang trọng trong văn phòng mình để ghi lòng tri ân của cộng đồng chúng ta.
Trước khi rời buổi tiếp tân, các quí khách bắt tay và chụp nhiều hình lưu niệm với các đồng hương.
Riêng DB Chris Smith dành hơn nữa giờ để lắng nghe hoàn cảnh đau thương của các em con lai. Ông vô cùng xúc động trước nguyên nhân tại sao các em không được đến trường tại Việt Nam; do đó không dễ dàng học tiếng Anh để đậu kỳ thi sát hạch vào quốc tịch Hoa Kỳ. Nét cảm động hiện rõ trên khuôn mặt nhân ái của vị dân cử, ông hứa sẽ cố gắng kêu gọi các đồng viện hoàn thành một đạo luật giúp các em con lai, giọt máu của các chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam, được vào quốc tịch mà không phải qua kỳ thi sát hạch bằng Anh ngữ.
Ba dân biểu rất có lòng với cộng đồng của chúng ta: Bà Zoe Lofgren (ĐCA), Loretta Sanchez (ĐCA) và Frank Wolf (R-VA) dù đã hứa đến nhưng vì công tác bất ngờ nên không thể dự buổi tiếp tân được.
Ngày đầu Đại Nghĩa II được kết thúc lúc 5 giờ chiều sau buổi tiệc nhẹ với những món ăn do nhà hàng tại thượng viện cung cấp.
Phần hai Ngày Đại Nghĩa II là cuộc vận động trọn ngày 20-5 tại thượng viện Hoa Kỳ do các đồng hương từ nhiều tiểu bang tham dư..
Theo chương trình định sẳn, các chiến sĩ Ngày Đại Nghĩa sẽ vận động hai đạo luật dự định đệ trình tại lưỡng viện quốc hội trong niên khóa nàỵ Tuy nhiên vì tầm ảnh hưởng do chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phan Văn Khải, Ủy Ban TDTG/VN quyết định thay đổi chương trình vào phút chót.
Chiều thứ ba 12-5 (hai ngày trước ngày Đại Nghĩa II ) TS Nguyễn Đình Thắng và Bà Ngô Thị Hiền đã có cuộc hẹn riêng tại văn phòng TNS Sam Brownback. Sau 45 phút thảo luận, TNS Brownback đồng ý viết một lá thư gởi Tổng Thống George W. Bush nội dung gồm một số dữ kiện đàn áp tại Việt Nam và yêu cầu Tổng Thống Hoa Kỳ dùng quyền hạn của mình đòi hỏi ông Phan Văn Khải phải thực hiện một số điều khoản thực tế thăng tiến tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam trước khi ông được đặt chân đến Hoa Kỳ. Lá thư thiên thời địa lợi này được hoàn chỉnh ngày 19-5 và là khí cụ quí giá cho các phái đoàn người Việt khắp nơi được Ủy Ban TDTG/VN hướng dẫn vận động gần 80 văn phòng TNS đã được hẹn trước, yêu cầu các TNS ký tên và lá thư.
Qua cuộc vận động nhiệt thành và hữu lý này, có 12 TNS và 33 DB ký tên vào lá thư được gởi đến Tổng Thống Hoa Kỳ thứ tư 1 tháng 6 vừa quạ Vì thời gian luân lưu tại quốc hội quá ngắn nên có ít nhất 3 TNS và nhiều DB dù đồng ý nhưng chưa kịp ký tên vào lá thư.
Tiện đây, cũng xin nhắc nhở quí đồng hương, hạn ký tên và lá thư đã hết từ lâu, xin quí vị vui lòng ngưng gởi email cũng như gọi điện thoại vào văn phòng các TNS. Những email và điện thoại trái mùa này, không những giúp ích gì mà làm mất thì giờ gây phiền hà từ các vị trợ tá TNS. Xin quí đồng hương lưu ý.
Con số các dân cử đồng ý ký tên là một thành công lớn lao của cuộc vận động, vì vài tuần trước cộng đồng người Hoa tự do và nhóm Pháp Luân Công vận động xin duy trì đài truyền hình tự do phát về Trung Quốc chỉ đạt được 9 chữ ký cuả TNS. Nói lên điều này để chứng tỏ nhờ cách vận động hữu hiệu của chúng ta, mà tình trạng tự do tôn giáo và nhân quyền đã được quan tâm nhiều hơn trong chính giới Hoa Kỳ.
Vài ngày sau, thứ ba 24-5, nối kết Ngày Đại Nghĩa II, một số đồng hương vùng Hoa Thịnh Đốn và nhóm người trẻ Phù Đổng-Michigan đã đi khắp 3 tòa nhà hạ viện, cung cấp đầy đũ hồ sơ về tự do tôn giáo và nhân quyền Việt Nam cho hơn 400 văn phòng dân biểu.
Để phổ biến rộng tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam đến cộng đồng Hoa Kỳ cũng như cộng đồng thế giới, Ủy Ban TDTG/VN quyết định in lá thư gởi Tổng Thống Hoa Kỳ, trình bày những dữ kiện nhân quyền và các điều khoản đòi hỏi chính phủ Việt Nam thực hiện với đầy đủ chữ ký của 45 vị dân cử Hoa Kỳ nguyên trang cuối phần A (tin tức) trên tờ nhật báo Washington Times ngày 21 tháng 6; ngày cộng đồng người Việt hải ngoại "chào đón" ông Phan Văn Khải tại Thủ Đô Hoa Kỳ.
Hoàn thành tốt đẹp Ngày Đại Nghĩa II nói lên sự trưởng thành của cộng đồng người Việt hải ngoại trong việc chọn lựa các công tác hữu hiệu vận động dòng chính của Hoa Kỳ. Và từ đó, tự do và nhân quyền chắc chắn sẽ sớm đến với dân tộc của chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn