Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phỏng Vấn Nhiếp Ảnh Gia Brian Đoàn, The Forgotten Ones: Thế Giới Những Người Bị Lãng Quên

25/02/200500:00:00(Xem: 6791)
THE FORGOTTEN ONES, sách ảnh tài liệu dày 110 trang, xuất bản bằng Anh ngữ, trình bày về hoàn cảnh của đồng bào tỵ nạn Việt Nam còn kẹt lại Phi Luật Tân của Nhiếp ảnh gia Brian Đoàn, sẽ được ra mắt tại quận Cam vào ngày Chủ Nhật 27 tháng 2, 2005, từ 3:00 pm - 5:30 pm tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683.
Các diễn giả của buổi ra mắt sách gồm có: Giáo sư Jerry Burchfield, ông Phát Bùi, nữ tài tử Kiều Chinh, Nhà báo Du Miên, Luật sư Trần Kinh Luân (thay Luật sư Trịnh Hội vào phút chót phải đi xa), và Nhạc sĩ Nam Lộc. Nhiếp ảnh gia Brian Đoàn sẽ hiện diện để ký sách.
Một cuộc triển lãm loạt ảnh THE FORGOTTEN ONES, do Cypress College tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 28 tháng 2 đến 26 tháng 3, 2005 tại Cypress College, Photography Galleries, 9200 Valley View Stret, Cypress, CA 92630. Vào cửa tham dự buổi ra mắt sách và triển lãm hoàn toàn miễn phí.
Nhiếp ảnh gia Brian Đoàn sinh tại Việt Nam. Anh định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1991. Tác phẩm của anh chú trọng đến đề tài văn hóa và bản sắc của người Việt, đặc biệt là người Việt hải ngoại. Brian Đoàn cũng khai thác đề tài về sự đô thị hóa và hiện đại hóa của vùng Tây Hoa Kỳ. Brian Đoàn tốt nghiệp cử nhân ngành Nhiếp Ảnh từ University of Colorado, Denver. Anh đã từng triển lãm tại Hoa Kỳ và Âu Châu. Brian Đoàn đã nhận được một số giải thưởng, như từ California Council for the Humanities để theo đuổi các dự án nhiếp ảnh.
Phạm Mai Khôi: Trước hết, xin anh cho biết lý do thúc đẩy anh thực hiện loạt ảnh THE FORGOTTEN ONES"
Brian Đoàn: Trong chuyến đi Phi lần đầu tiên vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2004, thoạt đầu tôi chỉ muốn ghi lại một số hình tài liệu về trại tỵ nạn Palawan (đây là trại tỵ nạn cuối cùng vào thời điểm đó vẫn còn có thuyền nhân Việt Nam, tất cả trại khác ở Đông Nam Á đều đã đóng cửa vào giữa thập niên 1990s), đây là một phần trong dự án người Việt lưu vong mà tôi đang thực hiện. Nhưng rồi khi gặp gỡ đồng bào tỵ nạn của mình bên đó, cám cảnh trước đời sôáng vô vọng của họ, tôi quay trở lại Phi lần thứ hai vào tháng Sáu cùng năm để chụp thêm hình. Tôi trình bày dự án xuất bản sách với Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), và chúng tôi thấy sự cần thiết làm một cuốn sách mang hình ảnh và tiếng nói thực của những người tỵ nạn Việt Nam cuối cùng tại Phi. Chúng tôi quyết định dùng số tiền bán sách tặng cho những người tị nạn tại Phi.
Phạm Mai Khôi: Ở Phi Luật Tân trong một thời gian ngắn, cảm nhận của anh về đời sống của đồng bào bên đó như thế nào" So với những dự đoán của anh trước khi lên đường qua Phi Luật Tân thì như thế nào"
Brian Đoàn: Đời sống của đồng bào bên đó quả thực là khốn khổ hơn tôi nghĩ rất nhiều. Đặc biệt là thời gian gần đây với những tin tức khác nhau về việc sẽ được tái phỏng vấn và những trường hợp nào sẽ được ưu tiên đã làm họ kích động và hoang mang. Điều này có thể hiểu được vì thời gian chờ đợi của họ quá lâu rồi, có người ở Phi gần 20 năm, khi vượt biên họ là những đứa bé, nay họ đã thành niên. Đã có một thế hệ Việt Nam sinh ra tại Phi, tình trạng vô tổ quốc (stateless) làm tương lai của họ khá mờ mịt.
Phạm Mai Khôi: Anh làm thế nào để có thể nắm bắt được những trạng thái xúc động, lo âu, hay buồn bã, v.v. của "những người bị lãng quên"" Những trạng thái này hiện rõ trong ảnh của hai bé Nguyễn Kim Tuyền và Nguyễn Ngân Tuyền, hay trong ảnh của anh Phan Ngọc Diệt hoặc của chị Võ Thu Vân.
Brian Đoàn: Nói chung người tỵ nạn Việt Nam ở Phi khi được tin có người từ thế giới tự do sang thăm, tất cả đều muốn gặp gỡ để hỏi thăm tin tức. Đây cũng là dịp để họ trút những tâm sự uất ức buồn phiền, thậm chí cả trách móc (thực sự phần lớn chúng ta đã lãng quên họ). Điều tôi nhớ nhất là hầu hết đều có những ánh mắt cam chịu hoặc thất thần và một số rất đông những người Việt bị tâm thần, đi lang thang hoặc bị nhốt, lảm nhảm kể lể câu chuyện của họ. Với nhiệm vụ của một nhiếp ảnh gia tài liệu, tôi cố gắng nắm bắt những hình ảnh trung thực nhất, tôi biết là hình ảnh có thể thay cho vạn lời nói.
Phạm Mai Khôi: Vừa bấm máy, vừa phải hỏi chuyện để có thể chú thích hình một cách tường tận sau này, "công thức" làm việc của anh ra sao"
Brian Đoàn: Trước hoặc sau khi thu hình, tôi dùng máy ghi âm (voice recoder) để thu thập câu chuyện. Thế nhưng tôi phải cám ơn anh Nguyễn Văn Minh và chị Tạ Nam Phương ở Palawan và Manila rất nhiều. Vì không có sự giúp đỡ của họ, tôi không thể nhớ hết khuôn mặt nào đi với câu chuyện nào. Vả lại, một số thuyền nhân không thể nhớ chính xác chi tiết hoặc ngày giờ năm tháng, nhất là những trường hợp khi ra đi còn quá nhỏ hoặc hiện bị tâm thần. Tôi không thể nhớ hết có bao nhiêu điện thoại và email trao đổi qua Phi, chủ yếu để xác minh chi tiết. Đây là một cuốn sách nặng về tài liệu, vì thế sự trung thực và chính xác là điều tối ưu.
Phạm Mai Khôi: Từ những tấm ảnh tài liệu đen trắng của hai chuyến đi Phi Luật Tân, xin anh cho biết sơ về quá trình đưa đến việc thực hiện cuốn THE FORGOTTEN ONES.
Như tôi có nói trước đây, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) đồng ý xuất bản sách. Sau đó là tìm người (có uy tín và am hiểu vấn đề) để viết giới thiệu và nghiên cứu. Vì thiếu kinh nghiệm trong việc làm sách ảnh, vì thế chúng tôi cứ vừa làm vừa học ròng rã cả năm trời. Thế nhưng vấn đề quan trọng là tìm đâu ra tiền để in sách, đây là một quá trình rất nhiều thử thách (cười). Ngân quỹ của VAALA cho THE FORGOTTEN ONES hiện tại đang ở dưới zêrô vài con số. Chúng tôi cố gắng không dùng đến số tiền bán sách vì muốn dành toàn bộ số tiền cho đồng bào bên Phi. Cho nên các chi phí in ấn sách đều do các bảo trợ viên đóng góp. Nhân đây tôi cũng xin cám ơn cô Ysa Lê, cô Roxanne Chow, và anh Phát Bùi (cùng những người thầm lặng khác), họ là những người có tấm lòng, đã làm việc không ngơi nghĩ để gây quỹ cho cuốn sách.
Phạm Mai Khôi: THE FORGOTTEN ONES bao gồm 30 tác phẩm nhiếp ảnh. Anh chọn lựa hình cho cuốn sách này như thế nào"
Brian Đoàn: Sau hai chuyến đi, tôi in ra khoảng 50 tấm hình, nhờ các cố vấn chọn ra 32 tấm. Chúng tôi muốn có một sự đồng đều về giới tính và sinh hoạt trong cuốn sách. Có lẽ hình ảnh trẻ thơ chiếm nhiều hơn một chút. Đó cũng là ý muốn của tôi.
Phạm Mai Khôi: Ống kính của anh dừng lại ở trẻ thơ khá nhiều. Những hình ảnh gây nhiều ấn tượng đối với tôi. Sự truyền đạt tình cảm đến với người xem có lẽ nảy sinh từ sự cảm xúc thật sự của người chụp. Xin anh cho biết hoàn cảnh bấm máy của một số hình ảnh mang những khuôn mặt trẻ thơ.
Brian Đoàn: Trẻ em hay người lớn đều kham khổ, thiếu vắng nụ cười, nhưng các em đã làm cho tôi chạnh lòng và nhắm ống kính vào nhiều hơn. Chúng quá ngây thơ và vô tội, các em đáng được có một đời sống tốt đẹp hơn. Nhìn sự lam lũ của các em, tôi không thể không có sự so sánh với cuộc sống của trẻ em tại Hoa Kỳ. Chuyến đi thứ hai tôi có mang một số quà cho các em, dĩ nhiên là như muối bỏ bể, nhưng tôi rất hạnh phúc khi làm được điều này.

Phạm Mai Khôi: Anh đã từng thực hiện một số loạt ảnh tài liệu như Gốm Bát Tràng, Chân Dung Nghệ Sĩ Việt Nam Hải Ngoại, Echoes of the Land. So với những loạt ảnh tài liệu khác, THE FORGOTTEN ONES đem lại cho anh những cảm xúc như thế nào" Về mặt kỹ thuật khác biệt như thế nào"
Brian Đoàn: Về mặt kỹ thuật thì không có nhiều khác biệt lắm, nhưng về cảm xúc thì rất là khác. Ví dụ như một buổi chiều tôi đi thăm nghĩa trang có những người Việt nằm lại trong thời gian chờ đợi ở Palawan, rất khó tìm ra những ngôi mộ này, vì sau một thời gian không có ai viếng thăm chúng trở thành hoang phế và biến mất. Buổi chiều đó tôi ra ngồi ở bờ biển phía ngoài trại tỵ nạn, tự hỏi là có bao nhiêu người Việt tỵ nạn đã đến được chốn này, tôi vẫn còn thấy được dấu tích của họ, nhưng bây giờ họ lưu vong ở đâu trên thế giới này. Và, nhìn ra đại dương thăm thẳm, biết bao nhiêu người đã bỏ mình ngoài kia, tôi nhớ tới vài người thân của tôi, họ làm gì, nghĩ gì trong trong lúc vùi mình trong đại dương. Những cảm xúc tại chỗ rất khác so với cảm xúc từ sách báo hoặc phim ảnh.
Phạm Mai Khôi: Trong THE FORFOTTEN ONES, ngoài 30 tác phẩm đen trắng mô tả đời sống của người tỵ nạn ở Phi Luật Tân còn có một số bài viết của các giáo sư đại học, đặc biệt là một bài viết rất công phu của giáo sư Richard Sindt về lịch sử cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Xin anh cho biết đôi nét về giáo sư Richard Sindt và làm thế nào THE FORGOTTEN ONES lại có được bài viết thu thập rất nhiều tài liệu, dữ kiện về cộng đồng Việt hải ngoại như vậy"
Brian Đoàn: Ông Richard Sindt là một cựu chiến binh hai lần qua phục vụ tại Việt Nam. Ông đã từng về Việt Nam mở trường dạy học cho các trẻ em bụi đời. Ông có rất nhiều bài viết về Việt Nam. Lúc đầu dự định tôi sẽ là người viết bài về người Việt lưu vong và Richard là người giúp đỡ trong việc tìm kiếm tài liệu. Về sau, do khối lượng công việc quá nhiều, Richard trở thành người viết chính. Chúng tôi gần như gặp nhau làm việc mỗi thứ Bảy hàng tuần trong suốt năm ngoái. Tìm kiếm tài liệu về thuyền nhân Việt Nam là một công việc công phu và phức tạp. Chúng tôi phải rất đắn đo, rà soát kỹ lưỡng trước khi đưa ra mỗi thông tin và con số. Hiện nay Richard đang giữ khoảng 30 tập tài liệu về người Việt lưu vong. Mỗi tập tài liệu dày cộm này chứa đựng những bản photocopy từ những nguồn khác nhau, thời gian khác nhau. Tôi nghĩ đây cũng sẽ là một nguồn tài liệu quý về quá trình lưu vong của người Việt cho một thư viện Việt Nam sau này.
Phạm Mai Khôi: THE FORGOTEN ONES được xuất bản bằng Anh ngữ. Anh có định thêm phần tiếng Việt sau này nếu có dịp"
Brian Đoàn: THE FORGOTTEN ONES bằng Anh ngữ với mục đích tiếp cận người đọc ngoài cộng đồng Việt Nam và thế hệ trẻ không đọc được chữ Việt. Tôi hy vọng sau này nếu có khả năng sẽ có bản dịch tiếng Việt.
Phạm Mai Khôi: Câu hỏi kế tiếp mang tính chất lý thuyết một chút. Xin anh cho biết quan niệm của anh về nhiếp ảnh tài liệu (documentary photography).
Brian Đoàn: Tôi vốn là nhiếp ảnh gia về ảnh nghệ thuật (fine art), nhưng càng về sau càng nghiêng hẳn về ảnh tài liệu (social documentary). Ảnh tài liệu phát triển mạnh mẽ từ sau Thế chiến II với các nhiếp ảnh gia như Dorothea Lange, Walker Evans, Henri Cartier-Bresson, tiếp nối với các nhiếp ảnh gia đương đại như Sebastiao Salgado, Phil Borges, Mary Ellen Mark, v.v. Tôi nghĩ nhiếp ảnh tài liệu là một bộ phận quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất trong bộ môn nhiếp ảnh. Vì ngoài cái đẹp, nhiếp ảnh tài liệu còn chuyển tải cho người xem và thế hệ sau những sự kiện, kinh nghiệm và những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhân loại. Mỗi loạt ảnh tài liệu là một thông điệp và hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Phạm Mai Khôi: Được biết THE FORGOTTEN ONES là một phần của dự án lớn hơn nữa của anh, mang tựa đề Vietnamese Diaspora -người Việt lưu vong. Xin anh cho biết về dự án Vietnamese Diaspora.
Brian Đoàn: Vào thời điểm này, sau 30 năm kể từ khi chấm dứt cuộc chiến Việt Nam, gần 3 triệu người Việt đang sống tản mác trên gần 90 vùng đất khác khau trên thế giới. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ chứng kiến một sự ra đi ồ ạt và bi thảm (gần nửa triệu người bỏ mình trên đường vượt thoát) đến như vậy. Sống trên những quốc gia tự do, người Việt tiếp tục một cuộc chiến khác để tồn tại và hội nhập, gìn giữ bản sắc, cộng thêm những uẩn ức bức xúc của việc mất nước, huynh đệ tương tàn, ý thức hệ xung khắc, tất cả là một kinh nghiệm lịch sử cần được ghi lại, để học hỏi và hiểu biết nhau hơn, để truyêàn kinh nghệm cho thế hệ mai sau. Đây là một dự án mà tôi khao khát thực hiện. Có thể nói THE FORGOTTEN ONES chỉ là một chương mở đầu "Escape: Vượt thoát" cho những chương kế tiếp về "Diaspora: Lưu vong". Có người nói rằng đây là công việc không tưởng, đội đá vá trời vì cần nhiều công sức, khả năng, thời gian và tiền bạc. Nhưng tôi vẫn cố gắng làm việc được đến đâu hay đến đấy.
Phạm Mai Khôi: Qua THE FORGOTTEN ONES, anh mong độc giả sẽ cảm nhận được điều gì"
Brian Đoàn: Hình ảnh dù trung thực cách mấy cũng chỉ chuyển tải một phần của sự thật. Và sự thật là chúng ta có 2000 đồng bào thuyền nhân và con lai kém may mắn vẫn còn chờ đợi trong đau khổ và vô vọng ở Phi Luật Tân. Tôi mong độc giả của The Forgotten Ones sẽ cảm nhận và thực hiện một truyền thống đẹp đẽ của người Việt Nam là "Lá lành đùm lá rách", hoặc quý hơn nữa là "Lá rách bọc lá nát."
Phạm Mai Khôi: Câu hỏi cuối, khi nhớ về những ngày ở Phi Luật Tân, qua hai chuyến đi, anh cảm thấy điều gì vẫn còn gây ấn tượng đậm nét đối với anh" Và khi nghĩ lại những kinh nghiệm bên Phi Luật Tân, có khi nào anh chợt tiếc, "giá mà mình chụp…""
Brian Đoàn: Giá mà tôi có thể ở lại lâu hơn, chụp được nhiều hình hơn….giá mà tôi có thể đem được nhiều quà hơn cho các trẻ em.
Phạm Mai Khôi: Cảm ơn anh đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn này.

HÌNH ẢNH: (1) Brian Đoàn (ảnh Tường Linh, SJ) .

(2) Trương Tấn Thành, một người Mỹ lai (sinh năm 1968), ngồi với mẹ và cha dượng. Thành và gia đình đến Phi Luật Tân vào tháng 6 năm 1992. Vợ và hai con gái của anh đã về lại Việt Nam năm 1996 sau khi rớt thanh lọc để được định cư tại Hoa Kỳ. Thành hiện thất nghiệp; Thành, mẹ và người cha dượng đau yếu sống nhờ vào sự giúp đỡ của những người tỵ nạn khác ở Manila. Thành hy vọng một ngày nào đó anh sẽ được định cư tại quê cha của anh - Hoa Kỳ, và sau đó sẽ được đoàn tụ cả gia đình.

(3) Võ Thu Vân (sinh năm 1956) hồi tưởng lần bà bị bắt buộc phải hồi hương vào năm 1996, và nghĩ đến hiện thực khốn khổ của bà tại Palawan. Bà Vân đang cầm trong tay tờ báo Palawan Sun ngày 14 tháng 2 năm 1996. Tờ báo đăng hình hai người lính kéo lê bà lên máy bay để cưỡng bách hồi hương. Bà Vân sau đó đã được phép ở lại Phi Luật Tân nhờ vào sự can thiệp của Giáo Hội Công Giáo nước này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như đã loan báo, Chuỗi Nhạc Hội Kỷ Niệm kéo dài ba ngày vào tháng 9 quy tụ các nghệ sĩ tài danh Phi Luật Tân, Việt Nam, và Trung Quốc sẽ bắt đầu từ ngày thứ sáu 20 tháng 9 cho đến Chủ Nhật 22 tháng 9. Trong khuôn khổ chương trình khuyến mãi mùa thu đặc biệt của Sky River Casino, chương trình văn nghệ Việt Nam sẽ đến với quý vị vào ngày thứ Bảy 21 tháng 9 vào lúc 8 giờ tối trên sân khấu lộng lẫy của chúng tôi.
Ngành Thẩm Mỹ luôn giữ một phần quan trọng trong môi trường kinh doanh tại cộng đồng của chúng ta. Cho dù đó là Tiệm làm tóc, Thợ cắt tóc, Thợ làm móng hay Trung Tâm làm đẹp, đây là một ngành công nghiệp không ngừng phát triển, và tạo việc làm cho hàng nghìn người. Là Thượng Nghị Sĩ của quý vị, Janet luôn cập nhật những vấn đề mới nhất trong ngành này. Janet xin kính mời quý vị đến tham dự buổi Hội Thảo Thẩm Mỹ của chúng tôi vào ngày 16 tháng 9 từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều tại trường Cao đẳng Cộng đồng Coastline. Quý vị sẽ thấy nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm, công cụ và dịch vụ mới nhất.
Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo miền nam California tổ chức Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An vào lúc 10 giờ sáng ngày 15-9-2024 tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo số 2114 W. McFadden, Santa Ana, Ca 92704. Đức Phật Thầy Tây An là vị giáo tổ của Phật Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, nguồn gốc của Phật Giáo Hòa Hảo.
Người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa, và người gốc đảo quốc Thái Bình Dương (AANHPI) là nhóm cử tri tăng trưởng nhanh nhất ở Mỹ. Hơn 15 triệu người AANHPI sẽ đủ điều kiện bỏ phiếu vào ngày bầu cử 5 tháng 11 tới.
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ Gốc Á Nam California (AJSOCAL) giới thiệu ra công chúng bộ công cụ và nguồn tài nguyên quyền cử tri.
Kỹ Sư Tạ Trung, Chủ Tịch Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris, đã phát biểu "Tự Do và Dân Chủ (Freedom and Democracy) là những quyền tối thượng mà Phó Tổng Thống Harris hứa sẽ tích cực tranh đấu để bảo vệ nếu bà trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ..."
Cook Political Report công bố tỷ lệ hiện tại là “Ngang Ngửa” thay vì “Nghiêng về đảng Cộng Hòa” giữa hai ứng cử viên tranh cử chức vụ dân biểu liên bang Địa Hạt 45, Derek Trần và Michelle Steel.
Để đón mừng Tết Trung Thu sắp tới, chúng tôi khuyến khích bỏ hút thuốc cho một tương lai tươi sáng, giống như vầng trăng tròn thắp sáng màn đêm. Đây là dịp để người thân trong gia đình và bằng hữu quây quần bên nhau, cùng thưởng thức hương vị bánh trung thu và ăn mừng sự đoàn viên và sung túc. Hãy để ánh trăng tròn là nguồn cảm hứng khơi dậy quyết tâm làm sáng rực tương lai bằng cách cai thuốc lá
Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) trân trọng kính mời quý vị tới dự Chương Trình Khởi Động của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest), diễn ra từ 3 giờ tới 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 22 tháng 9, tại rạp The Frida Cinema, số 305, E. 4th Street, #100, thành phố Santa Ana
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Cho Người Mỹ Gốc Á Nam California (AJSOCAL) và RAND vừa công bố kết quả khảo sát cộng đồng tại Los Angeles, New York; cùng bộ công cụ thông tin giáo dục và tiếp cận cộng đồng liên quan đến việc chống lại sự thù ghét người Mỹ gốc Á. Bảng báo cáo khảo sát và bộ công cụ được tạo nên để giúp các tổ chức cộng đồng đối phó với những thử thách liên quan đến phân biệt chủng tộc mà nhiều người Mỹ gốc Á đang phải đối mặt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.