Nhân vụ ám sát cựu Thủ Tướng Lebanon, chúng ta thử tìm hiểu về lịch sử đất nước này và từ đó suy ngẫm về vận mệnh nước nhà.
Nước Lebanon nằm ngay giữa vùng đất Trung Đông nên cũng có một lịch sử lâu đời như khu vực này. Thật vậy, trước khi người La Mã và sau đó là người Ả Rập làm chủ Địa Trung Hải thì ở Lebanon đã có một giống người là Phoenician làm chủ vùng biển này từ rất xa xưa. Người Phoenician giỏi đi biển, đóng thuyền và họ đã có mặt ở Bắc Phi, Âu Châu để mua bán, trao đổi cách đây hơn 4 ngàn năm.
Nhưng tìm hiểu lịch sử Lebanon, một điểm nổi bật hơn cả có thể nói là số phận nhược tiểu của đất nước này. So với Việt Nam, Lebanon có chung một lịch sử bị các cường quốc xâm chiếm, đô hộ, các thế lực ngọai bang chi phối, phân chia.
Trước khi Việt Nam bị nhà Hán đô hộ thì Lebanon đã là một phần của đế quốc La Mã, dưới quyền vua Hê-Rô-Đê. Trước đó nữa, Lebanon đã từng bị Hòang Đế Hy Lạp Alexander chinh phục. Khi Việt Nam giành độc lập thì Lebanon vẫn là một tỉnh của đế quốc Persian, rồi Byzantine, và sau đó là các đế quốc Hồi Giáo liên tiếp nhau cai trị đất nước nhỏ bé này. Từ triều đại Uymayyad ở Syria, Abassid ở Baghdad, đến Fatimid ở Ai Cập.
Như vậy trong một ngàn năm Việt Nam có cơ hội xây dựng nền độc lập tự chủ thì Lebanon vẫn chìm đắm trong lệ thuộc ngọai bang, mất chủ quyền quốc gia. Đến khi Việt Nam bị Pháp đô hộ thì Lebanon vẫn chưa thấy độc lập mà lúc này thuộc về đế quốc Thổ. Chính sách chia Lebanon ra thành 2 vùng hành chính với 2 sắc dân và tôn giáo khác nhau của Thổ năm 1842 làm ta liên tưởng đến chính sách chia để trị của người Pháp ở Việt Nam.
Sau thế chiến thứ nhất, Thổ thua trận và phải rút quân đội khỏi Lebanon. Nhưng hết Thổ lại đến Pháp. Nguời Pháp bảo hộ Lebanon cho đến sau thế chiến thứ 2 mới thực sự trả độc lập cho Lebanon.
Nhìn thóang qua lịch sử Lebanon thì thấy đất nước này chịu chung 1 số phận nhược tiểu giống Việt Nam.
Nhưng kém may mắn hơn Việt Nam, Lebanon lại nằm ngay giữa giao điểm của các nền văn minh, các cường quốc trong khu vực. Và trong khi Việt nam có rừng núi hiểm trở cản trở các đòan quân xâm lược phương Bắc thì Lebanon đất hẹp lại nằm sát biển nên là miếng mồi không thể bỏ qua đối với các đòan quân viễn chinh đến Trung Đông. Việt Nam may mắn hơn Lebanon là chỉ có một nước Tàu nằm bên cạnh rình rập. Trong khi đó Lebanon lại có quá nhiều cường quốc nằm bao bọc xung quanh. Ở xa đến thì có La Mã, Hy Lạp, gần thì có Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran, và sát bên cạnh là Syria, Do Thái.
Lebanon không chỉ có địa thế kém may mắn hơn Việt Nam, mà ngay cả dân tộc Lebanon cũng có những yếu tố cản trở sự đòan kết dân tộc chống ngọai xâm. Việt Nam là đât nước hiền hòa tiếp nhận đủ mọi tôn giáo trên thế giới. Từ Phật Giáo, Khổng Giáo, Đạo Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, đến các tín ngưỡng dân gian. Các tôn giáo ở Việt nam có thể dung hòa và cùng phát triển. Đạo Cao Đài là 1 ví dụ điển hình của sự dung hòa các tôn giáo ở Việt Nam và tinh thần cởi mở đón nhận các tín ngưỡng mới của người dân Việt Nam. Xung đột tôn giáo ở Viêt Nam có nhưng không sâu đậm, truyền kiếp. Đời Trần, các nhà Nho công kích Phật Giáo. Đến đời Nguyễn, Nho Giáo và Công Giáo xung khắc. Rồi đến thế kỷ 20, Lương Giáo cũng có bất hòa. Nhưng không thể nói ở Việt Nam có nội chiến tôn giáo được.
Lebanon thì khác. Dân số Lebanon ít hơn Việt Nam nhiều, chỉ trên dưới 4 triệu. Nhưng dân Lebanon thuộc nhiều sắc tộc khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau. Khỏang 60% dân Lebanon theo Hồi Giáo, và 40% còn lại theo Thiên Chúa Giáo. Mà trong 40% theo Thiên Chúa Giáo, lại chia ra nhiều tông phái khác nhau như nhóm Chính Thống Giáo gốc Hy Lạp, nhóm Thiên Chúa Giáo Maronite, Công giáo gốc Armenia. Va 60% dân Hồi Giáo cũng chia ra 1 nửa thuộc hệ phái Shi'a, một nửa kia theo Sunni. Không như các nước có dân theo Phật Giáo, các nước có dân theo Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo thường có xung khắc. Đơn giản vì 2 tôn giáo này tích cực trong việc truyền đạo và nhiều đế quốc lấy Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo làm Quốc Giáo. Tất nhiên khi các đê quốc này bành trướng, tranh giành ảnh hưởng thì kéo theo xung đột tôn giáo.
Sau bốn ngàn năm lệ thuộc ngọai bang, cuối cùng Lebanon đã có được độc lập năm 1946. Nhưng chỉ 12 năm sau lại xảy ra nội chiến giữa thành phần Thiên Chúa Giáo thiên hữu và các nhóm Hồi Giáo thiên tả. Hòa bình lập lại chưa được bao lâu thì năm 1975 lại nổ ra 1 cuộc nội chiến lớn hơn. Đây là cơ hội để các ngọai bang can thiệp. Syria đưa quân vào Lebanon năm 1976 trên danh nghĩa giúp Lebanon giữ hòa bình. Năm 1978, đến lượt Do Thái đưa quân vào miền Nam Lebanon, lấy cớ tiêu diệt Mặt Trận Giải Phóng Palestine của ông Arafat đang họat động ở đây. Đến năm 1982, lại đến Mỹ và Pháp đưa lính vào Lebanon tiếng là để bảo vệ dân Palestine và dân Thiên Chúa Giáo bị các phe nhóm giết hại. Syria hỗ trợ cho nhóm Hezbullah đánh đuổi Do Thái ra khỏi miền Nam Lebanon thì Do Thái lại hậu thuẫn các lực lượng vũ trang người Sunni chống lại Hezbullah. Nội chiến ở Lebanon kéo dài từ năm 1975 đến 1995 thật đúng là cơ hội tốt để các thế lực ngọai bang can thiệp.
Do Thái đã rút quân khỏi miền Nam Lebanon năm 2001. Syria đã giảm quân đội ở Lebanon xuống còn 15 ngàn lính. Đó là những cơ hội để Lebanon xây dựng nền độc lập tự chủ thực sự. Nhưng những yếu tố khách quan lịch sử không cho phép Lebanon dễ dàng đạt được điều đó. Vụ ám sát cựu Thủ Tướng Hararri như nhắc nhở về nền độc lập non trẻ, sự chia rẽ trong xã hội Lebanon, và mối hiểm nguy, bất ổn khi 1 đất nước còn chịu ảnh hưởng nặng nề của ngọai bang.
Lịch sử Lebanon có thể xem như một bài học về sự đòan kết dân tộc, cái giá của sự lệ thuộc ngọai bang và những chông gai trên con đường xây dựng nền độc lập tự chủ của các nước nhược tiểu.
Tìm hiểu lịch sử Lebanon cũng chính là dịp để suy ngẫm về lịch sử đất nước Việt Nam của các vua Hùng, tìm và nhận diện những thế mạnh của dân tộc để phát huy nhằm bảo vệ nền độc lập tự chủ đích thực.
Tài liệu tham khảo:
www.wikipedia.com
www.lonelyplanet.com
Nước Lebanon nằm ngay giữa vùng đất Trung Đông nên cũng có một lịch sử lâu đời như khu vực này. Thật vậy, trước khi người La Mã và sau đó là người Ả Rập làm chủ Địa Trung Hải thì ở Lebanon đã có một giống người là Phoenician làm chủ vùng biển này từ rất xa xưa. Người Phoenician giỏi đi biển, đóng thuyền và họ đã có mặt ở Bắc Phi, Âu Châu để mua bán, trao đổi cách đây hơn 4 ngàn năm.
Nhưng tìm hiểu lịch sử Lebanon, một điểm nổi bật hơn cả có thể nói là số phận nhược tiểu của đất nước này. So với Việt Nam, Lebanon có chung một lịch sử bị các cường quốc xâm chiếm, đô hộ, các thế lực ngọai bang chi phối, phân chia.
Trước khi Việt Nam bị nhà Hán đô hộ thì Lebanon đã là một phần của đế quốc La Mã, dưới quyền vua Hê-Rô-Đê. Trước đó nữa, Lebanon đã từng bị Hòang Đế Hy Lạp Alexander chinh phục. Khi Việt Nam giành độc lập thì Lebanon vẫn là một tỉnh của đế quốc Persian, rồi Byzantine, và sau đó là các đế quốc Hồi Giáo liên tiếp nhau cai trị đất nước nhỏ bé này. Từ triều đại Uymayyad ở Syria, Abassid ở Baghdad, đến Fatimid ở Ai Cập.
Như vậy trong một ngàn năm Việt Nam có cơ hội xây dựng nền độc lập tự chủ thì Lebanon vẫn chìm đắm trong lệ thuộc ngọai bang, mất chủ quyền quốc gia. Đến khi Việt Nam bị Pháp đô hộ thì Lebanon vẫn chưa thấy độc lập mà lúc này thuộc về đế quốc Thổ. Chính sách chia Lebanon ra thành 2 vùng hành chính với 2 sắc dân và tôn giáo khác nhau của Thổ năm 1842 làm ta liên tưởng đến chính sách chia để trị của người Pháp ở Việt Nam.
Sau thế chiến thứ nhất, Thổ thua trận và phải rút quân đội khỏi Lebanon. Nhưng hết Thổ lại đến Pháp. Nguời Pháp bảo hộ Lebanon cho đến sau thế chiến thứ 2 mới thực sự trả độc lập cho Lebanon.
Nhìn thóang qua lịch sử Lebanon thì thấy đất nước này chịu chung 1 số phận nhược tiểu giống Việt Nam.
Nhưng kém may mắn hơn Việt Nam, Lebanon lại nằm ngay giữa giao điểm của các nền văn minh, các cường quốc trong khu vực. Và trong khi Việt nam có rừng núi hiểm trở cản trở các đòan quân xâm lược phương Bắc thì Lebanon đất hẹp lại nằm sát biển nên là miếng mồi không thể bỏ qua đối với các đòan quân viễn chinh đến Trung Đông. Việt Nam may mắn hơn Lebanon là chỉ có một nước Tàu nằm bên cạnh rình rập. Trong khi đó Lebanon lại có quá nhiều cường quốc nằm bao bọc xung quanh. Ở xa đến thì có La Mã, Hy Lạp, gần thì có Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran, và sát bên cạnh là Syria, Do Thái.
Lebanon không chỉ có địa thế kém may mắn hơn Việt Nam, mà ngay cả dân tộc Lebanon cũng có những yếu tố cản trở sự đòan kết dân tộc chống ngọai xâm. Việt Nam là đât nước hiền hòa tiếp nhận đủ mọi tôn giáo trên thế giới. Từ Phật Giáo, Khổng Giáo, Đạo Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, đến các tín ngưỡng dân gian. Các tôn giáo ở Việt nam có thể dung hòa và cùng phát triển. Đạo Cao Đài là 1 ví dụ điển hình của sự dung hòa các tôn giáo ở Việt Nam và tinh thần cởi mở đón nhận các tín ngưỡng mới của người dân Việt Nam. Xung đột tôn giáo ở Viêt Nam có nhưng không sâu đậm, truyền kiếp. Đời Trần, các nhà Nho công kích Phật Giáo. Đến đời Nguyễn, Nho Giáo và Công Giáo xung khắc. Rồi đến thế kỷ 20, Lương Giáo cũng có bất hòa. Nhưng không thể nói ở Việt Nam có nội chiến tôn giáo được.
Lebanon thì khác. Dân số Lebanon ít hơn Việt Nam nhiều, chỉ trên dưới 4 triệu. Nhưng dân Lebanon thuộc nhiều sắc tộc khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau. Khỏang 60% dân Lebanon theo Hồi Giáo, và 40% còn lại theo Thiên Chúa Giáo. Mà trong 40% theo Thiên Chúa Giáo, lại chia ra nhiều tông phái khác nhau như nhóm Chính Thống Giáo gốc Hy Lạp, nhóm Thiên Chúa Giáo Maronite, Công giáo gốc Armenia. Va 60% dân Hồi Giáo cũng chia ra 1 nửa thuộc hệ phái Shi'a, một nửa kia theo Sunni. Không như các nước có dân theo Phật Giáo, các nước có dân theo Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo thường có xung khắc. Đơn giản vì 2 tôn giáo này tích cực trong việc truyền đạo và nhiều đế quốc lấy Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo làm Quốc Giáo. Tất nhiên khi các đê quốc này bành trướng, tranh giành ảnh hưởng thì kéo theo xung đột tôn giáo.
Sau bốn ngàn năm lệ thuộc ngọai bang, cuối cùng Lebanon đã có được độc lập năm 1946. Nhưng chỉ 12 năm sau lại xảy ra nội chiến giữa thành phần Thiên Chúa Giáo thiên hữu và các nhóm Hồi Giáo thiên tả. Hòa bình lập lại chưa được bao lâu thì năm 1975 lại nổ ra 1 cuộc nội chiến lớn hơn. Đây là cơ hội để các ngọai bang can thiệp. Syria đưa quân vào Lebanon năm 1976 trên danh nghĩa giúp Lebanon giữ hòa bình. Năm 1978, đến lượt Do Thái đưa quân vào miền Nam Lebanon, lấy cớ tiêu diệt Mặt Trận Giải Phóng Palestine của ông Arafat đang họat động ở đây. Đến năm 1982, lại đến Mỹ và Pháp đưa lính vào Lebanon tiếng là để bảo vệ dân Palestine và dân Thiên Chúa Giáo bị các phe nhóm giết hại. Syria hỗ trợ cho nhóm Hezbullah đánh đuổi Do Thái ra khỏi miền Nam Lebanon thì Do Thái lại hậu thuẫn các lực lượng vũ trang người Sunni chống lại Hezbullah. Nội chiến ở Lebanon kéo dài từ năm 1975 đến 1995 thật đúng là cơ hội tốt để các thế lực ngọai bang can thiệp.
Do Thái đã rút quân khỏi miền Nam Lebanon năm 2001. Syria đã giảm quân đội ở Lebanon xuống còn 15 ngàn lính. Đó là những cơ hội để Lebanon xây dựng nền độc lập tự chủ thực sự. Nhưng những yếu tố khách quan lịch sử không cho phép Lebanon dễ dàng đạt được điều đó. Vụ ám sát cựu Thủ Tướng Hararri như nhắc nhở về nền độc lập non trẻ, sự chia rẽ trong xã hội Lebanon, và mối hiểm nguy, bất ổn khi 1 đất nước còn chịu ảnh hưởng nặng nề của ngọai bang.
Lịch sử Lebanon có thể xem như một bài học về sự đòan kết dân tộc, cái giá của sự lệ thuộc ngọai bang và những chông gai trên con đường xây dựng nền độc lập tự chủ của các nước nhược tiểu.
Tìm hiểu lịch sử Lebanon cũng chính là dịp để suy ngẫm về lịch sử đất nước Việt Nam của các vua Hùng, tìm và nhận diện những thế mạnh của dân tộc để phát huy nhằm bảo vệ nền độc lập tự chủ đích thực.
Tài liệu tham khảo:
www.wikipedia.com
www.lonelyplanet.com
Gửi ý kiến của bạn