NEW YORK - Hơn 3 năm trên tiến trình hồi phục kinh tế, lương giờ công nhân Mỹ tiếp tục sụt giảm khi so sánh điều chỉnh với tỉ lệ lạm phát, và không có hy vọng gì tiến trình suy giảm này đảo ngược sớm nổi.
Ngòai những yếu tố tạm thời góp phần cho sự hồi phục chậm rãi ra khỏi cuộc suy thóai năm 2001, một số người tin rằng tình hình tòan cầu hóa, tình hình việc làm chạy ra hải ngọai, và tình hình suy giảm thế lực của các công đòan đã làm cho lương công nhân Mỹ không theo nổi lạm phát.
Một số công ty còn kết luận rằng truyền thống tăng lương cao hơn tỉ lệ lạm phát không còn cần thiết nữa để giữ chân công nhân khỏi bỏ đi. Thực sự, có thể là sẽ không bao giờ cần như thế nữa.
Mặc dù đồng lương thực sự đang sụt giảm đối với nhiều công nhân, người tiêu thụ vẫn tiếp tục tiêu xài để giúp nền kinh tế tăng trưởng. Người tiêu thụ chi xài, chiếm khỏang 2/3 toàn bộ sinh hoat kinh tế, vẫn ở mức tương đối cao trong thời gian hồi phục, giữa lúc tiền tiết kiệm vẫn tiếp tục sụt giảm.
Trong khi đó, mức tăng trung bình về lương giờ và lương năm đã sụt dưới 3% trong thời kỳ 12 tháng tính tới tháng 9 đối với công nhân Mỹ, theo Sở Thống Kê Lao Động. Tiền lương tăng đúng ra là 2.4% -- mức tăng thấp nhất trong lịch sử nhân dụng Hoa Kỳ, một phần bởi vì chi phí chăm sóc y tế tăng đã nâng chi phí tòan bộ cho các công ty.
Tình hình lương giờ (hourly wage) đối với công nhân lĩnh vực sản xuất và dịch vụ - khu vực này chiếm tới 4/5 tổng nhân dụng Hoa Kỳ - đã sụt giảm hay là vẫn đứng nguyên, khi tính vào tỉ lệ lạm phát, trong tất cả các tháng kể từ tháng 5, theo bản phúc trình nói trên của Sở.
Còn mức tăng của lương năm (salary) trong truyền thống vẫn là từ 1% tới 2% trên mức lạm phát, và sấp xỉ 2% trong cuối thập niên 1990s, theo các bản nghiên cứu của Mercer Human Resource Consulting.
Bây giờ thì nó chỉ gần tới 1%, theo lời Steven Gross, người phụ trách về tham vấn của Mercer. "Nếu không có biến đổi nào về cung và cầu, tôi không thấy có áp lực tăng lương nhiều lắm."
Ngòai những yếu tố tạm thời góp phần cho sự hồi phục chậm rãi ra khỏi cuộc suy thóai năm 2001, một số người tin rằng tình hình tòan cầu hóa, tình hình việc làm chạy ra hải ngọai, và tình hình suy giảm thế lực của các công đòan đã làm cho lương công nhân Mỹ không theo nổi lạm phát.
Một số công ty còn kết luận rằng truyền thống tăng lương cao hơn tỉ lệ lạm phát không còn cần thiết nữa để giữ chân công nhân khỏi bỏ đi. Thực sự, có thể là sẽ không bao giờ cần như thế nữa.
Mặc dù đồng lương thực sự đang sụt giảm đối với nhiều công nhân, người tiêu thụ vẫn tiếp tục tiêu xài để giúp nền kinh tế tăng trưởng. Người tiêu thụ chi xài, chiếm khỏang 2/3 toàn bộ sinh hoat kinh tế, vẫn ở mức tương đối cao trong thời gian hồi phục, giữa lúc tiền tiết kiệm vẫn tiếp tục sụt giảm.
Trong khi đó, mức tăng trung bình về lương giờ và lương năm đã sụt dưới 3% trong thời kỳ 12 tháng tính tới tháng 9 đối với công nhân Mỹ, theo Sở Thống Kê Lao Động. Tiền lương tăng đúng ra là 2.4% -- mức tăng thấp nhất trong lịch sử nhân dụng Hoa Kỳ, một phần bởi vì chi phí chăm sóc y tế tăng đã nâng chi phí tòan bộ cho các công ty.
Tình hình lương giờ (hourly wage) đối với công nhân lĩnh vực sản xuất và dịch vụ - khu vực này chiếm tới 4/5 tổng nhân dụng Hoa Kỳ - đã sụt giảm hay là vẫn đứng nguyên, khi tính vào tỉ lệ lạm phát, trong tất cả các tháng kể từ tháng 5, theo bản phúc trình nói trên của Sở.
Còn mức tăng của lương năm (salary) trong truyền thống vẫn là từ 1% tới 2% trên mức lạm phát, và sấp xỉ 2% trong cuối thập niên 1990s, theo các bản nghiên cứu của Mercer Human Resource Consulting.
Bây giờ thì nó chỉ gần tới 1%, theo lời Steven Gross, người phụ trách về tham vấn của Mercer. "Nếu không có biến đổi nào về cung và cầu, tôi không thấy có áp lực tăng lương nhiều lắm."
Gửi ý kiến của bạn