Hôm nay,  

Tem Thư Úc Châu Kỷ Niệm 30 Năm Dân Việt Trên Xứ Úc

18/12/200400:00:00(Xem: 5566)
(Adelaide Tuần Báo) Vào Thứ Năm ngày 09.12.04 vừa qua trong phiên họp Quốc Hội Tiểu Bang Nam Úc, dân biểu khu vực Enfield, ông John Rau đã nêu vấn đề kỷ niệm người Việt đến định cư tại Úc thấm thoát đã trải qua 30 năm. Trong nghị trình họp quốc hội, ông đã đặt những câu hỏi trực tiếp đến ông Bộ trưởng Tư Pháp kiêm Sắc Tộc Sự Vụ ông M.J. Atkinson với nội dung như sau:
Ô. Rau: câu hỏi tôi muốn dặt ra với ông Bộ trưởng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ là, người Việt định cư trên đất Úc đã được 30 năm, tính từ lớp người đầu tiên đến Úc tới nay. Ông Bộ trưởng có thể cho biết quốc hội sẽ làm gì để kỷ niệm biến cố quan trọng này"

Ô. Atkinson: Thưa, tôi rất vui mừng để trả lời câu hỏi của đồng viện John Rau đại diện khu Enfield rằng ông đang đạo đạt nguyện vọng của các cử tri mà ông đại diện trong khu vực ông, nơi có rất nhiều người Úc gốc Việt sinh sống. Vâng, năm 2005 là năm quan trọng đánh dấu biến cố định cư của người Úc gốc Việt và cũng rất quan trọng đối với tất cả người Úc chúng ta. Sự di dân rất lớn của người Việt đến Úc là một biến cố lớn trong lịch sự di dân của nước Úc.
Sau biến cố 30.04.75 khi Sài Gòn thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, hàng trăm ngàn người Việt đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do, tìm đến định cư ở nhiều nước khác nhau. Rất nhiều người Việt đã đến Úc bằng thuyền và sau đó đoàn tụ bằng đường hàng không. Tôi muốn ca tụng quyết định sáng suốt của Cựu Thủ tướng Malcolm Fraser đã tiếp nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt nam khời đầu cho việc định cư cuả người Việt trên đất Úc.


Thưa quý đồng viện, những thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam rất xứng đáng được hưởng quy chế tỵ nạn vì họ đã trả một giá rất đắt cho sự đi tìm tự do bằng những hy sinh mất mát to lớn của thân nhân họ trên biển, những kinh khiếp của nạn hải tặc để tìm đến bến bờ tự do. Tôi phải công nhận rằng, một thiểu số đảng viên trong đảng của tôi lúc bấy giờ đã không có thiện cảm với những người Việt tỵ nạn. Ngay cả trong đảng Tự Do cũng vậy, có những khuynh hướng bài Á Châu vào thời điểm đó. Đây là một điều đáng xấu hổ. Tuy nhiên, cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser vẫn giữ vững lập trường cứu vớt những người tỵ nạn Việt Nam này.
Sau 30 năm định cư tại Úc, người Việt tỵ nạn đã rất thành công và đóng góp cho xã hội Úc những thành quả vô cùng to lớn ở khắp các tiểu bang trên đất Úc. Riêng tại Nam Úc số người Úc gốc Việt hiện nay vào khoảng 15 ngàn người, họ sinh sống một cách thật hài hoà và đóng góp công sức trên rất nhiều lãnh vực xã hội và Cộng Đồng Việt Nam tại nam Úc đang mong có được một ngày kỷ niệm, đánh dấu sự trưởng thành cuả họ trong xã hội đa văn hoá Úc này.
Để đánh dấu biến cố quan trọng này, ông Lê Văn Hiếu người được tôi giao trách vụ Phó Chủ Tịch Hội Đồng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ Nam Úc đã nhắc nhở tôi về một đề nghị của ông là yêu cầu Bưu Điện Úc Châu cho phát hành một con tem ghi nhớ biến cố trọng đại này. Tôi đã dưa đề nghị này đến ông John Kiosoglous Chủ tịch Hội Đồng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Nam Úc cứu xét trước Uỷ Ban Thường Trực Đa Văn Hoá và Sắc Tộc Úc Châu. Sau đó, tôi rất vui mừng và thông báo cho quý vị biết rằng đề nghị này đã được Hội Đồng chấp thuận .
Đây là một tin vui không những cho cộng đồng người Úc gốc Việt mà còn là niềm hãnh diện chung cho tất cả dân Úc chúng ta. Nó sẽ là nhịp cầu nối kết cho sự phát triển một nước Úc tốt đẹp trên nền tảng đa văn hóa để vinh danh những đóng góp to lớn cuả người Việt cho đất nước này.
(Thường Vụ tường thuật)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Năm nay GHPGVNTN hải ngoại tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh tại công viên JFK Hocky Fields, đây là một địa điểm tuyệt vời nằm bên bờ hồ Tidal Basin, chung quanh là cả một quần thể di tích lịch sử như: Đài tưởng niệm Washington (Washington Monument), đài tưởng niệm Abraham Lincoln (Abraham Lincoln Memorials), đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, đài tưởng niệm chiến tranh đệ nhị thế chiến…
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Vào thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, các dân cử, lãnh đạo cộng đồng và cư dân tại Little Saigon, Quận Cam sẽ cùng nhau tham gia buổi lễ tưởng niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Buổi lễ sẽ do Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club – VADC) tổ chức.
Hình ảnh cảm động nhất trong cuộc hội thảo có lẽ là lúc ban tổ chức trao huy hiệu để cảm ơn những người tham gia hội thảo cũng là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, có cả người Mỹ và người Việt.
50 năm trôi qua, nhiều thế hệ đã qua đời, những thế hệ sau có vấn đề của họ, nhiều thứ người ta muốn quên, nhiều thứ tưởng chừng quên nhưng vẫn nằm trong tâm thức cộng đồng, sẽ dai dẳng vài thế kỷ, ngăn trở sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Như tiến sĩ Veith nói với các em, rằng chúng ta phải viết, phải là chứng nhân. Lịch sử phải được ghi lại trung thực nhất cho mai sau, để sự thật không được bóp méo bởi vô số ấn phẩm, phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền “Bên Thắng Cuộc”. Đó là công việc các thiện nguyện viên Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang nỗ lực thực hiện, và nhiều người khác, nơi khác cũng đang làm.
Ba mươi sáu tay golf hàng đầu thế giới của LPGA sẽ hội tụ tại Pechanga Resort Casino vào thứ Ba, ngày 8 tháng 4. Các nữ vận động viên sẽ tham gia sự kiện Pechanga Pro-Am lần thứ 12 với không khí vui vẻ và không áp lực tại sân golf Journey at Pechanga, một phần của Pechanga Resort Casino. Những tay golf như Angel Yin, Gabriela Ruffels, Grace Kim, Savannah Grewal và Dewi Weber sẽ có cơ hội thi đấu trên một trong những sân golf được đánh giá cao nhất tại California cùng với các khách mời và nhà tài trợ, trong khi tận hưởng sự gắn kết thân thiện và tinh thần thi đấu hữu nghị, bởi lịch thi đấu chính thức của giải Tour sẽ chưa bắt đầu lại cho đến ngày 17 tháng 4 tại khu vực Los Angeles.
Tổng thống Trump khi ra tranh cử đã hứa sẽ trục xuất hàng loạt di dân; thề sẽ làm cho nước Mỹ an toàn hơn bằng cách trục xuất những người nhập cư phạm tội. Nhưng khi thực hiện, chính phủ Trump đã không chỉ dừng ở tội phạm; cả những cư dân hợp pháp, người có visa hợp lệ, khách du lịch, và thậm chí cả những đang xin visa cũng bị giam giữ.
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.