Hôm nay,  

Truyền Thừa Và Phương Pháp Của Thiền Tông

23/11/200400:00:00(Xem: 6012)
Hôm nay xin nói về sự truyền thừa và phương pháp của Thiền Tông Phật Giáo.
Nói đến sự truyền thừa của Thiền Tông, người tu thiền không ai là không biết đến tích 'Niêm Hoa Vi Tiếu', sự tích đức Phật chia nửa tòa ngồi và trao y tăng già lê cho trưởng lão Ma Ha Ca Diếp để sau này nối tiếp ngài trên con đường hoằng dương Phật Pháp. Thật ra Thiền Tông khởi đầu ngay từ khi đức Phật bỏ cung điện, vua cha cùng vợ đẹp con thơ lên đường tầm đạo với một nguyện ước lớn lao trong đầu là 'Làm Sao Giúp Con Người Thóat khỏi Khổ Đau"', 'Làm Sao Giải Thoát Được Sanh Lão Bệnh Tử"'. Trên hành trình tu tập, tầm cầu, trong tâm thái tử Tất Đạt Đa không lúc nào là không nghĩ đến việc Thoát Khỏi Sanh Tử. Chính vì sự kiên trì tầm cầu đó mà có sự đắc đạo giải thoát sau 49 ngày thiền tọa dưới cội bồ đề.
Tôn Giả A Nan mặc dù đã đắc quả A La Hán ở buổi kết tập kinh điển lần thứ nhất sau khi Phật nhập diệt 100 ngày ở đại hội Linh Sơn, vẫn không ngừng thắc mắc rằng không biết Phật có mật truyền gì cho Ca Diếp ngoài việc trao y tăng già lê không" Những thắc mắc này cứ canh cánh trong lòng A Nan, cho đến một ngày không chịu được nữa A Nan hỏi Ca Diếp: Này sư huynh, khi xưa ngoài việc trao y tăng già lê cho sư huynh, Phật có truyền pháp gì riêng không" Tổ Ca Diếp gọi: A Nan! A Nan đáp: Dạ! Tổ Ca Diếp nói: Cây phướng trước cổng đổ. A Nan ngay đó tỏ ngộ. Tổ Ca Diếp liền ấn chứng cho A Nan là vị tổ thứ hai và đem y tăng già lê trao truyền để chánh pháp nhãn tạng được tiếp tục hoằng truyền. Tổ Ca Diếp nói kệ:
Pháp pháp bổn lai pháp, Vô pháp vô phi pháp, Hà ư nhất pháp trung, Hữu pháp hữu phi pháp.
Nghĩa là:
Các pháp xưa nay không phải pháp cũng không phải phi pháp, Làm sao trong một pháp lại có pháp và phi pháp.
Thiền Tông được truyền tới Trung Hoa từ Bồ Đề Đạt Ma rồi được chia ra làm năm nhánh bẩy ngành nhưng yếu chỉ vẫn không rời chánh pháp nhãn tạng được Phật trao truyền cho Ma Ha Ca Diếp tại đại hội Linh Sơn ngày nào:
Pháp bổn vô pháp, Vô pháp pháp diệc pháp, Kim phó vô pháp thời, Pháp pháp hà tằng pháp.
Nghĩa là:
Gốc của pháp vốn không pháp, Không pháp và pháp cũng là pháp, Nay khi trao không pháp, Các pháp chưa từng là pháp.
Trong phạm vi bài này, người viết không diễn giải các câu kệ trên. Nếu giữ câu này trong tâm không lúc nào rời thì cũng có thể có ngày vào được đạo.
Kinh Phật được dịch sang tiếng Trung Hoa và tư tưởng Phật Giáo phát triển rất mạnh ở đó. Người Trung Hoa bổ xung tư tưởng Nho Lão vào đạo Phật, chùa chiền được xây dựng và tăng lữ rất được kính ngưỡng vì các vị vua Trung Hoa đều ngưỡng mộ đạo Phật. Tiêu biểu là Lương Vũ Đế, ngài cho xây dựng rất nhiều chùa chiền và giúp đỡ tích cực cho hàng tăng lữ. Vũ Đế cũng là một giảng sư đại tài đến nỗi người thời đó ca tụng rằng khi ngài thuyết pháp thì trên trời cũng phải rải hoa xuống để tán thán. Vào đầu thế kỷ thứ 6, Bồ Đề Đạt Ma (vị tổ sư thiền thứ 28 bên Ấn Độ) đã theo thuyền rong ruổi suốt 3 năm mới đến Quảng Châu bên Trung Hoa. Vua Lương Vũ Đế được sớ báo cáo liền sai sứ thỉnh ngài về kinh đô Kim Lăng. Vua Lương Vũ Đế kể ra các việc xây chùa độ tăng cốt để Bồ Đề Đạt Ma tán thán công đức thế mà Bồ Đề Đạt Ma chẳng những không tán thán mà còn phán là xây chùa độ tăng là chẳng công đức gì cả. Vua lại khoe sự uyên thâm giáo lý của mình bằng cách hỏi về Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa, thế mà mà Đạt Ma lại thản nhiên trả lời là rỗng rang không thánh. Vua tức hỏi mi là ai mà trước trẫm ăn nói như vậy, ngài ngây ngô trả lời là chẳng biết.
Chém ba nhát kiếm như vậy mà nhà vua không khế hội, Bồ Đề Đạt Ma bèn lên thuyền qua hướng bắc vào đất Ngụy đến Lạc Dương vào hang Thiếu Thất trong chùa Thiếu Lâm ở Trung Sơn ngồi quay mặt vào vách mà chẳng nói một lời.
Suốt 9 năm diện bích, ngài chỉ có 4 đệ tử là Đạo Phó, Ni Cô Tổng Trì, Đạo Dục và Huệ Khả. Khi trình sở đắc, Đạo Phó nói chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đấy là dụng của đạo; ngài nói, ngươi được phần da của ta. Ni Cô Tổng Trì nói chỉ thấy một lần không còn thấy lại; ngài bảo, ngươi được phần thịt của ta. Đạo Dục thưa bốn đại vốn không, năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con là không một pháp nào có thể đắc; ngài nói, ngươi được phần xương của ta. Huệ Khả bước ra đảnh lễ rồi lui lại và đứng yên lặng; ngài bảo, ngươi được phần tủy của ta. Ngay đó Đạt Ma Sư Tổ trao truyền y bát cho Huệ Khả làm tin để tiếp tục hoằng truyền Chánh Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn Diệu Tâm bên Trung Hoa. Đó là sự tích về sự trao truyền mật ý của Phật bên Trung Hoa:
Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực chỉ chân tâm, Kiến tánh thành Phật.
Nghĩa là:
Giáo pháp được trao truyền không dựa vào văn tự, chỉ thẳng chân tâm, thấy tánh thành Phật.
Nếu chúng ta thắc mắc và ngày đêm quán chiếu rằng tại sao xay chùa độ tăng lại không công đức" Hay là tại sao lại rỗng rang không thánh" Hay là tại sao trước mặt vua mà lại không biết mình là ai" Cứ miên mật khán chiếu những câu hỏi ấy thì cũng có cơ may vào đạo.
Ngoài ra nếu thấy thắc mắc tại sao chẳng chấp và chẳng lìa văn tự lại là dụng của đạo" Thấy một lần không thấy lại thì là đạo" Không một pháp nào có thể đắc là gì" Im lặng là gì" Những câu nói đó nếu lấy làm thoại đầu, ngày đêm khán chiếu thì cũng có cơ vào đạo.
Nhiều hành giả đã theo học với rất nhiều vị thầy nhưng vẫn chưa nắm được yếu chỉ của thiền tông, luôn đối ngoại tầm cầu, vừa mới đến với KHÓA THIỀN VÀ THƯ GIÃN là thắc mắc hỏi tại sao lại gọi là Khóa Thiền và Thư Giãn, cứ phóng tâm phân biệt rán hỏi cho được thiền ở đây như thế nào, có gì khác biệt với các pháp môn của các vị thầy hay các tông phái khác, có gì đặc biệt trao truyền không" Khởi tâm phân biệt và tầm cầu như vậy là đã quá xa với thiền tông rồi.
Thật ra muốn hiểu thiền đòi hỏi thật nhiều kiên nhẫn. Thuở xưa có một đệ tử theo hầu một vị thiền sư cả mười năm, không được vị này dậy bảo gì, bèn bỏ đi. Sau nhiều năm tháng, đi đâu cũng nghe các vị thầy khác tán thán vị thầy của mình. Đệ tử này trở về trách thầy mình sao chẳng chịu dậy gì cho mình cả. Thiền sư này bảo, sao nói ta chẳng dậy ngươi, ngươi nấu nước thì ta pha trà, người nấu cơm thì ta thọ trai, ngươi đem nước đến thì ta rửa tay. Ngay đó vị đệ tử này ngộ. Thiền nhiều khi không phải dùng lời nói, chỉ nhìn phong cách của vị thiền sư, người thượng căn cũng có thể ngộ được phần nào.
Huệ Năng đâu được Hoằng Nhẫn dậy dỗ gì, tới Hoàng Mai bị Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đuổi vào nhà trù giã gạo, thế mà lại ngộ đạo và được trao truyền y bát, được ấn chứng là vị tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Hoa. Lâm Tế theo tu học với Hoàng Bá rất nhiều năm tháng, thế mà ba lần hỏi đạo, ba lần bị ăn gậy của Hoàng Bá, rời Hoàng Bá đến thiền sư Đại Ngu kể lại sự việc. Đại Ngu chỉ nói thầy ngươi từ bi như vậy mà tại sao ngươi lại ta thán, ngay câu ấy Lâm Tế khế ngộ, sau này trở thành vị tổ sư của dòng Lâm Tế.
Có một thức giả đến với một thiền sư Nhật Bản hỏi đạo, vị thiền sư này chẳng nói gì, chỉ rót trà mời vị thức giả. Vị thiền sư này cứ từ từ rót trà vào ly của vị thức giả kia hoài mà chẳng nói một lời gì. Vị thức giả nói ly trà đầy rồi sao thiền sư cứ rót hoài. Vị thiền sư nói, ấy à, đầu thí chủ cũng quá đầy, bần tăng phải nói gì bây giờ" Tới với một thiền sư mà đầu óc chứa đầy thành kiến thì có chỗ nào vào đạo.
Ở New York, muốn được tham dự khóa thiền với Thiền sư Thánh Nghiêm thì điều kiện tiên quyết là không được nói cao nói thấp, không được bàn luận về Pháp Hoa hay Hoa Nghiêm gì cả, bất cứ một điều gì cũng không được bàn luận. Ở đó chỉ im lặng ngày ngày tọa thiền, thiền hành, thư giãn, làm các công việc được giao phó; nếu vi phạm thì được mời ra khỏi thiền đường.
Phật đã nói kệ Pháp bổn vô pháp, Vô pháp pháp diệc pháp (Pháp vốn vô pháp, Vô pháp và pháp đều là pháp), kinh Kim Cang có nói: Pháp còn ưng xảû hà huống phi pháp. Thế mà người ta vẫn cứ chạy đông chạy tây hướng ngoại tìm cầu. Không biết với tâm tư như thế mà tới với các vị Tổ Sư xưa thì được ăn mấy hèo. Thật ra tôi chẳng hướng dẫn gì đặc biệt chỉ muốn mọi người bỏ đi những chấp trước mê muội tầm cầu. Chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu muốn hỏi nữa thì cũng tạm vì người mà chép ra đây lời dậy của Mã Tổ Đạo Nhất:
"Các ngươi mỗi người phải tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâm Phật. Tổ Đạt Ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp thượng thừa nhất tâm, mục đích khai ngộ cho chúng sanh. Tổ lại dẫn kinh Lăng Già để chúng sanh nương vào đó để ấn chứng. Sợ e các người điên đảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinh Lăng Già nói: Phật nói tâm là chủ, cửa Không là cửa Pháp (Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi Pháp môn).
Phàm người cầu Pháp nên không có chỗ cầu, ngoài Tâm không riêng có Phật, ngoài Phật cũng không có Tâm, không lấy thiện chẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạt Tánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không có tự tánh nên tam giới chỉ là Tâm, sum la vạn tượng đều là cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy Tâm, Tâm không tự là Tâm, nhơn sắc mới có.
Các người nếu tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn không có chỗ ngại, đạo quả Bồ Đề cũng như thế. Nơi Tâm sanh ra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức là chẳng sanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơm mặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua, đâu còn có việc gì. Các người nhận ta dậy, hãy nghe bài kệ này:
Tâm địa tùy thời thuyết, Bồ đề diệc chi ninh. Sự lý câu vô ngại, Đương sanh tức bất sanh.
Nghĩa là:
Đất tâm tùy thời nói, Bồ đề cũng thế thôi. Sự lý đều không ngại, Khi sanh là chẳng sanh."
Nhiều người tới khoe với tôi rằng họ ngồi kiết già được rất lâu, cho rằng đó là sở đắc của họ. Ngồi tọa thiền được lâu mà tâm không bị vọng tưởng cũng không phải là điều dễ, phải bỏ rất nhiều công phu, tu tập kiên trì nhưng lấy đó làm sở đắc thì cũng không trúng vì cứu cánh của thiền không phải là ngồi lâu. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ dậy rằng:

"Này thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền" Trong pháp môn này không chướng không ngại, ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm niệm chẳng khởi gọi là Tọa; trong thấy tự tánh chẳng động, gọi là Thiền. Này thiện tri thức, sao gọi là thiền định" Ngoài lìa tướng là Thiền, trong chẳng loạn là Định. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm tức loạn; ngoài nếu lìa tướng, tâm tức chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh, suy nghĩ cảnh tức là loạn; nếu thấy các cảnh mà tâm chẳng loạn, ấy là chơn định vậy. Nầy thiện trí thức! Ngoài lìa tướng tức là Thiền, trong chẳng loạn tức là Định. Ngoài Thiền, trong Định, ấy gọi là Thiền Định. Kinh Bồ Tát Giới nói: Bản tánh của ta vốn tự thanh tịnh. Này thiện tri thức! Trong mỗi niệm tự thấy được bản tánh thanh tịnh, tự tu, tự hành, tự thành Phật Đạo."
Hãy xem công án sau:
Đời Đường niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai (713 tây lịch), Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng đến chùa Bát Nhã ở dẫy núi Hoành Nhạc. Có vị Sa môn hiệu Đạo Nhất (Mã Tổ) suốt ngày ngồi thiền. Tổ Nam Nhạc biết là bậc Pháp khí bèn đi đến hỏi, đại đức ngồi thiền để làm gì" Đạo Nhất thưa, để làm Phật. Tổ Nam Nhạc bèn lấy một cục gạch đến bên hòn đá ở trước am của Đạo Nhất mà mài. Đạo Nhất lấy làm lạ hỏi, thầy mài gạch làm gì" Ta mài gạch để làm gương. Mài gạch đâu thể thành gương. Thế thì ngồi thiền làm sao thành Phật được. Đạo Nhất hỏi, vậy làm thế nào mới phải" Nam Nhạc hỏi lại, như trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là phải hay đánh trâu là phải" Đạo Nhất làm thinh. Nam Nhạc nói, người học ngồi thiền hay ngồi Phật" Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm; nếu học ngồi Phật, Phật cũng không có tướng nhất định; đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả; ngươi nếu ngồi Phật tức giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia. Đạo Nhất nghe tổ dậy như uống đề hồ liền kính lễ.
Nhiều người muốn biết tông chỉ của Vân Môn. Xin nói đến một vài công án của tổ Vân Môn Văn Yển. Văn Yển khi là du tăng hành cước, đầu tiên đến với thiền sư Trần Tôn Túc ở Mục Châu, vị thiền sư được thâm ngộ nơi tổ sư Hoàng Bá). Vừa thấy Văn Yển đến, Mục Châu liền đóng cửa. Văn Yển gõ cửa, Mục Châu hỏi ai" Văn Yển thưa, con. Hỏi, làm gì" Đáp, việc mình chưa sáng xin thầy chỉ dậy. Mục Châu mở cửa, trông thấy Văn Yển liền đóng cửa lại. Ngày thứ hai cũng xẩy ra y như vậy. Ngày thứ ba Mục Châu mở cửa, Văn Yển liền chen chân vào. Mục Châu nắm người Văn Yển lại, bảo: Nói! Nói! Văn Yển vừa suy nghĩ liền bị Mục Châu xô ra và đóng sầm cửa lại. Bàn chân Văn Yển bị kẹt nát . Cái đau thấu xương ấy khiến Văn Yển ngộ nhập được đạo. Mục Châu Tôn Túc chỉ Văn Yển đến yết kiến Tuyết Phong Nghĩa Tồn.
Văn Yển đến trang sở của Tuyết Phong, gặp một vị tăng, ngài nhờ vị tăng này nhân lúc Tuyết Phong thượng đường nhóm họp chúng liền ra tay nắm cổ tay Tuyết Phong mà nói: Ông già, trên cổ mang gông, sao chẳng cởi đi" Vị tăng này làm đúng như lời ngài bảo. Tuyết Phong bước xuống tòa thộp ngực ông tăng này lại, bảo: Nói mau! Nói mau! Vị tăng này nói không được. Tuyết Phong buông ra nói: Chẳng phải lời của ngươi. Vị tăng thưa: Đó là lời của con. Tuyết Phong gọi thị giả đem giây lại trói vị tăng. Vị tăng sợ quá nói, chẳng phải lời con mà là lời của một vị thượng tọa ở nơi trang sở nhờ con nói như thế. Tuyết Phong bảo: Đại chúng! đến nơi trang sở rước vị thiện tri thức của các người lên.
Hôm sau Văn Yển tới yết kiến Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi, sao đến được chỗ ấy. Sư liền cúi đầu. Thấy khế hợp, từ đó Tuyết Phong thầm trao tông ấn cho sư.
Văn Yển thường nói: Tất cả tiếng là tiếng Phật, tất cả sắc là sắc Phật, tột đại địa là Pháp thân, luống tạo thành cái tri kiến Phật pháp. Hiện nay cây gậy chỉ gọi là cây gậy, cái nhà chỉ gọi là cái nhà. Một hôm sư đưa cây gậy lên thị chúng: Phàm phu gọi nó là có. Nhị thừa phân tích gọi nó là không. Viên giáo gọi nó là như huyễn. Bồ tát thì đương thể tức không. Thiền gia thì thấy cây gậy gọi là cây gậy. Đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi.
Không biết tôi có chỉ ra được tông chỉ của Vân Môn không" Nếu không xin thử công án 'Vân Môn Bánh Hồ' trong Bích Nham Lục.
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là nói siêu Phật việt Tổ" Vân Môn đáp: Bánh hồ.
GIẢI: Hàng thiền khách hỏi Phật hỏi Tổ, hỏi thiền hỏi đạo, hỏi hướng thượng hướng hạ xong, lại chỗ không thể đặt thành câu hỏi mà hỏi nói siêu Phật việt Tổ. Vân Môn là thiền gia, nước lớn thì thuyền cao, đất nhiều thì Phật lớn, đáp rằng: Bánh hồ.
Đáng gọi là nói không luống rỗng, công chẳng uổng bày.
Vân Môn dậy chúng rằng: Không chịu suy nghĩ và tìm hiểu gì cả, nghe người ta nói đến ý của tổ sư, các ông liền hỏi đạo lý siêu Phật việt Tổ. Ông biết thế nào là Phật, thế nào là Tổ mà hỏi siêu Phật việt Tổ" Rồi lại hỏi ra khỏi tam giới, hãy đem tam giới ra xem nào. Có cái thấy, nghe, hiểu biết gì ngăn ngại được ông" Có cái thanh sắc gì phải cho ông để hiểu" Các ông biết dùng cái bình bát nào" Đặt trên căn bản gì đểø có những kiến giải phân biệt" Các vị thánh xưa có làm gì được cho ông" Cho dù họ có nói rằng toàn thân là Chơn, rằng tất cả mọi vật đều thấy được Thể thì các ông cũng chẳng thể nắm bắt được. Khi tôi nói với ông đó là cái gì thì nó cũng đã bị chôn vùi rồi. Nếu hiểu được lời này thì ông sẽ biết được Bánh hồ. Ngũ Tổ nói: phân lừa cũng như cứt ngựa. Cũng như Vĩnh Gia nói: Đến ngay cội nguồn như chư Phật đã ấn chứ còn vạch lá tìm cành thì ta chẳng biết. Nếu biết được đến đây, muốn được thân cận thì chớ đem những câu hỏi mà hỏi.
Vị tăng này hỏi thế nào là siêu Phật việt Tổ. Vân Môn nói: Bánh hồ. Vân Môn biết hổ thẹn chăng" Có sợ bị ló đuôi không" Một số người dổm nói Vân Môn thấy thỏ thả chim ưng nên nói Bánh hồ. Nếu đem Bánh hồ cho là siêu Phật việt Tổ thì làm sao có được con đường sống. Đừng có khởi nghĩ là Bánh hồ, cũng đừng khởi nghĩ là siêu Phật việt Tổ, khi ấy mới có con đường sống. Vân Môn Bánh Hồ cũng sánh như Ba Cân Gai của Động Sơn hay Biết Đánh Trống của Hòa Sơn (những công án trong Bích Nham Lục). Tuy nhiên chỉ nói Bánh hồ quả thật khó thấy. Người sau phần nhiều lý giải: Nói thô, nói tế chẳng qua đều trở về đệ nhất nghĩa đế. Nếu lý giải như vậy, hãy đi làm nhà thuyết giảng, một đời sẽ gom góp được nhiều lý nhiều giải. Thiền khách đương thời nói: Khi siêu Phật việt Tổ thì là đang đạp Phật Tổ dưới gót chân. Vì thế mà Vân Môn chỉ trả lời Bánh hồ. Nếu là Bánh hồ thì thử cắt nghĩa thế nào là siêu Phật việt Tổ" Thử tham cứu kỹ xem. Công án này được luận giải rất nhiều nhưng tất cả đều trọn ở bên lề duy Tuyết Đậu có bài tụng rất hay, thử cử xem:
TỤNG: Siêu đàm thiền khách vấn thiên đa, Phùng há phi ly kiến dã ma. Hồ bính áp lại du bất trụ, Chí kim thiên hạ hữu hào ngoa.
Nghĩa là: Thiền khách muốn hỏi về siêu việt thì rất nhiều đến cả ngàn, chắp vá mở rời thấy đó chăng. Bánh hồ vá lại còn không dừng, cho đến bây giờ thiên hạ vẫn mơ hồ.
GIẢI TỤNG: Thiền khách rất nhiều người muốn hỏi những gì siêu phàm vượt thánh (siêu Phật việt Tổ). Đâu chẳng thấy Vân Môn nói: Các vị vác gậy ngang vai nào là nói ta tham thiền học đạo, tìm cầu cái đạo lý siêu Phật việt Tổ, tôi hỏi các ông trong 12 giờ đi đứng nằm ngồi, đi đái đi ỉa như những con trùng bên vệ cỏ, mua bán thịt dê ngoài chợ lại có cái đạo lý siêu Phật việt Tổ chăng" Nói được thì ra đây. Nếu không chớ trách ta đi đông đi tây. Nói xong liền xuống tòa.
Nhiều người chẳng biết đúng sai, vẽ một vòng tròn, trên đất thêm bùn, thêm gông khi còn kẹt cùm. Câu chắp vá mở rời thấy đó chăng. Vân Môn thấy câu hỏi kia có chỗ hở nên đem bánh hồi vá lại. Vị tăng kia không biết cứ tiếp tục hỏi. Thế nên Tuyết Đậu nói Bánh hồ vá lại còn không dừng, cho đến bây giờ thiên hạ vẫn mơ hồ. Thiền khách chỉ đến chỗ Bánh hồ mà tìm hiểu, nếu không thì lại tới chỗ siêu Phật việt Tổ để luận bàn. Đã chẳng ở hai đầu này, vậy cứu cánh ở chỗ nào" Ba mươi năm sau, đợi sơn tăng hoán cốt trở lại sẽ nói với ông.
Không biết có làm cho ai khế hợp được không" Nếu không hãy khán chiếu miên mật cái bánh hồ.
Thiền sư Thánh Nghiêm nói khi tham thiền thì chỉ tham thiền, khi thực hành pháp môn nào thì chỉ thực hành pháp môn đó, khi tứ niệm xứ thì tứ niệm xứ, khi sổ tức thì chỉ sổ tức, khi tham thoại đầu thì chỉ tham thoại đầu, khi thiền mặc chiếu thì chỉ thiền mặc chiếu. Có nghĩa là khi tu theo pháp môn nào thì miên mật theo pháp môn đó. Mục đích của thực tập thiền là thực tập pháp môn mình hằng thực tập. Nên nhớ luôn nhẫn nại và tinh tấn. Phải luôn kiên trì và nhẫn nại. Hãy nghĩ sự tu tập như một dòng nước chẩy. Nước chẩy lâu, đá phải mòn. Đức Phật nói trước khi nhập Niết Bàn, hãy tinh tấn thực tập thiền, nếu luôn tinh tấn thì không gì là không đạt được. Nhiều người không đủ kiên nhẫn, không chịu bỏ nhiều thời gian để thực tập thiền, luôn chạy đông chạy tây tìm cầu, làm sao có thể vào được đạo ví như cà gỗ để có lửa mà lại ngưng cà khi gỗ còn chưa được ấm, chúng ta muốn có tia lửa mà lại không chịu cà miên mật. Hãy quay vào quán chiếu miên mật, hãy tham cứu miên mật. Xin cầu tinh tấn.
Lời Tòa Sọan: Thầy Trí Châu từng tu học ở Trung Quốc, là pháp tự của Thiền Sư Phật Nguyên thuộc dòng Vân Môn. Thầy Trí Châu hiện đang dạy Thiền ở Quận Cam, tại 12441-B Magnolia St., Garden Grove (góc Magnolia và Lampson).
Mỗi chiều thứ tư và thứ sáu từ 7:00PM đến 9:30PM
Mỗi sáng thứ bẩy từ 10:00AM đến 12:30NOON
Buổi thiền tập: có thuyết pháp, thư giãn, tọa thiền và pháp đàm. Đang giảng Bát Nhã Tâm Kinh. Vì chỗ giới hạn, xin gọi số (714) 839-2579, nhắn lại tên họ và số phone, sẽ thông báo sự tham dự. Xin nhắn ngắn gọn, rõ ràng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.