Quốc tế sẽ vinh danh Bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong Ngày Quốc Tế Yểm Trợ Nhà Báo bị cầm tù, theo Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ. Bản tin như sau.
Ngày 24 tháng 11 năm 2004, Phóng Viên Không Biên Giới sẽ cử hành Ngày Quốc Tế Yểm Trợ Nhà Báo bị cầm tù lần thứ 15, kể từ năm 1989. Đây là ngày tổng động viên tất cả các cơ quan truyền thông nhằm bênh vực những ký giả tù nhân trên thế giới. Các nạn nhân bị đàn áp hoặc bị ám sát chỉ vì đã sử dụng quyền thông tin và được thông tin. Tính đến ngày 3 tháng 11, những số liệu sau đây đủ nói lên tình trạng quyền tự do báo chí bị đe dọa và bị tấn công khốc liệt như thế nào trong năm 2004:
- 128 nhà báo đang bị giam giữ vì hành nghề, trong đó có đến 27 người ở Trung cộng và 26 ở Cuba vốn là hai nước anh em của Việt cộng;
- 45 nhà báo và cộng sự viên ngành truyền thông đại chúng đã thiệt mạng;
- hơn 1450 phóng viên bị truy tố, hành hung, dọa giết, bắt cóc hoặc sách nhiễu;
- hơn 350 cơ quan truyền thông bị kiểm duyệt; và
- 68 nhà đối kháng phát biểu bằng Internet bị nhốt - đông nhứt là dưới chế độ Bắc Kinh, kế đến là Hà nội.
Tham gia Ngày Quốc Tế Yểm Trợ Nhà Báo bị cầm tù, hơn 200 tòa báo, cơ quan truyền thông ở khắp năm châu, cũng như các câu lạc bộ báo chí, các đại hội và các tổ chức trao giải thưởng cho nghề ký giả, đứng ra đỡ đầu một nhà báo hoặc một nhà đối kháng phát biểu bằng Internet bị tước đoạt quyền tự do. Phóng Vỉên Không Biên Giới yêu cầu họ giới thiệu trường hợp tù nhân được bảo trợ trong ngày thứ tư 24 tháng 11 tới đây. Mục đích là để phá vỡ bức tường im lặng đang bao vây tình cảnh nạn nhân và cấp báo công luận quốc tế về thảm kịch và thân phận đau thương của người đồng nghiệp bất hạnh đó.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn có mặt trong Ngày Quốc Tế Yểm Trợ Nhà Báo bị cầm tù năm nay. Thật vậy, hưởng ứng cuộc vận động toàn cầu của Phóng Vỉên Không Biên Giới, tạp chí SVM Mac và nhựt báo Libération ở Pháp đã ghi danh nhận đỡ đầu cho nhà tranh đấu dân chủ sử dụng Internet đang bị biệt giam ở trại lao công cưỡng bách Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Phóng Viên Không Biên Giới đã viết về người chồng tù nhân của bà Vũ Thúy Hà và người cha tù nhân của hai cháu Phạm Vũ Anh Quân và Phạm Vũ Duy Tân như sau:
Phạm Hồng Sơn (Việt Nam). Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, 37 tuổi, đã bị phạt 5 năm tù và 3 năm quản chế. Chính phủ Hà nội cáo buộc ông đã viết và phổ biến trên Internet, nhiều bài tiểu luận thuận lợi cho dân chủ và nhân quyền. Các nhà ngoại giao và các phóng viên ngoại quốc không được dự kiến vụ án. Ông Phạm Hồng Sơn bị tòa kết tội "đã lợi dụng quyền tự do báo chí và dân chủ để bênh vực chủ thuyết đa nguyên và đa đảng". Vì phạm "tội ác ghê tởm này" (đối với chế độ), ông đã bị đưa vào nhà tù. Ông mắc bệnh sa ruột nặng. Nếu không được giải phẩu sớm, ông có thể thiệt mạng.
Genève ngày 21 tháng 11 năm 2004
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ngày 24 tháng 11 năm 2004, Phóng Viên Không Biên Giới sẽ cử hành Ngày Quốc Tế Yểm Trợ Nhà Báo bị cầm tù lần thứ 15, kể từ năm 1989. Đây là ngày tổng động viên tất cả các cơ quan truyền thông nhằm bênh vực những ký giả tù nhân trên thế giới. Các nạn nhân bị đàn áp hoặc bị ám sát chỉ vì đã sử dụng quyền thông tin và được thông tin. Tính đến ngày 3 tháng 11, những số liệu sau đây đủ nói lên tình trạng quyền tự do báo chí bị đe dọa và bị tấn công khốc liệt như thế nào trong năm 2004:
- 128 nhà báo đang bị giam giữ vì hành nghề, trong đó có đến 27 người ở Trung cộng và 26 ở Cuba vốn là hai nước anh em của Việt cộng;
- 45 nhà báo và cộng sự viên ngành truyền thông đại chúng đã thiệt mạng;
- hơn 1450 phóng viên bị truy tố, hành hung, dọa giết, bắt cóc hoặc sách nhiễu;
- hơn 350 cơ quan truyền thông bị kiểm duyệt; và
- 68 nhà đối kháng phát biểu bằng Internet bị nhốt - đông nhứt là dưới chế độ Bắc Kinh, kế đến là Hà nội.
Tham gia Ngày Quốc Tế Yểm Trợ Nhà Báo bị cầm tù, hơn 200 tòa báo, cơ quan truyền thông ở khắp năm châu, cũng như các câu lạc bộ báo chí, các đại hội và các tổ chức trao giải thưởng cho nghề ký giả, đứng ra đỡ đầu một nhà báo hoặc một nhà đối kháng phát biểu bằng Internet bị tước đoạt quyền tự do. Phóng Vỉên Không Biên Giới yêu cầu họ giới thiệu trường hợp tù nhân được bảo trợ trong ngày thứ tư 24 tháng 11 tới đây. Mục đích là để phá vỡ bức tường im lặng đang bao vây tình cảnh nạn nhân và cấp báo công luận quốc tế về thảm kịch và thân phận đau thương của người đồng nghiệp bất hạnh đó.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn có mặt trong Ngày Quốc Tế Yểm Trợ Nhà Báo bị cầm tù năm nay. Thật vậy, hưởng ứng cuộc vận động toàn cầu của Phóng Vỉên Không Biên Giới, tạp chí SVM Mac và nhựt báo Libération ở Pháp đã ghi danh nhận đỡ đầu cho nhà tranh đấu dân chủ sử dụng Internet đang bị biệt giam ở trại lao công cưỡng bách Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Phóng Viên Không Biên Giới đã viết về người chồng tù nhân của bà Vũ Thúy Hà và người cha tù nhân của hai cháu Phạm Vũ Anh Quân và Phạm Vũ Duy Tân như sau:
Phạm Hồng Sơn (Việt Nam). Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, 37 tuổi, đã bị phạt 5 năm tù và 3 năm quản chế. Chính phủ Hà nội cáo buộc ông đã viết và phổ biến trên Internet, nhiều bài tiểu luận thuận lợi cho dân chủ và nhân quyền. Các nhà ngoại giao và các phóng viên ngoại quốc không được dự kiến vụ án. Ông Phạm Hồng Sơn bị tòa kết tội "đã lợi dụng quyền tự do báo chí và dân chủ để bênh vực chủ thuyết đa nguyên và đa đảng". Vì phạm "tội ác ghê tởm này" (đối với chế độ), ông đã bị đưa vào nhà tù. Ông mắc bệnh sa ruột nặng. Nếu không được giải phẩu sớm, ông có thể thiệt mạng.
Genève ngày 21 tháng 11 năm 2004
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Gửi ý kiến của bạn