Bạn,
Theo báo quốc nội, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở (lớp 6-9) ở VN, nhiều giáo viên đã "sáng tạo" một số kiểu truy bài hành hạ con trẻ mà học sinh rất sợ. Đó là những kiểu truy bài, dò bài phản tác dụng giáo dục. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Có nhiều kiểu truy bài hành hạ học sinh: Truy bài giữa học sinh với nhau. Giáo viên phân cặp, thường là 2 học sinh ngồi cùng bàn. Một em đọc bài học, một em dò trong sách, trong tập hoặc đề cương. Chỗ nào sai thì nhắc bạn. Có người thầy quy định nghiêm ngặt hơn bằng cách cho học sinh đếm lỗi sau đó báo với giáo viên. Để buộc học sinh phải học bài tử tế, không ít giáo viên bắt học sinh chép phạt. Có người bắt chép phạt rất nặng. Chép 50, thậm chí 100 lần là điều không lạ. Hình phạt kiểu này học sinh rất sợ.
Giáo viên tự truy bài: Với những môn học thường được coi là học thuộc lòng như văn, sử, địa, giáo dục công dân, nhiều người đã có những "sáng kiến" hết sức độc đáo. Chẳng hạn một giờ truy bài môn văn, giáo viên gọi lên bảng một lúc 3, 4 em. Mỗi em một câu hỏi. Các em trả lời bằng cách viết lên bảng (bảng được chia ra thành 3, 4 phần). Trong lúc đó giáo viên đưa ra một câu hỏi cho cả lớp và gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời. Một lát sau giáo viên gọi một em khác đọc tiếp. Cứ như thế, em này tiếp tục em kia đến hết câu trả lời mới thôi. Cách làm này có người gọi là kiểu truy bài "dây chuyền". Học sinh rất sợ. Vì muốn trả lời được phải rất thuộc và thuộc hết.
Nhờ giáo viên chủ nhiệm hay một giáo viên dạy bộ môn khác, kể cả giáo viên dạy thể dục: Có người nhờ giám thị, thậm chí cả bảo vệ để truy bài. Cách làm này thường được áp dụng với những học sinh các lớp cuối cấp đang ôn tập để chuẩn bị thi tốt nghiệp. Vì không có chuyên môn nên hầu hết những người được ủy thác trách nhiệm đều trung thành với những dòng chữ trong sách. Họ càng trung thành, càng nhiệt tình bao nhiêu thì người bị truy bài càng khốn khổ bấy nhiêu.
Bạn,
Báo NLĐ viết tiếp: Còn có "sáng kiến tập thể" nữa: Giáo viên bộ môn cứ ghi tên những học sinh không thuộc bài nộp cho giám thị, đến cuối tuần và kể cả chủ nhật tất cả những học sinh đó đều phải làm nghĩa vụ trả bài. Trả bài xong thì mới được về. Giáo viên truy bài kiểu này thường là được nhà trường phân công, đúng với bộ môn. Những học sinh bị truy bài phải nạp một khoản tiền, gọi là "tiền truy bài" nên giáo viên có thể yên tâm làm việc cả chủ nhật.
Theo báo quốc nội, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở (lớp 6-9) ở VN, nhiều giáo viên đã "sáng tạo" một số kiểu truy bài hành hạ con trẻ mà học sinh rất sợ. Đó là những kiểu truy bài, dò bài phản tác dụng giáo dục. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Có nhiều kiểu truy bài hành hạ học sinh: Truy bài giữa học sinh với nhau. Giáo viên phân cặp, thường là 2 học sinh ngồi cùng bàn. Một em đọc bài học, một em dò trong sách, trong tập hoặc đề cương. Chỗ nào sai thì nhắc bạn. Có người thầy quy định nghiêm ngặt hơn bằng cách cho học sinh đếm lỗi sau đó báo với giáo viên. Để buộc học sinh phải học bài tử tế, không ít giáo viên bắt học sinh chép phạt. Có người bắt chép phạt rất nặng. Chép 50, thậm chí 100 lần là điều không lạ. Hình phạt kiểu này học sinh rất sợ.
Giáo viên tự truy bài: Với những môn học thường được coi là học thuộc lòng như văn, sử, địa, giáo dục công dân, nhiều người đã có những "sáng kiến" hết sức độc đáo. Chẳng hạn một giờ truy bài môn văn, giáo viên gọi lên bảng một lúc 3, 4 em. Mỗi em một câu hỏi. Các em trả lời bằng cách viết lên bảng (bảng được chia ra thành 3, 4 phần). Trong lúc đó giáo viên đưa ra một câu hỏi cho cả lớp và gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời. Một lát sau giáo viên gọi một em khác đọc tiếp. Cứ như thế, em này tiếp tục em kia đến hết câu trả lời mới thôi. Cách làm này có người gọi là kiểu truy bài "dây chuyền". Học sinh rất sợ. Vì muốn trả lời được phải rất thuộc và thuộc hết.
Nhờ giáo viên chủ nhiệm hay một giáo viên dạy bộ môn khác, kể cả giáo viên dạy thể dục: Có người nhờ giám thị, thậm chí cả bảo vệ để truy bài. Cách làm này thường được áp dụng với những học sinh các lớp cuối cấp đang ôn tập để chuẩn bị thi tốt nghiệp. Vì không có chuyên môn nên hầu hết những người được ủy thác trách nhiệm đều trung thành với những dòng chữ trong sách. Họ càng trung thành, càng nhiệt tình bao nhiêu thì người bị truy bài càng khốn khổ bấy nhiêu.
Bạn,
Báo NLĐ viết tiếp: Còn có "sáng kiến tập thể" nữa: Giáo viên bộ môn cứ ghi tên những học sinh không thuộc bài nộp cho giám thị, đến cuối tuần và kể cả chủ nhật tất cả những học sinh đó đều phải làm nghĩa vụ trả bài. Trả bài xong thì mới được về. Giáo viên truy bài kiểu này thường là được nhà trường phân công, đúng với bộ môn. Những học sinh bị truy bài phải nạp một khoản tiền, gọi là "tiền truy bài" nên giáo viên có thể yên tâm làm việc cả chủ nhật.
Gửi ý kiến của bạn