Mừng là phải. Chiến tranh xưa như loài người, có từ khi con người có. Nhưng chiến tranh tốn kém nhứt. Tốn hao vượt xa các thiệt hại ở chiến trường. Dù Nước Mỹ có một lịch sử ngắn ngủi, nhân dân Mỹ vẫn phải tham gia mười cuộc chiến lớn. Một triệu ba trăm ngàn người Mỹ bỏ mạng vì chiến tranh (Maris A. Vinosvskis tổng họp, 1989). Chiến tranh bây giờ sẽ thảm khốc hơn bao giờ hết vì loài người đang sở đắc kỹ thuật cao và vũ khí giết người hàng loạt. Loài người phải biết sống chung với nhau trong văn minh và hòa bình hay tự hủy diệt hoặc trở lại thời kỳ ăn lông ở lổ vì chiến tranh.
Niềm vui Chiến Tranh Lạnh chấm dứt chưa trọn vẹn .Cuộc đương đầu ý thức hệ Cộng sản và Tư bản vẫn còn . Trung quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn CS vẫn còn đó, như những cái gai đang xốn con mắt Tự do Dân chủ.. Trong cảnh hoàng hôn của Chiến Tranh Lạnh, một loại chiến tranh khác đang dần dần lộ vẻ. Hình thái của cuộc chiến mới không còn nặng mùi Cộng sản, Tư bản. Nó biến thành dân tộc chủ nghĩa cực đoan lớn, khai thác sự khác nhau giữa văn minh Tây phương và văn minh Hồi giáo. Nếu Chiến Tranh Lạnh phân cực thế giới thành hai khối thì cuộc chiến mới chia thế giới thành nhiều vùng. Nhưng các cuộc chiến vùng lại có một số sắc thái chung. Chính sắc thái chung ấy là những yếu tố làm cho" bình an dưới thế cho người thiện tâm" rất là mỏng manh.
Gần đây tin Trung đông đưa về là tin không vui. Người Palestine xem các cuộc tấn công của Do thái là một sự " tuyên chiến." Người Do Thái không còn xem Yasser Arafat là người " đồng nhiệm hòa bình". Những lời nẩy lửa ấy phản ảnh một cuộc chiến sắp xảy ra, cứ độ tám năm một lần. Cuộc đụng độ Do thái Palestine mang dáng vẽ của một cuộc vùng lên, nổi đậy của những người thuộc văn minh Hồi giáo chống lại văn minh Tây phương.
Sau Chiến tranh Lạnh thay vì hòa bình trở lại Trung Đông, thế giới Hồi giáo, trái lại luôn luôn rung chuyển. Những lãnh tụ Hồi giáo thân Tây phương gần gũi với văn minh Tây phương đều bị lấn lướt bởi những người Á rập quá khích làm chủ đường phố. Từ Baghdad đến Cairo trở lại Kuwait, Saddam Hussein vẫn được xem là hiện thân củaSaladin, một lãmh chúaHồi đánh đuổi quân Thập Tự Chinh Công Giáo ra khỏi thành Jerusalem năm 1187. Saddam Hussein ngang nhiên xua cả sư đoàn xe thiết giáp về hướng Jordan. Hàng nửa triệu chí nguyện quân Iraq thề nguyền chiếm lại Jerusalem. Các cuộc điều động ấy đe dọa trầm trọng các các mỏ dầu mà Tây phương cần như máu huyết. Chẳng những Nga mà cả Pháp dẹp một bên lịnh cấm vận Iraq, trực tiếp bay trở lại thẳng vào Baghdad.
Cuộc nổi dậy của thế giới Hồi giáo thực hiện dưới hai hình thức. Điều binh cỗ điển như Saddam Hussein làm. Du kích chiến như các cựu chiến binh Afganistan do nhà khũng bố Hồi giáo quá khích, Osama bin Laden, lừng danh thế giới lãnh đạo và yễm trợ. Đa số những du kích này được huấn luyện tại các căn cứ ở Yemen. Nhiều tin cho biết diệt ngư lôi hạm Mỹ, USS Cole, bị nhóm du kích này phá hoại.
Cuộc nổi dậy của Hồi giáo ở Trung đông xảy ra từ sau Cuộc Chiến tranh Lạnh. Gần đây nó được xuất cảng sang Á châu. Các nước ở Trung Á như Kyrgyzstan, Kazakhstanvà Uzbekistan, phong trào nổi dậy được những người Hồi giáo quá khích tích cực đẩy mạnh. Du kích Hồi giáo ở Phi luật tân cũng hoạt động trở lại.
Còn ởÛ Phi châu, Trung và Tây Phi lan tràn khói lửa. Rwanda, Burundi, Congo sắp lọt vào tay những người nổi dậy hay những tay thực dân cũ. Liberia, Sierra Leone, Ivory Coast cũng đang chao đảo vì các tay thực dân cũ. Đa số những người ấy được Gadhafi huấn luyện tại những căn cứ du kích tại Libya.
Ở Nam Mỹ, sau Chiến tranh Lạnh, năm 1991 các phân tích gia Tây phương lạc quan cho rằng giấc mộng đốt cháy dãy núi Andes của Castro sẽ chết theo sự sụp đổ của Liên xô. Nhưng bây giờ các du kích CS thân Castro chẳng những còn hoạt động ở Columbia mà còn dùng tiền bán xì ke ma túy xuất cảng chiến tranh du kích CS qua các nước Nam Mỹ lận cận.
Ở Châu Đại dương, phong trào Hồi giáo Nam dương đang lan tràn trên nhiều đảo và tỉnh. Kể cả đảo quốc Fiji cũng dậy sóng Hồi giáo.
Không ai phủ nhận văn minh Hồi đã đóng góp không nhỏ cho văn minh Nhân loại. Nhưng ai cũng nhớ cuộc viễn chinh của các binh đoàn Hồi cũng có lần đặt chân tận Tây ban nha. Hai nền văn minh Tây phương và văn minh Hồi xuất phát cùng trên bán đảo mà Jerusalem là trung tâm điểm. Do thái và Palestine đụng nhau không chắc đơn giản là Do thái đụng Palestine. Một nước đụng một nước.Một dân tộc đụng một dân tộc. Nó có vẻ một cái gì lớn hơn nếu phóng tầm nhìn qua các cuộc vùng lên tại các nước có ảnh hưởng của văn minh Hồi trên thế giới. Cái nhìn ấy khiến cho niềm hy vọng, thể hiện qua lời ca Giáng sinh " bình an dưới thế cho người thiện tâm ", có vẻ mỏng manh ngay trong thời hậu Chiến tranh Lạnh.