Hôm nay,  

Cạnh Tranh Về Xăng Dầu Giữa Nhật Bản Và Trung Quốc

18/07/200400:00:00(Xem: 4869)
Theo bình luận gia Zhang Kexi viết cho nhật báo China Daily, nhất là xăng dầu, sự cạnh tranh giữa Trung quốc và Nhật Bản theo mức thang toàn cầu không có thể nào tránh khỏi.
Trung quốc đột nhiên trở thành một quốc gia tiêu thụ xăng dầu khiến cho nhu cầu về xăng dầu trên thế giới thay đổi. Nhiều quốc gia, nhất là Nhật Bản đang cảm thấy rất khó chịu về nhu cầu dầu thô của Trung quốc đang cho đâm chồi, nẩy lộc.
Vì các lý do lịch sử của hai nước và quan niệm về địa dư chính trị, việc ganh đua đang lên cao theo những đặc thù quan hệ riêng giữa hai nước hơn là chuyện hợp tác với nhau.
Dưới mắt người Nhật Bản, Trung quốc đột nhiên hùng mạnh và thịnh vượng không phải là chuyện đùa.
Dù sao Thủ tướng Junichiro Koizumi của Nhật Bản đã nhiều lần tuyên bố, sự hùng mạnh của Trung quốc là một cơ hội, chứ không phải là chuyện hăm dọa, phần đông các chính trị gia Nhật Bản vẫn coi việc Trung quốc phát triển là một hiểm họa và một cản trở lớn nhất cho khát vọng của Nhật Bản vốn muốn khống chế vùng này.
Vì thế việc hội nhập với Hoa kỳ có Trung quốc trong đó đương nhiên thành một cấu phần nằm trong chiến lược của Nhật Bản.
Dưới con mắt của dân Nhật Bản, xăng dầu là một thứ vũ khí nguy hiểm có thể áp dụng cho Trung quốc, đặc biệt tin khi nhìn vào sự kiện như Trung quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất và đang phụ thuộc hẳn vào các quốc gia khác và những vùng có dầu thô.
Ý đồ của Nhật Bản trong quan hệ Hoa-Nhật nổi lên thấy rõ , cả hai sẽ cạnh tranh nhau hơn là hợp tác khi đụng tới năng lượng- Sau thế chiến thứ hai, năng lượng xăng dầu được coi như nằm trong vận mệnh của những quốc gia công nghiệp tại Tây phương.
Cuối năm 2002, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Koizumi, một khối đặc biệt chuyên về bang giao nước ngoài – khối tư vấn Nhật Bản- đã đề ra một chiến lược ngoại giao cơ bản cho thế kỷ thứ 21. Theo đề cương này, Trung quốc thăng tiến, Hoa kỳ trở thành một siêu cường và các quốc gia Âu châu hội nhập lại với nhau là những biến cố để tìm cách tạo lịch sử riêng cho Nhật Bản.
Các người nằm trong khối cũng đã chỉ cho thấy rõ, sự bất hòa và sự hợp tác thấy nằm lẫn trong quan hệ giữa Trung quốc với Nhật Bản, vấn đề kinh tế là một trong những lãnh vực hiện đang có nhiều rắc rối. Nhật Bản đã nhấn mạnh là có sự khác nhau về quyền lợi giữa hai nước.
Như thế Trung quốc phải chuẩn bị sẵn tâm lý để đối phó với việcï căng thẳng trong khi đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Nhật Bản.
Lý do trọng đại nhất có lẽ là tại sao Trung quốc và Nhật Bản cạnh tranh nhau trong vấn đề năng lượng, bởi vì cả hai quốc gia này là những nước tiêu thụ nhiều nhất đang phụ thuộc vào các quốc gia khác và những vùng có dầu.

Hiện nay nhu cầu xăng dầu của Trung quốc vẫn đang gia tăng, giữ vai nhập cảng xăng dầu nhiều nhất khiến Nhật Bản phải quan tâm tới số dầu thô đang được cung cấp cho mình. Vì Nhật bản là một nước nghèo tài nguyên, các thị trường năng lượng quốc tế đang bị thắt chặt, đeo theo giá xăng dầu vọt lên cao, việc tiêu thụ xăng dầu gia tăng là một cơn ác mộng.
Trung quốc và Nhật Bản không bổ sung được về mặt năng lượng, họ lại cạnh tranh với nhau. Vấn đề năng lượng phát sinh, quyền lợi quốc gia của Trung quốc xung đột với quyền lợi của Nhật Bản, sau đó Trung quốc được coi như là một đối thủ cạnh tranh.
Nhật Bản sẽ không thể nào thoát khỏi việc cạnh tranh của Trung quốc về xăng dầu trên toàn địạ cầu.
Tương lai của Trung quốc khác với Nhật Bản- một số người cho rằng kinh tế phát triển của Trung quốc sẽ còn tiếp tục, còn một số người khác cho rằng kinh tế Trung quốc sẽ suy sụp không còn bao lâu nữa.
Để chắc chắn giữ cho nền kinh tế được an toàn, Nhật Bản thà cộng tác với Âu châu và Hoa kỳ, cả hai đều có một trữ lượng xăng dầu khổng lồ, hơn là hợp tác với Trung quốc về mặt năng lượng. Đó chính là cái hố tự đào sâu giữa Nhật Bản với Trung quốc.
Ngoài ra Nhật Bản còn thèm khát cái tài nguyên xăng dầu nằm trong biển phía Đông của Trung quốc từ lâu.
Để tranh thủ với Trung quốc về các tài nguyên nằm trong vùng biển này, Nhật Bản đã vạch giới hạn theo đường nằm giữa để thành lập một vùng kinh tế độc quyền gây tranh cãi. Nhật Bản giữ lằn ranh này coi như là lằn ranh duyên hải của hai quốc gia. Nhưng theo thực tế lằn ranh này lại nằm trên thềm lục địa của Trung quốc.
Năng luợng đối với Nhật Bản coi như là một việc cực kỳ quan trọng, hình như Nhật đang có thái độ mềm mỏng với Trung quốc, nhất là về vùng biển Đông của Trung quốc.
Trung quốc hầu như sẽ mãi mãi gặp sự cạnh tranh của Nhật Bản về năng luợng, theo như sự tranh chấp giữa Trung quốc và Nhật Bản về việc lập đường ống dẫn dầu từ Nga qua vùng Mông Cổ đã cho thấy rõ. Khi nói tới năng lượng, tâm khảm của giới truyền thông Nhật Bản đã tỏ ra vẻ cạnh tranh dữ dội về xăng dầu cho cả hai quốc gia.
Theo báo Asahi Shimbun, số ra ngày 7 tháng bẩy, phân tích gia Funabashi Yoichi nổi tiếng tại Nhật, đã cho biết Nhật Bản đang sát cánh với Nga và Trung Đông để nắm chắc các nguồn cung cấp dầu thô, Trung quốc đã đưa ra một lối tiến ngược lại đối với thái độ phát triển năng lượng thụ động của Nhật Bản.
Phân tích gia cho biết, thời kỳ cạnh tranh về xăng dầu giữa Nhật Bản và Trung quốc chỉ mới chớm có mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.