Hôm nay,  

“tiểu Thương” Ở Ký Túc Xá

15/10/199900:00:00(Xem: 7102)
Bạn,
Để kiếm thêm thu nhập trang trải các khoản chi phí, phần lớn sinh viên ở các Ký túc xá đã phải tìm thêm những công việc làm ngoài giờ học ở trường như dạy kèm, tiếp thị, nhân viên bán thời gian cho các công ty thương mại... ngoài ra có một số sinh viên đã linh hoạt nghĩ ra các hình thức buôn bán nhỏ, dịch vụ mà khách hàng không ai khác là các bạn sinh viên cùng ở ký túc xá. Báo Sài Gòn kể lại một số khuôn mặt “tiểu thương” tại Ký túc xá như sau:
Rất nhiều sinh viên trong nhà C Ký túc xá Nông Lâm Súc cho biết Lê Minh Trung khoa KT.23 trường Nông Lâm phòng 4A đang là một chủ vựa gạo cung cấp cho những ai tự nấu ăn. Ý tưởng cũng bất ngờ lắm, thấy các bạn trong phòng lích kích đi chợ, Trung nghĩ sao mình không “đánh” vài chuyến gạo ở nhà lên (nhà Trung làm nông ở xã Tân Phú Trung, Củ Chi). Buổi đầu thông báo trên lớp, ở Ký túc xá: Phòng có bán gạo, sang lấy nghe. Tiếp xúc với phóng viên, Trung cho biết: Các bạn ủng hộ nhiều, bán cũng được trăm ký. Nếu Ký túc xá Nông Lâm bán gạo thì Ký túc xá Tân Phú cũng có mấy bạn gái rất năng động chuyên bán thức ăn sáng. Kiều, phòng 8E4, đang học lớp S11 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, cùng ba bạn khác trong ký túc xá nảy ra ý định bán xôi mặn, bánh ướt, xôi bắp... cho các bạn xung quanh. Bán tận phòng, mỗi phần chỉ 1 ngàn đồng (khoảng 0.7 đô), giá cả rất sinh viên nên được “ngưỡng mộ” không chỉ với sinh viên nữ mà cả các bạn nam. Bạn Nhung, lớp luật 1, kể: Các chị ấy bán được lắm, hầu như phòng nào cũng mua. Trước cổng Ký túc xá Tân Phú ở làng Đại học Thủ Đức có một gian hàng sách thường được bày bán vào buổi sáng. Chủ yếu là sách cũ và được xếp gọn gàng trên một tấm vải bố giữa nền đất. Chủ nhân là là cô sinh viên nhỏ nhắn của trường đại học Luật tên là Nguyễn Ngọc Lâu, đang học năm thứ 4. Gian hàng sách này bán nhiều loại sách: tiếng Anh, Tin học. giáo trình tiếp thị, cả trọn bộ tiểu thuyết nổi tiếng Hoàng hậu Margot nữa. Có ngày bán được hơn 50 cuốn do các bạn đặt trước, cũng có bữa ế nhưng tiền lời 500 đồng, một ngàn đồng đã giúp cho cô sinh viên nghèo quê ở huyện Châu Thành, Tiền Giang trang trải được chuyện ăn ở, học hành.

Đến khu Ký túc xá ở làng Thủ Đức thấy có rất nhiều dịch vụ quảng cáo làm thêm của sinh viên: Cắt tóc giá cả sinh viên, liên hệ P.24 cư xá C; nhận chụp hình thẻ, dã ngoại, hội nghị, liên hệ Mai Xuân Lo, P 22, cư xá C... Còn nhiều quảng cáo các dịch vụ dạy đàn, võ Vovinam, Karate, nhảy rap, khiêu vũ... Ở ký túc xá trường Giao thông Vận tải 2, một nhóm sinh viên mở lớp dạy võ Vovinam với học phí 20,000 đồng/tháng. Mới đây, tại trường Đại học Nông Lâm đã khai giảng lớp khiêu vũ dành cho các bạn trẻ do một nhóm sinh viên hướng dẫn. Trời mưa rất to trước đó nhưng đã có hơn 20 bạn theo học thật vui vẻ. Bạn Nghiệp trong nhóm cho biết học phí 20 ngàn đồng (14 đô)/tháng, nếu thành công sẽ trả tiền mướn phòng cho Ký túc xá. Năm ngoái, bạn H sinh viên trường Nông Lâm và V, sinh viên trường Luật nảy ra ý định in lịch để bán trong ký túc xá. Hai bạn hùn vốn chạy lên một nhà sách ở đường Nguyễn Thị Minh Khai lo giấy phép. Cuối cùng khi mấy ngàn tờ lịch ra đời lại không bán được. Lúc đó, H và V còn làm thêm nghề giao báo nên những tờ lịch được rao bán kèm. Giá thành 1.600 đồng/tờ, bán ra được 3.000 đồng/tờ. Rồi cũng tiêu thụ hết, gỡ được vốn và hú vía.

Bạn,
Có sinh viên làm thêm vì cuộc sống khó khăn, nhưng cũng có bạn muốn chứng tỏ khả năng của mình. Một sinh viên tâm sự: Khi đi làm thêm, ngoài việc có thêm tiền chi tiêu thì cũng là một cách xâm nhập vào đời, cho mình thêm kinh nghiệm sống sau này...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.