BERLIN - Đức và Pháp đã chính thức trình Liên Hiệp Quốc dự thảo công ước ngăn cấm tạo sinh vô tính người, theo Bộ Ngoại Giao Đức hôm Thứ Tư.
Hai nước đã tung ra nỗ lực này hồi tháng 6, nói là muốn có văn bản pháp lý toàn cầu ghi rõ là tạo sinh người thì không thể chấp nhận và không phù hợp với phẩm chất nhân loại.
Dự thảo công ước sẽ thảo luận tháng tới tại Khoáng Đại Hội Đồng LHQ.
Bản tin khác cho biết, Ủy Ban Âu Châu sẽ không tài trợ bất kỳ dự án nào liên hệ việc tạo sinh người hay là nghiên cứu tế bào gốc, và hy vọng là 15 nước Liên Âu sẽ cùng ngăn cấm nghiên cứu trong lịinh vực đó, theo lời Philippe Busquin, ủy viên nghiên cứu của Ủy Ban. Hiện đã có 9 nước trong Liên Âu thông qua luật cấm nghiên cứu tế bào gốc và tạo sinh người. Ủy Ban hy vọng các nước còn lại sẽ cùng ra luật cấm.
Nhưng tại Mỹ, chiến tuyến đã được vạch ra giữa phe bênh và chống nghiên cứu tạo giống con người bằng kỹ thuật vô tính, tức cloning.
Bất chấp những lời cảnh cáo về hậu quả nguy hiểm, phe ủng hộ loan báo đang xúc tiến việc cloning con người đầu tiên.
Viễn ảnh tạo giống người vô tính từ tiểu thuyết khoa học giả tưởng ngày càng gần trở thành hiện thực sau vụ tạo ra con cừu Dolly, năm 1993. Các khoa học gia cho biết các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ có con bằng phương pháp cloning trong 1 tương lai rất gần.
Tại thủ đô Washington, nữ bác sĩ Brigette Boisselier hôm 8-8 đã trả lời phỏng vấn, cho biết nếu hoài nghi về tính an toàn của kỹ thuật cloning, bà sẽ không làm. Bà Boisselier tự nhận là người có tinh thần trách nhiệm, sẽ không tạo giống người vô sinh nếu biết trước có thiếu sót.
Bà là người đồng sáng lập nhóm Clonaid, và hội viên của The Raelians. Bà cũng thách thức các đồng nghiệp đưa ra các luận cứ chống cloning.
Tại New York, bác sĩ Peter Mombaerts, giáo sư trường đại học Rockefeller, nói "Một số súc vật có khuyết tật, nhiều con khác chết sau khi ra đời bằng kỹ thuật cloning, nên dựa trên tính an toàn và hiệu quả, vào luc này cloning người là việc trái đạo đức". Ông Mombaerts chủ trương thí nghiệm với loài vật thêm nữa trước khi thử nghiệm với con người.
Trong khi đó, dự kiến vào lúc 9 giờ tối Thứ Năm, TT George W. Bush sẽ công bố quyết định có sử dụng ngân quỹ liên bang tài trợ công cuộc nghiên cứu tế bào gốc hay không.
Tham Vụ Báo Chí Bạch Ốc Ari Fleischer chỉ cho biết vắn tắt rằng TT Bush sẽ nói chuyện trên màn ảnh truyền hình chừng 8 phút tới 10 phút. Ông Fleischer nói "TT muốn trực tiếp chia sẻ quyết định đó với người dân, để dân thấy và nghe tại sao ông đi tới quyết định".
TT Bush từng cả quyết rằng yếu tố chính trị không can thiệp vào những sự cân nhắc của ông, nhưng chắùc chắn sẽ làm hài lòng hoặc gây bất bình đối với những khối cử tri nào đó, chẳng hạn như Đức Giáo Hoàng đã cực lực hô hào cấm tài trợ các cuộc nghiên cứu làm ra tế bào gốc.
Đệ nhất phu nhân Laura Bush mới đây tuyên bố với CNN rằng công trình nghiên cứu tế bào gốc có thể cứu mạng nhiều người, nhưng bà cũng chỉ ra rằng trong các cuộc điều trị bệnh hiếm muộn, đã có những phôi bào dư thừa bị phế hủy.
Hai nước đã tung ra nỗ lực này hồi tháng 6, nói là muốn có văn bản pháp lý toàn cầu ghi rõ là tạo sinh người thì không thể chấp nhận và không phù hợp với phẩm chất nhân loại.
Dự thảo công ước sẽ thảo luận tháng tới tại Khoáng Đại Hội Đồng LHQ.
Bản tin khác cho biết, Ủy Ban Âu Châu sẽ không tài trợ bất kỳ dự án nào liên hệ việc tạo sinh người hay là nghiên cứu tế bào gốc, và hy vọng là 15 nước Liên Âu sẽ cùng ngăn cấm nghiên cứu trong lịinh vực đó, theo lời Philippe Busquin, ủy viên nghiên cứu của Ủy Ban. Hiện đã có 9 nước trong Liên Âu thông qua luật cấm nghiên cứu tế bào gốc và tạo sinh người. Ủy Ban hy vọng các nước còn lại sẽ cùng ra luật cấm.
Nhưng tại Mỹ, chiến tuyến đã được vạch ra giữa phe bênh và chống nghiên cứu tạo giống con người bằng kỹ thuật vô tính, tức cloning.
Bất chấp những lời cảnh cáo về hậu quả nguy hiểm, phe ủng hộ loan báo đang xúc tiến việc cloning con người đầu tiên.
Viễn ảnh tạo giống người vô tính từ tiểu thuyết khoa học giả tưởng ngày càng gần trở thành hiện thực sau vụ tạo ra con cừu Dolly, năm 1993. Các khoa học gia cho biết các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ có con bằng phương pháp cloning trong 1 tương lai rất gần.
Tại thủ đô Washington, nữ bác sĩ Brigette Boisselier hôm 8-8 đã trả lời phỏng vấn, cho biết nếu hoài nghi về tính an toàn của kỹ thuật cloning, bà sẽ không làm. Bà Boisselier tự nhận là người có tinh thần trách nhiệm, sẽ không tạo giống người vô sinh nếu biết trước có thiếu sót.
Bà là người đồng sáng lập nhóm Clonaid, và hội viên của The Raelians. Bà cũng thách thức các đồng nghiệp đưa ra các luận cứ chống cloning.
Tại New York, bác sĩ Peter Mombaerts, giáo sư trường đại học Rockefeller, nói "Một số súc vật có khuyết tật, nhiều con khác chết sau khi ra đời bằng kỹ thuật cloning, nên dựa trên tính an toàn và hiệu quả, vào luc này cloning người là việc trái đạo đức". Ông Mombaerts chủ trương thí nghiệm với loài vật thêm nữa trước khi thử nghiệm với con người.
Trong khi đó, dự kiến vào lúc 9 giờ tối Thứ Năm, TT George W. Bush sẽ công bố quyết định có sử dụng ngân quỹ liên bang tài trợ công cuộc nghiên cứu tế bào gốc hay không.
Tham Vụ Báo Chí Bạch Ốc Ari Fleischer chỉ cho biết vắn tắt rằng TT Bush sẽ nói chuyện trên màn ảnh truyền hình chừng 8 phút tới 10 phút. Ông Fleischer nói "TT muốn trực tiếp chia sẻ quyết định đó với người dân, để dân thấy và nghe tại sao ông đi tới quyết định".
TT Bush từng cả quyết rằng yếu tố chính trị không can thiệp vào những sự cân nhắc của ông, nhưng chắùc chắn sẽ làm hài lòng hoặc gây bất bình đối với những khối cử tri nào đó, chẳng hạn như Đức Giáo Hoàng đã cực lực hô hào cấm tài trợ các cuộc nghiên cứu làm ra tế bào gốc.
Đệ nhất phu nhân Laura Bush mới đây tuyên bố với CNN rằng công trình nghiên cứu tế bào gốc có thể cứu mạng nhiều người, nhưng bà cũng chỉ ra rằng trong các cuộc điều trị bệnh hiếm muộn, đã có những phôi bào dư thừa bị phế hủy.
Gửi ý kiến của bạn