SYDNEY, Úc -- Bản tin sau đây dịch từ báo Úc The Australian ấn bản ngày 5-1-2006, cho thấy chính phủ Úc bị cáo buộc là đã đưa cho Hà Nội các thông tin cá nhân về các thuyền nhân mới vào Úc, làm công an địa phương sách nhiễu thân nhân các thuyền nhân này.
Một nhóm thuyền nhân Việt được tị nạn sau khi cặp bến Úc hồi 2 năm trứơc nói rằng gai đình họ ở VN bị truy bức bởi công an vì chính phủ Úc đã nộp các thông tin mật về cá nhân họ cho CSVN.
Các hồ sơ do Cộng Đồng VN Tại Úc lấy được từ Luật Thông Tin Liên Bang cho thấy là chính phủ Úc lo ngại làm mất lòng Hà Nội.
Các viên chức Úc lo ngại việc 54 người xin tị nạn từ tàu Hào Kiệt -- những người cặp bến năm 2003 và được giam ở Đảo Christmas sau khi trốn khỏi VN để tìm tự do ở Úc -- sẽ “ảnh hưởng quan hệ với VN.”
Một hồ sơ viết bởi 1 viên chức ở Bộ Ngoại Giao và Mậu Dịch Úc (DFAT) nói là việc đón thuyền nhân có thể “làm hại quan hệ song phương và suy yếu vị trí của chúng ta tại VN để kinh doanh.”
Một bản văn khác gửi qua cable, từ 1 viên chức Bộ Di Trú, yêu cầu các viên chức DFAT “báo cáo vơí chính phủ VN về diễn tiến vấn đề.”
Trong bản văn nộp cho 1 cuộc điều tra trên Thượng Viện ngày 8-8-2005, Cộng Đồng VN cáo buộc là cựcu đaị sứ Úc ở Hà Nội, Ian Lincoln, đã chuyển thông tin mật về các thuyền nhân tàu Hào Kiệt trong khi làm việc trên Phiên Tòa Duyệt Xét Hồ Sơ Tị Nạn của Úc.
Lincoln đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc này.
Nhiều tị nạn Hào Kiệt -- tất cả đều được visa bảo vệ tạm thời sau khi xin tị nạn, mà lúc đầu bị bác bỏ bởi DIMIA -- nói là họ sợ cho an toan2 cuả người thân còn ở VN.
Từ khi cô Thi Ly Lan Phan, 18 tuổi, rời VN với mẹ, thì cha cô và bà nội ở Saigon bị chất vấn liên tục dài dòng bởi công an. Cô nói, “Gia quyến bị rắc rối hoài. Họ cứ hỏi về mẹ tôi -- sao bà bỏ nứơc ra đi, bây giờ ở đâu" Gia đình tôi nói bây giờ bất an lắm. Họ không thể đi làm và cứ phải trả lời câu hỏi hoài.”
Thuyền nhân Phu Nguyen, đang sống ở Sydney, nói là kể như anh hết về VN rồi, “Công an tới thăm ba mẹ tôi hoài. Họ nói, thằng Phú đâu rồi" Và họ biết tôi không thích CS và rằng tôi đòi hỏi nhân quyền.”