LONDON - 1 ngày trước cuộc họp chiến lược của Bộ Tứ đỡ đầu lộ đồ hòa bình Trung Đông tại London, Ngọai Trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice hô hào các nước ngưng viện trợ cho chính quyền do Hamas lãnh đạo. Bà Rice cho biết viện trợ nhân đạo để giúp dân Palestine, gồm nhiều người nghèo và thất nghiệp, sẽ được cứu xét từng trường hợp - bà nói Bạch Oc sẽ theo dõi chương trình viện trợ hứa hẹn với chính quyền do lãnh tụ Abbas điều khiển.
Ngoại Trưởng Rice nói rõ "Hoa Kỳ không sẵn sàng để tài trợ 1 tổ chức cổ võ tiêu diệt nước Israel, cố võ bạo động và từ chối bổn phận về phần mình".
Tại Gaza, thủ lãnh Ismail Haniyeh hô hào cộng đồng quốc tế viện trợ - ông nói "Chúng tôi cam kết tất cả tài trợ sẽ được dùng để trả lương, nhu cầu thường nhật và hạ tầng cơ sở".
Viện trợ Mỹ là 1 phần nhỏ trong ngân sách hàng năm 1.6 tỉ MK của chính quyền Palestine.
Khoảng 1 tỉ MK ngoại viện gồm trên 50% từ cac nước Au Châu. Hoa Kỳ trực tiếp cung cấp 70 triệu MK kể từ năm 2005.
Hoa Kỳ chi tiêu 225 triệu khác qua các dự án nhân đạo thông qua các hoạt động của USAID, và 88 triệu về cứu trợ dân tị nạn.
* Palestine Khó Chấm Dứt Lệ Thuộc Israel Về Kinh Tế
Rau quả và nông phẩm của người Palestine hư hỏng vì không thể chở sang Israel bán sau khi trạm kiểm soát biên giới bị đóng vì lý do an ninh. Các viên chức Hamas nhận thấy cần mở cửa ra các lân bang Arap và cả thế giới, bắt đầu xây dựng 1 nền kinh tế mới, không để bị Israel kiểm soát.
Ý muốn đó là không thực tế, khi chỉ sau 1 vòng quan sát các chợ là có thể nhận thấy bao nhiêu thứ sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ Israel - hầu hết dịch vụ cũng do các doanh nghiệp của Israel cung cấp.
Thiết vận xa của cảnh sát phải mua xăng từ Israel. Cả 2 lãnh thổ Gaza và Tây Ngạn lệ thuộc mạng lưới điện của Israel - khi tình hình căng thẳng, hàng ngàn người không thể sang đất Israel làm việc. Mục tiêu tách rời kinh tế của các viên chức Hamas, vì thế, sẽ bị loại bỏ.