Hôm nay,  

Trưng Cầu Dân Ý: Ý Đảng Hay Ý Dân?

07/11/200500:00:00(Xem: 6078)
- Ngày 06/10/2005 vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa lên website bài “Trưng cầu ý dân là việc Đảng, Nhà nước biểu thị ý thức cầu thị chứ không phải là hình thức”. Bài viết này do hai nhà báo Mai Phương và Hoàng Vân phỏng vấn ông Phạm thế Duyệt, chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam về Dự án luật Trưng Cầu Dân Ý (TCDY) và Dự án Luật Phòng Chống Tham Nhũng.

Trước đó ít lâu người viết cũng đã phổ biến trên điện báo Đối Thoại (http://www.doi-thoai.com) bài "Vận Động một Hiến Pháp cho Việt Nam", một phần bài viết được bàn đến việc TCDY. Do sự trùng hợp nêu trên, người viết xin góp một số ý về việc TCDY và quốc nạn tham nhũng.

Trưng cầu dân ý - chẳng gì là mới lạ

Trong kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa I cuả nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh đã thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến, do HCM làm chủ tịch. Ngay sau đó, HCM lại bắt liên lạc với Pháp. Ngày 6/3/1946, tại Đà Lạt, HCM đã ký thỏa ước với Pháp, chấp nhận Việt Nam đứng trong Liên Hiệp Pháp. Theo thoả ước này, bằng cách thức TCDY, người miền Nam sẽ được quyền quyết định có muốn thống nhất với Trung và Bắc phần hay không.

Đến cuối tháng 5/1946 HCM cùng một phái đòan đã sang Pháp tham dự Hội nghị Fountainebleau thu xếp vai trò Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp. Chương trình nghị sự cuả Hội Nghị gồm 4 điểm. Mà điểm thứ nhất là việc thống nhất đất nước. Hội Nghị cũng đã đồng ý sẽ có một cuộc TCDY tại Nam phần về vấn đề này. Vào ngày 19/12/1946, trước khi tuyên bố rút vào chiến khu, kháng Pháp, HCM đã nhắc lại việc này trong lời kêu gọi gởi Liên Hiệp Quốc, nhằm tố cáo Pháp vi phạm các thoả ước đã ký kết với Việt Nam.

Toàn dân phúc quyết hay trưng cầu dân ý cũng đã được nêu rõ trong Hiến Pháp 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được Quốc Hội khóa I thông qua vào ngày 9/11/1946.

Điều thứ 21 "Nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70."

Điều thứ 32 "Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý."

Điều thứ 70 "Sửa đổi hiến pháp phải theo những cách thức sau đây: a/ Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu. b/ Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những thay đổi. c/ Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra tòan dân phúc quyết."

Ngày 23/10/1955, tại miền Nam dưới thời thủ tướng Ngô Đình Diệm một cuộc TCDY đã được tổ chức. Người dân miền Nam đã được quyết định chọn nền Cộng Hòa thay vì tiếp tục thể chế Quân chủ. Và Quốc trưởng Bảo Đại đã tôn trọng ý dân để nền Đệ Nhất Cộng Hoà ra đời. Cũng như trong cách mạng tháng Tám vua Bảo Đại đã chỉ: " muốn làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ". Một chí khí khác hẳn các người cầm quyền Việt Nam sau này.

Vài sự kiện kể trên chứng tỏ lời ông Phạm Thế Duyệt : "Trưng cầu ý dân ở các nước khác đã được nói đến nhiều, nhưng ở nước ta thì cụm từ này vẫn còn khá xa lạ." là thiếu trung thực. Chỉ khi đã nắm được quyền hành ĐCS đã soạn và ban hành một Hiến Pháp mới đề cao vai trò của nó và cưỡng đoạt quyền làm chủ đất nước cuả người dân.

Phương Nam với đề nghị tái Trưng cầu dân ý

Trưng cầu dân ý đã được Phương Nam -Đỗ Nam Hải đề cập đến trong bài "Việt Nam Đất Nước Tôi" như một phương pháp để đo lường lòng dân về vai trò cuả ĐCS và nhu cầu làm chủ đất nước cuả mình.

Câu hỏi cần được trả lời là: Việt Nam nên hay không nên theo chế độ đa đảng" Nếu ai cho rằng nên có đa đảng thì ghi CÓ - còn nếu ai cho rằng không nên có đa đảng thì ghi KHÔNG.

Để tiến hành cuộc trưng cầu dân ý này, Phương Nam đã đề nghị:

1- giữ nguyên bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp hiện tại.

2- thành lập một Ủy Ban Quốc Gia Trưng Cầu Dân Ý. Ủy ban bao gồm mọi tầng lớp, giai cấp, sắc tộc, vùng, miền trong và ngoài nước.

3- nhiệm vụ cuả ủy ban này là xây dựng điều lệ, phương hướng hoạt động, nội dung và ý nghiã công việc. Thành lập các uỷ ban ở điạ phương và cơ sở.

4- từ đó vận động toàn dân tham gia và tiến hành trưng cầu dân ý.

Nếu kết quả đa số trả lời KHÔNG thì ĐCS sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước. Điều này minh chứng cho toàn dân và toàn thế giới, ý nguyện cuả đa số dân Việt là " Việt Nam theo thể chế Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý". Một thể chế được ghi rõ trong Hiến Pháp 1992. ĐCS sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước cho đến khi nào người dân thấy cần thiết là nên có một cuộc trưng cầu dân ý mới.

Nếu kết quả đa số trả lời CÓ thì ĐCS phải chấp nhận nguyện vọng cuả toàn dân. Theo Phương Nam khi đó hiến pháp hiện hành phải được Quốc Hội sửa đổi, bổ sung và thông qua những điểm liên quan, sao cho phù hợp với tình hình của đất nước để có nhiều đảng chính trị hoạt động trong tương lai. Người viết lại đề nghị đất nước chúng ta cần có một Hiến Pháp mới. Xin xem bài "Việt Nam Đất Nước Tôi" và bài "Vận Động một Hiến Pháp cho Việt Nam" để hiểu rõ hơn về các đề nghị nêu trên.

Phương Nam cũng đã nêu rõ :" Trong suốt 55 năm qua kể từ ngày 2/9/1945 đến nay, trước dân tộc, ĐCSVN vẫn luôn luôn là tự xướng danh chứ không chính danh! Nếu muốn chính danh thì ĐCS cần phải thắng trong một cuộc bầu cử tự do."

Phương Nam viết thêm: "Trong trường hợp xấu nhất nếu cuộc trưng cầu dân ý bị khước từ thì trước dân tộc ĐCSVN vẫn là không chính danh. Lúc ấy toàn bộ sự thật đã được bọc trần: những người nắm thực quyền trong ĐCSVN, do lo sợ thất bại trước một cuộc chơi công bằng nên đã khước từ nó, vì quyền lợi của bản thân và gia đình họ. Họ chỉ là số ít chứ không phải số nhiều. Họ vừa tự cô lập mình, vừa bị nhân dân Việt Nam cùng các lực lượng dân chủ trên thế giới ngày càng khép chặt vòng vây, để danh sách của họ ngắn lại và lộ dần ra. Họ là những người đã và đang ra sức tìm mọi cách, dù là tuyệt vọng để ngáng đường dân tộc muốn đi. Họ không có cơ sở để tồn tại cả về lý luận và thực tiễn, trừ súng đạn. Họ là phi nghĩa. Họ không nên nhắc lại câu nói cuả CT Hồ Chí Minh 40 năm về trước: 'Đảng ta là đạo đức là văn minh' nữa. Họ giống như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ở chỗ là cùng bán nước. Chỉ khác là những kẻ kia thì bán trọn gói một lần, còn họ thì tìm cách câu giờ, xé dần đất nước ra để bán lẻ mà thôi."

Phương Nam viết tiếp :"Dĩ nhiên họ không phải là tất cả hơn 2 triệu đảng viên cộng sản, cũng không phải là toàn bộ 170 UVTW đảng hiện nay; mà chỉ là một thiểu số bảo thủ nắm thực quyền cùng những kẻ bấu xấu, lươn lẹo, ăn theo, nói lẹo. Họ cần phải được vạch mặt chỉ tên, những người có lương tri hoặc công khai tố cáo, hoặc âm thầm sao chụp, lưu giữ những hồ sơ tội ác mà họ đã, đang và sẽ làm; để tương lai sẽ đưa ra xét xử công khai, đúng luật pháp... Và cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam mới của tòan dân, trong đó có rất nhiều những đảng viên cộng sản chân chính sẽ vẫn còn tiếp diễn cho đến khi nào đạt được thắng lợi cuối cùng mới thôi..."

Sáu mươi năm nhìn lại Cách Mạng Tháng Tám.

Cách Mạng tháng Tám đã để lại cho hậu sinh hai tài sản tinh thần là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp 1946.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đã nói lên sự khao khát về tự do, về dân chủ, về quyền con người và mưu cầu hạnh phúc của tòan dân. Và xác định rõ ràng, độc lập chính là nhờ công lao của tòan dân.

Tòan Bản Tuyên Ngôn hoàn toàn không có một chữ nói đến vai trò hay quyền lãnh đạo đất nước của ĐCSVN. Vậy mà liên tục sáu mươi năm qua ĐCS càng ngày càng lộ rõ là một đảng cuả một thiểu số "thực dân nội địa". Đảng đã cướp đi mọi tự do, dân chủ, quyền con người và hạnh phúc của tòan dân. Ngược lại guồng máy đảng vẫn tiếp tục bẻ cong sự thật, tước đoạt công lao của toàn dân, lừa bịp các thế hệ hậu sinh,... về vai trò lãnh đạo của đảng.

Tài sản tinh thần thứ hai là Bản Hiến Pháp 1946. Trong bài "Vận Động Một Hiến Pháp Cho Việt Nam" người viết nêu rõ lịch sử hình thành, nội dung, vài ưu và khuyết, thủ tục thành lập Bản Hiến Pháp này. Đặc biệt là việc ĐCS đã cưỡng đọat quyền làm chủ đất nước và hủy bỏ Bản Hiến Pháp này một cách bất hợp hiến, bất hợp pháp. Ở đây chỉ xin nêu lại vài ý chính.

Hiến Pháp 1946 đã được xây dựng trên 3 nguyên tắc: đòan kết dân tộc, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và xây dựng một nhà nước pháp trị. Về nội dung các quyền tự do dân chủ và quyền mưu cầu hạnh phúc của công dân được ghi thật rõ ràng minh bạch. Hiến Pháp này cũng không đề cập gì đến công trạng hay vai trò của ĐCS. Thêm vào đó Hiến Pháp này đã được một Quốc Hội hợp pháp, đa nguyên, đa đảng soạn thảo và thông qua. Sau tám mươi năm Pháp thuộc và ở vào thập niên 1940, phải nhìn nhận đây là một bản hiến pháp dân chủ.

Tuy nhiên, Hiến Pháp 1946 đã không đề ra một cơ quan có thẩm quyền giải thích hiến pháp, phán quyết về tính cách hợp hiến hay bất hợp hiến cuả các đaọ luật, sắc luật, sắc lệnh, nghị quyết và quyết định hành chánh. Để dẫn đến tình trạng ĐCS sử dụng và hủy bỏ Hiến Pháp này một cách tùy tiện chỉ nhằm mục đích phục vụ mưu đồ chính trị cuả họ.

Khuyết điểm nặng nề nhất của Bản Hiến Pháp này là một mặt điều thứ 49 đã cho phép chủ tịch nước những quyền hạn tối cao, quyền lực tối thượng. Mặt khác Hiến Pháp 1946 lại có thêm điều thứ 50 hết sức phi lý "Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc." Điều khoản này đã mâu thuẫn với các điều khoản khác như điều thứ 7 "Tất cả mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, ..." Điều khoản này quả đúng đặt chủ tịch lên trên cả hiến pháp hay luật pháp quốc gia.

Ngày 18/12/1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội khoá I, Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1946. Ngày 31/12/1959, quốc hội đã đồng ý thông qua hiến pháp sửa đổi. Và ngày 1/1/1960, HCM đã ký sắc lệnh công bố Hiến Pháp 1959. Đây là một việc làm vi phạm hiến pháp 1946. Vì đã không làm đúng cách thức sửa đổi Hiến Pháp như điều thứ 70 đã nêu rõ "Sửa đổi hiến pháp phải theo những cách thức sau đây: ... c/ Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra tòan dân phúc quyết." Như vậy các Hiến Pháp 1959, 1980 và 1992, chẳng qua chỉ là những cương lĩnh của ĐCS vì đã không được "tòan dân phúc quyết".

Qua Đài Á Châu Tự do, Luật sư Trần Thanh Hiệp đã nhấn mạnh Hiến Pháp 1946 là một đạo luật không được ban hành. Ban hành hiến pháp là một thủ tục luật pháp để xác nhận rằng hiến pháp này đã được biểu quyết một cách hợp lệ. Hiến pháp này sẽ có hiệu lực từ lúc được ban hành và mọi người phải tuân theo. Theo ông quyền lập hiến hay quyền soạn thảo Hiến Pháp cuả người dân đã bị ĐCS sang đoạt qua Hiến Pháp 1946 và bị chiếm đoạt trong các hiến pháp sau này.

Qua việc nghiên cứu Hiến Pháp 1946, người viết đã phát hiện thêm mặt trái về con người của Hồ Chí Minh. Một mặt khi chưa cầm quyền HCM đã hết sức tuyên truyền cho việc ban hành một bản hiến pháp dân chủ cho Việt Nam. Khi nắm được chính quyền, HCM vận động để vừa làm chủ tịch nước lại vừa chủ trì Ủy Ban Dự Thảo Hiến Pháp. Với kết qủa là Hiến pháp 1946 đã cho HCM một quyền uy tối thượng "không phải chịu một trách nhiệm nào". Quyền uy này đã vượt trên cả hiến pháp, luật pháp quốc gia.

HCM làm việc này không ngoài mục đích sửa soạn cho cả một guồng máy chuyên chính thần thánh hoá lãnh tụ đảng và sưả soạn cho lãnh tụ đảng trở thành nhà độc tài trong một thể chế chuyên chính toàn trị. Thế mà HCM chưa thoả mãn để ban hành Hiến Pháp 1946. HCM chỉ ký sắc lệnh ban hành cương lĩnh 1959 cuả ĐCS lấy "chuyên chính bạo lực" làm "công lý" đưa cả dân tộc vào con đường mòn đầy chông gai chưa rõ lối ra.

Tham nhũng là nền tảng cuả chế độ cộng sản

Tham nhũng là sử dụng quyền lực, quyền uy, bạo lực để chiếm đoạt vật chất, thể xác hay tinh thần cuả người khác, cuả tập thể hay cuả xã hội.

Đến đây ta có thể thấy rõ rằng những vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử dân tộc đã được đảng cộng sản thực hiện qua việc cướp công dành độc lập của toàn dân, sang đoạt quyền soạn thảo và ban hành Hiến Pháp 1946, rồi chiếm đọat luôn quyền bổ sung và sửa đổi. Khi đã nắm được quyền hành, ĐCS đã dùng bạo lực để cưỡng đoạt hòan tòan quyền làm chủ đất nước cuả người dân.

Khi mà ĐCS đã trở thành một đảng độc nhất cầm quyền. Tất cả những đặc quyền và đặc lợi, về kinh tế, tài nguyên, đất đai, y tế, giáo dục ..., đều được đặt dưới sự kiểm soát và quản lý cuả ĐCS. Lẽ dĩ nhiên ĐCS sẽ bổ nhiệm những người trung thành với đảng với lãnh tụ đảng vào những chức vụ có quyền, có lợi . Hậu qủa là các hoạt động chính trị bao che, bè phái, lên cao thì ràng buộc gia đình, dòng họ, bạn bè, ... Dẫn đến tình trạng sứ quân như hiện nay tại Việt Nam. Như vậy, tham nhũng chẳng qua chỉ là một sự phân phối các phúc lợi tập thể, các tài sản quốc gia,... giữa một số các đảng viên với nhau. Và cũng không ngoài mục đích bảo vệ lẫn nhau hay bảo vệ đảng.

Sau sáu mươi năm dưới sự lãnh đạo cuả ĐCS, tham nhũng đã trở thành một quốc nạn. Tham nhũng đã tràn lan khắp các hạ tầng cơ sở. Tham nhũng đã dẫn đến khủng hoảng giáo dục, khủng hoảng xã hội, suy đồi đạo đức, hủy hoại nhân tâm,... và phá hủy cả nền văn hóa dân tộc. Lấy văn hóa "bao bì" làm một thí dụ cụ thể. Khi mà những người có bằng cấp và điạ vị trong xã hội, tổ chức hay tham gia các hội nghị 'khoa học" không ngoài mục đích phân phối các bao bì.

Ông Phạm thế Duyệt, hay vừa rồi ông Võ văn Kiệt, chỉ quy trách nhiệm đến người quản lý (bộ trưởng, thứ trưởng, ..., nhân viên nhà nước), chẳng qua là chỉ nhằm che đậy bản chất và đường lối sai trái cuả người lãnh đạo (ĐCS). Nguy hại hơn đảng và nhà nước lại là một.

Luật pháp và tham nhũng

Dưới chế độ cộng sản, hiến pháp và luật pháp được soạn ra và ban hành không ngoài nhu cầu phục vụ và bảo vệ quyền lợi cuả ĐCS. Một chế độ mà người soạn luật, người ra lệnh bắt giam, khởi tố cũng chính là người nắm quyền kết án và thi hành án. Hành pháp, lập pháp và tư pháp là một. Các cơ quan điều tra, xét xử và trừng phạt cũng là một. Và tất cả đều dưới sự lãnh đạo cuả ĐCS.

Đó mới đúng lý do cho vấn đề "Chúng ta đã đề ra nhiều biện pháp chống tham nhũng, nhưng những biện pháp này mới chỉ được thực hiện một cách hình thức, nửa vời." mà Mai Phương – Hoàng Vân (hai nhà báo) đã đặt ra cho ông Phạm thế Duyệt.

Tham nhũng "tư duy"

Theo ông Phạm thế Duyệt: "Khi trưng cầu ý dân trước hết phải dựa vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận." Một sự thực là MTTQVN là một tổ chức ngoại vi cuả ĐCS và chức vụ chủ tịch cuả ông cũng chỉ là một chức vụ đảng trao. Ông Võ văn Kiệt khá hơn ông Duyệt một điểm. Ông đã sử dụng thông tin hải ngoại để chuyển vào trong nước tình trạng phi dân chủ trong sinh hoạt cuả ĐCSVN. Để kêu gọi đảng cần dân chủ hoá nội bộ hay sẽ bị cáo chung.

Ông còn tuyên bố : "Đảng chịu trách nhiệm về vận mệnh đất nước. Cho nên, bước đi, cách làm của Đảng còn phải phù hợp với tình hình, chứ không phải mọi cái nhân dân góp ý, là bắt buộc Đảng và Nhà nước phải thực hiện như thế." hay ông đã nói "Trưng cầu ý dân là Đảng và Nhà nước biểu thị một ý thức cầu thị, chứ không phải là hình thức. Khi dân nói đúng, thì phải tiếp thu. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, khi dân góp ý đúng, nhưng chưa bước vận dụng, vấn đề này đừng nên nghĩ một cách đơn giản." Những câu trả lời cuả ông đã bộc lộ tình trạng phi dân chủ nghiêm trọng tại Việt Nam. Người viết xin được dịch ý như sau :"Dân nói thì đúng. Nhưng đảng là trí tuệ. Đảng là lãnh đạo. Dân phải nghe đảng. Đảng nói dân phải làm. Sao đảng phải nghe dân""

Ông còn nói thêm :"Dân chủ của ta là dân chủ thực sự, nhưng làm tốt được đến đâu, đó là đích chúng ta phải phấn đấu. Nhưng ý thức của Đảng, của Quốc hội, của Nhà nước, của những người lãnh đạo đều muốn đi đúng và trúng vào nguyện vọng của dân, phục vụ cho dân." Có thể rằng ông Duyệt chưa hiểu được lời tuyên bố cuả ông biểu hiện tham nhũng "tư duy".

Tham nhũng tư duy là dùng quyền hạn cưỡng bức người khác, tập thể hay xã hội phải tin theo "chân lý" đã được đảng đề ra. Sáu chục năm qua ĐCS đã luôn luôn sử dụng quyền hành đã cướp được cuả dân để bắt dân phải chấp nhận, phải ca tụng các đường lối đúng đắn, phục vụ nhân dân cuả đảng.

Vận động Trưng Cầu Dân Ý và một Hiến Pháp mới cho Việt Nam

Ông Duyệt cũng đã nhận xét "... việc trưng cầu ý dân sẽ là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bất cứ việc gì quan trọng đều phải đưa ra để lấy ý kiến của nhân dân. Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền làm chủ của dân, phát huy dân chủ trong dân. Tôi thấy làm được điều này là rất tốt!". Nếu chỉ nghe nhận xét này cuả ông thì người viết tin rằng chỉ có ĐCS mới không đồng ý với ông.

Nhận xét trên cũng đồng nghiã với việc ĐCS cần trao trả quyền làm chủ đất nước lại cho người dân. Rồi chính người dân sẽ tìm phương cách để giải quyết quốc nạn tham nhũng, khủng hoảng giáo dục, khủng hoảng xã hội... do ĐCS đã và đang gây ra.

Những ngày vừa qua một sự kiện được đại chúng chú ý là việc các luật sư trong Luật Sư Đoàn Hà Nội đã thành công trong việc chọn lưạ các đaị biểu không qua việc thu xếp của ĐCS. Luật sư chủ nhiệm Phạm hồng Hải lại tuyên bố sẽ đẩy mạnh đâú tranh bảo vệ công lý và quyền con người.

Tại Hà Nội, ông Nguyễn chính Trực đã gởi một lá thơ chúc mừng đến luật sư chủ nhiệm Phạm hồng Hải. Trong thơ ông đã viết :"Những luật sư trong mắt người dân luôn luôn là một tầng lớp trí thức được qúy trọng; Trong giới trí thức có người nói luật sư chân chính là những "Trí thức của các trí thức."; Đối với giới trẻ Việt Nam không phải ít người mơ mình sẽ trở thành một luật sư. Vì thế, người luật sư trước hết phải nhiệt khuyết với nghề, có trí tuệ, có bản lãnh độc lập nghề nghiệp cần thiết, tôn trọng lẽ phải và cuối cùng là phải tự đứng trên đôi chân của mình chứ không phải bằng "bệ đỡ". Bệ đỡ và cơ cấu ... chỉ là mảnh đất dung thân cho những người bất tài nhưng tham vọng. Thử hỏi, người luật sư hoặc Đoàn luật sư mà không có bản lĩnh để tự khẳng định và quyết định được chính bản thân mình thì bảo vệ được ai" Đó chính là cái đáng được kính trọng đối với tập thể Đoàn luật sư Hà Nội và đối với qúy vị đã được tín nhiệm!" Người viết trích lời cuả ông Trực với một sự đồng cảm. Và đặc biệt người viết trân quý kiến thức chuyên môn cuả các luật gia trong hoàn cảnh Việt Nam cần hội nhập lại với Cộng đồng thế giới.

Bài phỏng vấn ông Phạm thế Duyệt kể trên đã được thực hiên nhân dịp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra Nghị quyết giao cho Hội Luật gia Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. Và Hội luật gia đang tiến hành các bước chuẩn bị cho việc soạn thảo Dự án Luật này. Khi biết được việc trên người viết xin gởi đến Hội Luật Gia Việt Nam bài viết này và bài "Vận Động một Hiến Pháp cho Việt Nam" như những góp ý cho công trình mà Hội đang tiến hành.

Trước khi chấm dứt bài viết, người viết rất mong mọi người ủng hộ đề nghị về một cuộc TCDY với câu hỏi cần được trả lời là : Việt Nam nên hay không nên theo chế độ đa đảng"

Đề nghị của Phương Nam nhắc chúng ta trưng cầu dân ý đã được chấp nhận trong Hiến Pháp 1946. Hiến Pháp lại là một bộ luật tối cao ghi rõ các quyền và nghĩa vụ cuả người công dân cũng như của nhà nước. Điều thứ 4 của Hiến Pháp 1946 đã ghi rõ: "Mỗi công dân Việt Nam phải - bảo vệ tổ quốc -tôn trọng Hiến Pháp -tuân theo luật pháp."

Theo người viết đề nghị này là một đề nghị rất nhân bản, tràn đầy tình tự dân tộc. Nếu đa số chấp nhận sự toàn trị của ĐCS thì đảng sẽ chính danh với toàn thế giới. Nếu đa số không chấp nhận sự toàn trị cuả ĐCS, và nếu ĐCS chấp nhận, thì điều này cũng đồng nghiã với việc toàn dân sẽ đại ân xá các tội ác mà ĐCS và nhiều đảng viên ĐCS đã liên tục gây ra trong sáu chục năm qua. Và cũng để tránh một cuộc cách mạng sẽ xảy ra trong một tương lai gần dẫn đến sự cáo chung của ĐCS./.

Tài Liệu Tham Khảo

- Mai Phương – Hoàng Vân, “Trưng cầu ý dân là việc Đảng, Nhà nước biểu thị ý thức cầu thị chứ không phải là hình thức”

- Nguyễn An thực hiện "RFA Phỏng Vấn LS Trần Thanh Hiệp: Hiến Pháp Việt Nam"

- Nguyễn Chính Trực, "Thơ Chúc Mừng Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội"

- Nguyễn Trần Bạt, "Tham nhũng và tham nhũng tinh thần", Thời báo Kinh tế Sài Gòn

- Phương Nam, "Việt Nam Đất Nước Tôi"

(Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam - Điện Thư - Số 52, Tháng 11 năm 2005)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.