Hôm nay,  

Người Lái Đò Trên Sông Nhị

02/09/200500:00:00(Xem: 5371)

- (Nhân đọc lá thư của Đức Tăng Thống, Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang gửi Hòa Thượng Quảng Độ khi nghe tin Cộng Sản Việt Nam ngăn chặn không cho phái đoàn Chư Tôn Đức Tăng Ni từ Sài Gòn và Huế vào Bình Định chúc tuế Ngài theo truyền thống sau mùa An Cư Kiết Hạ. Lá thư có những giòng làm nức lòng trái tim Phật tử: “.....Chúng ta đừng lo. Chánh quyền nào cũng nói Muôn Năm nhưng có chánh quyền nào muôn năm đâu! Còn Phật giáo không nói Muôn Năm nhưng Phật giáo đã mấy ngàn năm rồi ...”)
Nắng trưa lồng bóng nước, óng ánh từng giải tơ vàng. Giòng sông im lắng như đợi chờ con đò còn lặng lờ cuối bãi. Hai bên bờ, rặng tre làng cao vút, lả ngọn trong gió vờn hương cau hương bưởi thoang thoảng đâu đây. Mây xanh, gió nhẹ và không gian hiền hòa như cùng với người lái đò chuẩn bị rời bến, sang bên kia sông.
Ông lão buông dầm, tưởng như hờ hững bâng quơ mà cung cách lại vô cùng thận trọng. Ông đội nón lá rách, mặc áo phấn tảo bạc mầu, quần nhiễu thâm. Dưới vành nón, đôi mắt tinh anh sáng quắc không ngớt dõi nhìn đầu sông, nơi lão tin rằng, lát nữa thôi, sẽ có người gọi đò. Quả thế, khi đò ra tới giữa sông thì bờ bên kia đã lố nhố bóng người xuống từ chiếc xe song mã. Họ đưa tay vẫy. Ông lão giơ mái chèo lên, tỏ ý đã biết, rồi chèo nhanh hơn về hướng khách đợi. Không bao lâu, con đò đã lướt tới đầu sông, cặp vào sát bờ. Nhóm khách này ăn mặc sang trọng, nói tiếng Tầu chêm tiếng Việt líu lo:
- Ông lão ơi, đây là đoàn sứ giả của nhà Tống, sang để phong tước cho vua Lê Đại Hành, lão chèo cẩn thận, sang bờ bên kia an toàn sẽ được quan Sứ Lý Giác trọng thưởng.
Ông lái cúi đầu đáp “dạ.... dạ” rồi chống dầm, giữ cho con đò khỏi tròng trành trong khi đoàn sứ giả từng người bước xuống mà người đi đầu, mặc áo gấm đỏ có lẽ là quan Sứ Lý Giác.
Con đò quay mũi, rời bến, trôi êm trên giòng sông biếc. Gió sông mát rượi, nắng dịu dần và đâu đây như vẳng tiếng sáo diều của trẻ mục đồng, vút theo làn gió, lãng đãng không gian. Sứ Tầu tỏ ý hài lòng, cười nói vui vẻ. Đò trôi tới một ngã rẽ thì trên làn nước biếc bỗng xuất hiện đôi ngỗng trắng bơi thong dong bên nhau. Viên sứ Tầu ngắm cảnh nên thơ, tình tứ đó một lúc, bèn ngẫu hứng, xuất khẩu hai câu thơ:
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha.
Ông lái đò buột miệng khen:
- Hay quá! Hay quá!
Một người trong đám tùy tùng hỏi:
- Hay là hay thế nào, lão có hiểu nghĩa không"
Ông lão có vẻ bẽn lẽn, thưa rằng:
- Tôi được học có dăm ba chữ, hiểu lõm bõm quan sứ muốn nói:
“Song song ngỗng một đôi,
Ngửa mặt ngó ven trời” (*).
Nếu quan sứ làm tiếp thì sẽ thành bốn câu tuyệt tác.
Lý Giác nghe khen, vuốt vuốt hàm râu, nhìn trời, nhìn đất, lại nhìn đôi ngỗng vẫn thong dong bơi, rồi nhíu mày, nhăn mặt mãi chưa làm tiếp được hai câu. Lúc đó, ông lái đò mới chậm rãi thưa:
- Nếu quan cho phép, tôi xin mạo muội làm thử.
Đang bí, Lý Giác đồng ý ngay. Ống lão thong thả đọc:
Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo lão thanh ba (+)
Sẵn trớn, ông lái đò đọc lại luôn cả bốn câu bằng tiếng Hán và dịch thẳng ra tiếng Nôm:
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha
Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo lão thanh ba(+)
Song song ngỗng một đôi,
Ngửa mặt ngó ven trời
Lông trắng phơi giòng biếc
Sóng xanh chân hồng bơi (*)
Lý Giác vỗ tay đôm đốp, khen rối rít:
- Tuyệt! Thật là tuyệt! Thật là đúng ý ta mà ta nghĩ mãi chưa ra. Vừa tả được cảnh êm đềm tình tứ, vừa pha trộn mầu sắc hài hòa. Ông lão học hành tới đâu mà thơ phú hay thế"
Ông lái đò vẫn đều tay khua mái chèo, điềm đạm trả lời:
- Tôi chỉ được học dăm chữ với ông đồ trường làng. Nhưng người Nam chúng tôi, ai chả có tâm hồn thơ phú. Tôi nhà nghèo, phải làm nghề chèo đò nuôi thân đâu có được học hành gì, xin quan chớ quá khen.
Lý Giác ngạc nhiên, tròn xoe mắt nhìn ông lão, và không thể không hỏi:
- Thế những người Nam được học hành thì giỏi tới đâu"
- Thưa quan Sứ, sĩ phu nước tôi, sử trăm trang đọc qua là thuộc, thơ trăm bài xướng họa như không; nhưng thơ phú chỉ là chuyện phụ, liễu ngộ cương thường, cư xử phân minh mới giữ được xã hội nhu hòa, đời sống an vui.
Lý Giác bị lôi cuốn bởi phong thái an nhiên tự tại của ông lái đò và cảm thấy thích thú qua mẩu đối thoại bất ngờ. Sứ Tầu gợi chuyện:
- Lão vừa nói tới cương thường, vậy lão hiểu nhiều về Nho giáo, Lão giáo chứ"
Dưới vành nón lá rách, ai tinh ý sẽ thấy ông lái đò nhếch một nụ cười đầy ý nghĩa khi trả lời:
- Bẩm quan, tôi cũng hiểu chút đỉnh thôi. Đó là hai dòng đạo lớn mà quý quốc đã hết sức muốn truyền đạt sang cho chúng tôi. Đạo thường gắn bó với dân-tộc-tính, dân Nam chúng tôi mà sống được trọn vẹn bằng Nho giáo, Lão giáo thì cũng như chúng tôi đã được quý quốc đồng hóa. Chúng tôi chỉ đang học hỏi, biết chừng nào quý chừng nấy. Tư tưởng Nho-giáo dạy lớp sĩ phu bền chí rèn luyện kinh luân, giúp xã hội thịnh trị. Lão-giáo lại nhìn đời phóng khoáng, không những coi nhẹ công danh mà còn cho đó là mầm mống của sa đọa. Giữa hai tư tưởng có vẻ đối nghịch đó, dân Nam chúng tôi đã uyển chuyển dung hòa.
Lý Giác thực sự bị cuốn hút vào câu chuyện:
- Dung hòa thế nào"

- Bẩm quan, dung hòa để tìm con đường trung dung giữa hai thái cực. Đó là con đường trung đạo, rèn trí giúp đời nhưng không bị phù phiếm lợi danh ở đời lôi cuốn. Đạo Phật đã chỉ ra con đường đó. Bài học đầu tiên Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như là Tứ Diệu Đế. Đó là sự có mặt của đau khổ, nguyên nhân gây ra đau khổ, sự chấm dứt đau khổ và đường dẫn tới chấm dứt đau khổ. Con người đau khổ chỉ vì nhìn lầm cái vô thường là thường, cái vô ngã là ngã. Nếu nhìn ra chân diện mục từ lý duyên sinh vô ngã thì không cái gì tự nó mà thành, nó ở trong dòng duyên sinh của vạn hữu tiếp nối nhau không ngừng. Giọt nước trong vỏ ốc còn chứa cả đại dương thì làm gì có sinh có diệt nữa.
Cực kỳ xúc động, sứ Tầu hỏi:
- Không sinh, không diệt" Thế cái chết là gì"
- Bẩm quan, người Phật tử còn dốt nát như tôi chỉ hiểu được rằng chết là sự chuyển hóa, như lá vàng rơi xuống, rồi lại thành đất nuôi cây. Lá đâu có chết, lá chuyển hóa để lại là cây đấy chứ! Sự chuyển hóa của con người sau khi chết có thể là sự thăng hoa nếu người đó biết dùng thân huyễn giả tứ đại để quán chiếu, tu tập, chuyển được nhục thân thành pháp thân thường hằng, tức là biết dùng cái HUYỄN để đạt cái CHÂN thì khi tứ đại tan rã cũng chỉ như qua sông bỏ bè mà thôi.
Giọng viên sứ Tầu đầy cảm kích:
- Thật là mầu nhiệm ! Ấy vậy mà bao kẻ qua sông vẫn kéo theo bè vì tâm kẻ ấy nào đã qua sông, phải không ông lái"
- Quan dạy chí phải, đó là kẻ mê lại tưởng mình đã tỉnh nên cứ mê hết đời này đến kiếp khác; nhưng bẩm quan, giáo pháp của Đức Phật mầu nhiệm vô song, nếu hiểu được sâu xa thì từ mê đến ngộ chỉ cần một sát na, nhanh hơn cả một cái chớp mắt.
- Nhanh như vậy thì chúng sanh phải thành Phật hết chứ"
- Bẩm vâng, chúng sanh có thể thành Phật hết nếu tâm chúng sanh không mảy may còn một vọng niệm nào thì bụi trần lấy chỗ đâu mà bám! “Bản lai vô nhất vật. Hà xứ nhạ trần ai.”
Lý Giác bỗng cười vang:
- Ta biết câu này, đây là bài kệ của ngài Huệ Năng đáp lời ngài Thần Tú, thật toàn bích cả ý lẫn lời: “Bồ Đề bổn vô thụ. Minh kính diệc phi đài. Bản lai vô nhất vật. Hà xứ nhạ trần ai” (-) Chính vì bài kệ này mà ngài Huệ Năng được Ngũ Tổ trao truyền y bát.
- Bẩm quan, chính thế. Ngài Huệ Năng không biết chữ, chỉ nghe được câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương mà ngộ đạo, trong khi ngài Thần Tú sở học mênh mông lại vẫn quẩn quanh trong biển văn tự mịt mù. Cho nên, giáo lý Đạo Phật dễ mà khó, khó mà dễ, chính là ở ngay nơi tâm. Tâm lặng lẽ, an nhiên, không dựa vào gì, không níu vào đâu thì tâm ấy trong vắt, nguyên vẹn như vàng ròng, như kim cương . Kỳ Tâm chính là Phật tánh chứ có đâu xa. Khốn nỗi chúng sanh đã quen huân tập, ngỡ vọng là chân nên cứ chìm đắm mãi trong biển mê. Kẻ ngu muội như tôi chỉ hiểu được lờ mờ, chắc còn ngàn đời vạn kiếp nữa mới thoát trầm luân!
Ông lái đò cố tình nói thật chậm câu cuối, như lời than thở về số phận ngu si của mình. Quả nhiên câu nói này đánh động vào cảm xúc của Lý Giác. Viên sứ Tầu trầm ngâm nhìn ông lái đò nghèo khổ, lòng gợn lên sự ngưỡng phục vô cùng. Ông lão chỉ là thành phần quê mùa, ít học mà trí tuệ còn hiển lộ sáng ngời như thế thì lớp sĩ phu của nước Nam này hẳn uyên bác tới đâu! Xứ sở từng chịu sự thần phục Trung Hoa hàng nhiều trăm năm có phải vì họ ngu si man rợ như triều đình Trung Hoa thường nói đâu, mà có lẽ, vì họ đất ít, dân thưa. Phương Bắc quả đã ỷ dân giầu nước mạnh mà hiếp đáp.
Là người có chút lương tri, Lý Giác cảm thấy phải tấu trình sự thật với triều đình, sau chuyến xuôi Nam này. Từ lòng ngưỡng phục khi gặp ông lái đò trên sông Nhị, Lý Giác đã làm một bài thơ lời lẽ nghiêm kính để tặng vua Lê Đại Hành sau khi bái yết vị vua của một nước nhỏ mà dân trí thì vời vợi cao siêu. Bài thơ sứ Tầu dâng tặng vua nước Nam như sau:
Hạnh ngộ minh thời tán thạnh du
Nhất thân lưỡng độ sứ Giao Châu
Đông đô tái biệt tâm vưu luyến
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch
Xa từ thanh chướng, phiếm trường lưu
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
Khê đàm ba tịnh kiến thiềm thu.
Bài dịch của Thích Mật Thể rất trong sáng, được lưu truyền đến nay:
May gặp minh quân giúp việc làm
Một mình hai lượt sứ miền Nam
Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ
Muôn dặm non sông mắt chửa nhàm
Ngựa đạp mây bay qua suối đá
Xe vòng núi chạy tới dòng lam
Ngoài trời lại có trời soi rạng
Vòng nguyệt trong in ngọn sóng đầm.(*)
Bài thơ tám câu, nhẹ nhàng, thanh thoát chỉ để dẫn đến lời gửi gấm ý chính ở câu thứ bẩy : “Ngoài trời lại có trời soi rạng” mà Thiền-sư Khuông Việt thời đó diễn nghĩa là, ngoài Trung Hoa trời cao đất rộng cũng còn những vùng trời khác thanh tú, rực rỡ kém gì. Đó là Lý Giác tỏ lòng ngưỡng phục của mình, tôn kính vua nước Nam như vua Tống vậy.
Thay đổi toàn diện cái nhìn và quan điểm của viên sứ Tầu đối với nước Nam chỉ nhờ dăm câu chuyện làm quà của ông lái đò nghèo khổ trên giòng sông Nhị thôi ư"
Nếu biết rõ hơn, chúng ta phải quỳ xuống, thành kính đê đầu mà đảnh lễ ông lái đò năm xưa vì Ngài chính là Thiền Sư Pháp Thuận, thuộc đời thứ mười, dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài tuân lệnh vua Lê Đại Hành, cải trang làm ông lái đón sứ giả nhà Tống sang sông để tùy cơ ứng biến, nói được, làm được điều gì ích quốc lợi dân qua chuyến sứ Tống du Nam này.
Đạo Phật là Đạo Trí Tuệ.
Trí tuệ là Ánh Sáng.
Vô minh là bóng tối.
Chỉ những kẻ tột cùng vô minh mới cuồng si mộng tưởng, đem bóng tối chùm lên ánh sáng vì không hề biết rằng bóng tối thì làm sao có thể dập tắt ánh sáng được!"!"
Diệu Trân
(-) Lục Tổ Huệ Năng
(+) Thiền sư Pháp Thuận
(*) Thích Mật Thể

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.