(Sài Gòn - VNN) Tin từ Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại Sài Gòn cho hay là họ vừa đề nghị với nhà nước CSVN cho áp dụng "cơ chế một cửa" trong việc cấp giấy phép các dự án do Việt kiều về nước đầu tư. Theo đó, thời gian cấp phép sẽ rút ngắn trung bình từ 10 ngày đến 1 tháng.
Nguyễn Chơn Trung, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tại thành Hồ cho biết, việc cấp giấy phép cho một dự án đầu tư của Việt kiều tại thành phố hiện nay trung bình lâu từ 6 tháng đến 1 năm và có khi còn lâu hơn nữa. Có rất ít dự án được cấp phép nhanh trong vòng 1-2 tháng. Theo Trung, sự kéo dài trong việc cấp phép này đã khiến cho Việt kiều nản lòng, làm ảnh hưởng đến việc về nước đầu tư của họ.
Hiện nay có khoảng 2.000 doanh nghiệp của Việt kiều về đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 1.207 dự án đầu tư theo Luật đầu tư trong nước và 87 dự án hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, theo ước tính của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài của CSVN thì, có khoảng 3 triệu Việt kiều trên khắp thế giới và chừng 50.000 người trong số này có ý định đầu tư về Việt Nam.
Thế nhưng, theo nhiều doanh nghiệp Việt kiều, những nhiêu khê, rắc rối trong thủ tục xin phép đầu tư cũng như cơ chế quản lý kinh doanh tùy tiện của nền kinh tế bán thị trường đã làm chùn bước các nhà đầu tư Việt kiều. Trong cuộc họp của Hiệp hội doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài tại Sài Gòn (OVIBA) cách đây 1 ngày, các doanh nghiệp Việt kiều cho rằng hiện họ gặp nhiều khó khăn khách quan và cả chủ quan khi đầu tư về nước.
Phan Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị OVIBA, nhận xét: "Khi chính sách Nhà nước không nhất quán, dễ thay đổi thì doanh nghiệp thường trở tay không kịp trong đường hướng kinh doanh của mình. Nhiều người sinh ra chờ thời chứ không mạnh dạn đầu tư". Cũng theo ông Thành, một nguyên nhân khách quan khác là cơ chế quản lý Nhà nước chưa phù hợp với tư duy kinh doanh của doanh nghiệp Việt kiều. Ông Thành nói: "Nếu thực hiện cơ chế 1 cửa cho kiều bào đầu tư về nước để tạo sự thông thống hơn thì sức thu hút nguồn vốn Việt kiều sẽ lớn hơn hiện nay",.
Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tư CSVN tại thành Hồ, đến hết năm 2004, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt kiều theo Luật đầu tư trong nước đạt khoảng 4.152 tỷ đồng (khoảng 2,7 triệu đôla) và gần 1,6 triệu đôla được Việt kiều đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực đầu tư nhiều nhất là thương mại (37%) và dịch vụ (33%). Nguyễn Chơn Trung thú nhận rằng, so với tiềm năng về nguồn vốn của kiều bào thì tổng vốn đầu tư này còn rất ít ỏi. Nhiều doanh nghiệp Việt kiều vẫn chưa dốc hết sức, hết vốn vì họ đánh giá tình hình kinh doanh trong nước còn quá nhiều rủi ro...
Nguyễn Chơn Trung, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tại thành Hồ cho biết, việc cấp giấy phép cho một dự án đầu tư của Việt kiều tại thành phố hiện nay trung bình lâu từ 6 tháng đến 1 năm và có khi còn lâu hơn nữa. Có rất ít dự án được cấp phép nhanh trong vòng 1-2 tháng. Theo Trung, sự kéo dài trong việc cấp phép này đã khiến cho Việt kiều nản lòng, làm ảnh hưởng đến việc về nước đầu tư của họ.
Hiện nay có khoảng 2.000 doanh nghiệp của Việt kiều về đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 1.207 dự án đầu tư theo Luật đầu tư trong nước và 87 dự án hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, theo ước tính của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài của CSVN thì, có khoảng 3 triệu Việt kiều trên khắp thế giới và chừng 50.000 người trong số này có ý định đầu tư về Việt Nam.
Thế nhưng, theo nhiều doanh nghiệp Việt kiều, những nhiêu khê, rắc rối trong thủ tục xin phép đầu tư cũng như cơ chế quản lý kinh doanh tùy tiện của nền kinh tế bán thị trường đã làm chùn bước các nhà đầu tư Việt kiều. Trong cuộc họp của Hiệp hội doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài tại Sài Gòn (OVIBA) cách đây 1 ngày, các doanh nghiệp Việt kiều cho rằng hiện họ gặp nhiều khó khăn khách quan và cả chủ quan khi đầu tư về nước.
Phan Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị OVIBA, nhận xét: "Khi chính sách Nhà nước không nhất quán, dễ thay đổi thì doanh nghiệp thường trở tay không kịp trong đường hướng kinh doanh của mình. Nhiều người sinh ra chờ thời chứ không mạnh dạn đầu tư". Cũng theo ông Thành, một nguyên nhân khách quan khác là cơ chế quản lý Nhà nước chưa phù hợp với tư duy kinh doanh của doanh nghiệp Việt kiều. Ông Thành nói: "Nếu thực hiện cơ chế 1 cửa cho kiều bào đầu tư về nước để tạo sự thông thống hơn thì sức thu hút nguồn vốn Việt kiều sẽ lớn hơn hiện nay",.
Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tư CSVN tại thành Hồ, đến hết năm 2004, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt kiều theo Luật đầu tư trong nước đạt khoảng 4.152 tỷ đồng (khoảng 2,7 triệu đôla) và gần 1,6 triệu đôla được Việt kiều đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực đầu tư nhiều nhất là thương mại (37%) và dịch vụ (33%). Nguyễn Chơn Trung thú nhận rằng, so với tiềm năng về nguồn vốn của kiều bào thì tổng vốn đầu tư này còn rất ít ỏi. Nhiều doanh nghiệp Việt kiều vẫn chưa dốc hết sức, hết vốn vì họ đánh giá tình hình kinh doanh trong nước còn quá nhiều rủi ro...
Gửi ý kiến của bạn