Hôm nay,  

Vinh Danh Cộng Đồng Vn: 30 Năm Đoàn Kết Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ Tại Vn & Hội Nhập Vô Xã Hội Úc Thành Công

06/06/200500:00:00(Xem: 5557)
CANBERRA: Tối Thứ Tư, 25 tháng 5 vừa qua, tại Đại Sảnh Quốc Hội Liên Bang Úc, Canberra, một buổi Tiếp Tân vô cùng long trọng đã được tổ chức nhằm “Vinh Danh Cộng Đồng Người Việt Tự Do, 30 Năm Đoàn Kết Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam & Hội Nhập Thành Công vô Xã Hội Úc”. Trong khung cảnh ấm cúng, sang trọng của tòa Đại Sảnh rộng gần 1200 thước vuông được bao bọc bằng cẩm thạch, cùng sự hiện diện trang nghiêm và đầy ý nghĩa của 10 lá quốc kỳ Úc, Việt, buổi Tiếp Tân đã hân hạnh đón tiếp trên dưới 600 quan khách, bao gồm quý vị lãnh đạo tinh thần, các chính khách, nhân viên hành chánh cao cấp của liên bang, tiểu bang, cùng quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, truyền thông, và qúy đồng hương.
Về quan khách Úc, có sự hiện diện của ông Philip Ruddock, Tổng trưởng Tư pháp Liên Bang, đại diện Thủ Tướng John Howard; Ông Kim Beazley, Thủ Lãnh Đối Lập Liên Bang; Ông Peter McGauran, Tổng Trưởng Công Dân & Đa Văn Hóa Sự Vụ; Ông Aland Cadman, Dân Biểu vùng Michell; Bà Julia Irwin, Dân Biểu vùng Fowler; Ông Michael Hatton, Dân Biểu vùng Blaxland; Bà Julie Owens, Dân Biểu vùng Parramatta; Ông Graham Edwards, Dân Biểu vùng Cowan; Ông Laurie Ferguson, Dân Biểu vùng Reids; Ông Kevin Rudd, Dân Biểu vùng Griffith; Ông Simon Crean, Dân Biểu vùng Hotham...
Đặc biệt, buổi Tiếp Tân cũng đã hân hạnh được đón tiếp ông Michael J.R. McKellar, cựu Tổng Trưởng Di Trú & Sắc Tộc Sự Vụ của chính phủ Fraser từ tháng 12/1975 đến tháng 12/1979, giai đoạn quan trọng nhất của chính sách tiếp nhận người Việt tỵ nạn vô Úc. Tưởng cũng nên nói thêm ở đây, ông Michael McKellar là một trong những đại ân nhân của người Việt tỵ nạn, vì ông là Tổng Trưởng Di Trú Úc đầu tiên thông qua hai quyết định quan trọng vào ngày 21 tháng Giêng năm 1976. Thứ nhất, chấp nhận lần đầu tiên 800 người Việt tỵ nạn từ các trại tỵ nạn tại Thái Lan. Thứ hai, hủy bỏ việc chính phủ Whitlam buộc những người tỵ nạn Việt Nam tại Úc (trong đó có cựu ngoại trưởng Trần Văn Lắm) phải cam kết không có bất cứ hoạt động chính trị nào.
Riêng Thủ Tướng John Howard, vào phút chót vì có việc khẩn cấp không thể tham dự buổi Tiếp Tân, nên ông đã trực tiếp đón tiếp phái đoàn đại diện của CĐNVTD vào lúc 4 giờ 30 chiều cùng ngày, để ngỏ lời xin lỗi, đồng thời Thủ Tướng cũng gửi lời chúc mừng chân thành của ông và chính phủ đến cộng đồng người Việt tự do.
Nhân dịp này, Thủ Tướng John Howard cũng thay mặt chính phủ, ghi nhận những đóng góp quan trọng của cộng đồng người Việt tự do đối với xã hội Úc trên phương diện văn hóa, xã hội, giáo dục... trong thời gian 30 năm qua.
Với lịch sử tỵ nạn Việt Nam trải dài suốt thời gian 30 năm, hầu hết các chính trị gia Úc như ông Philip Ruddock, ông Alan Cadman, ông Peter McGauran... khi lên phát biểu đều xúc động nhắc lại những kỷ niệm của họ đối với người Việt tỵ nạn, khi họ còn rất trẻ, cùng niềm tin của họ đối với tương lai tươi sáng của cộng đồng người Việt tại Úc... Từ chuyện của những người Việt tỵ nạn can đảm vượt biển, trên những chiếc thuyền mong manh, đến chuyện những chiếc thuyền tỵ nạn đầu tiên trực tiếp đến Darwin vào ngày 28 tháng 4 năm 1976, hay những tấm gương thành công của người Việt tại Úc... đều để lại những dấu ấn vĩnh viễn không phai nhạt trong đời sống của của các chính khách Úc.
Tưởng cũng nên nhắc lại, vào Thứ Hai, 23 tháng 5, tại Quốc hội Úc, Dân Biểu Alan Cadman cùng với 5 dân biểu, đã đệ trình Kiến Nghị Vinh Danh 30 Năm Can Đảm, Quyết Tâm Tranh Đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Hội Nhập Thành Công của CĐNV Tỵ Nạn tại Úc". Tại Quốc Hội, Dân Biểu Alan Cadman nêu 4 điểm then chốt. Thứ nhất, yêu cầu Hạ Viện Úc công nhận và vinh danh lễ kỷ niệm 30 năm người Việt tỵ nạn đã tới Úc kể từ tháng 5 năm 1975. Thứ hai, yêu cầu Hạ Viện Úc tôn trọng lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm tranh đấu cho tự do, dân chủ của những người Việt đã vượt thoát khỏi Nam VN sau khi bị CS cưỡng chiếm. Thứ ba, hoan nghênh những đóng góp của người Việt vô xã hội Úc trên phương diện kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội. Thứ tư, yêu cầu Hạ Viện Úc tôn trọng và ghi ơn lòng bao dung và tinh thần hiếu khách của dân tộc Úc qua việc sẵn sàng và tích cực đón tiếp người Việt tỵ nạn.
Trở lại buổi Tiếp Tân đêm 25/5, trong phần mở đầu bài diễn văn chúc mừng cộng đồng người Việt tự do, ông Kim Beazley, Thủ Lãnh Đối Lập Liên Bang Úc, khẳng định: Trong thời gian 3 thập niên qua, 200 ngàn người Úc gốc Việt sinh tại Việt Nam, cùng 45 ngàn người Việt sinh trưởng tại Úc, đã đóng góp công sức, tài năng, lòng can đảm, và sự trung thành với nước Úc. Ba thập niên qua, cộng đồng người Việt tại Úc đã thực sự góp phần làm cho xã hội Úc trở nên sinh động hơn, khiến cho nước Úc càng ngày càng thêm dồi dào nghị lực, gia tăng niềm hy vọng, và vững vàng tin tưởng vào sự thành công của chủ nghĩa đa văn hóa.
Ông Kim Beazley cũng xúc động nhắc lại những trang lịch sử tang thương của cuộc chiến tranh Việt Nam, khiến hơn 5 triệu người chết, cùng với hơn 500 chiến binh Úc đã hy sinh để bảo vệ tự do cho Miền Nam. Tiếp theo đó là bi kịch của hàng triệu người tỵ nạn CS, phải vượt biển, vượt biên tìm tự do, trong đó có tới một nửa đã chết chìm trong lòng biển cả, chết trong tay hải tạc, hoặc chết vì đói, vì khát... Những người tỵ nạn sống sót lại tiếp tục trải qua những tháng, năm đầy khốn khó và bất trắc tại các trại tỵ nạn, trước khi được định cư.
Nói về những đóng góp của Úc đối với người tỵ nạn Việt Nam, ông Kim Beazley cũng tự hào cho biết, nếu so sánh tỷ lệ tiếp nhận người tỵ nạn và dân số, Úc là quốc gia đứng đầu thế giới. Ngoài ra, trong thời gian từ 1972 đến 1975, nhiều gia đình Úc đã nhận làm cha mẹ đỡ đầu cho 537 trẻ mồ côi Việt Nam.
Ông Kim Beazley thừa nhận, chặng đường vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn đầy nguy hiểm; và khi đã được đinh cư tại Úc, chặng đường hội nhập của người Việt tỵ nạn cũng đầy cô đơn và gian lao. Nhưng người Việt tỵ nạn đã vượt qua được tất cả, và đã hội nhập thành công. Được như vậy là nhờ người Việt tỵ nạn luôn luôn vững vàng niềm tin vào gia đình, vào cộng đồng, và nước Úc. Nhân dịp này, ông Kim Beazley cũng đã đề cập đến một số tấm gương được mô tả là thành công trong cộng đồng người Việt tỵ nạn trong đó có Khoa Đỗ, Thảo Nguyễn, và BS Nguyễn Mạnh Tiến...

Đặc biệt, ông Kim Beazley cũng thừa nhận, quê hương cùng tương lai Việt Nam luôn luôn trong trái tim của người Việt tỵ nạn. Vì vậy, cách đây mấy tuần khi gặp thủ tướng Phan Văn Khải, ông đã đề cập về những lo ngại của đảng Lao Động trước nhu cầu bảo vệ nhân quyền tại VN, bao gồm cả việc bảo vệ quyền tự do chính trị và tự do tôn giáo.
Tại buổi Tiếp Tân, ông Kim Beazley cũng long trọng bảo đảm, đảng Lao Động sẽ tiếp tục theo đuổi những quan tâm về nhân quyền đối với chế độ CS Việt Nam, vì ông tin rằng, đó là điều quan trọng trong việc phát triển tình hữu nghị giữa hai quốc gia một cách hữu ích.
Cũng tại buổi Tiếp Tân, ông Peter McGauran, Tổng Trưởng Công Dân & Đa Văn Hóa Sự Vụ, đã khẳng định, "Trong thời gian 3 thập niên qua, cộng đồng Úc gốc Việt với những di sản đặc biệt của mình, đã có những đóng góp vô bờ bến vào sự phát triển đa dạng của quốc gia Úc." Ông Peter McGauran cũng cho biết, người Việt tỵ nạn cũng là sắc tộc đã thực sự coi Úc là tổ quốc của mình qua bằng chứng cụ thể, có tới 96% người Việt tỵ nạn đã trở thành công dân Úc.
Trong phần phát biểu của Dân Biểu vùng Blaxland, ông Michael Hatton cho biết, trong tư cách đồng tổ chức buổi Tiếp Tân, ông vô cùng tự hào trước những đóng góp và thành công to lớn của cộng đồng người Việt trong suốt 30 năm, qua qua các lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, giáo dục.... Những đóng góp và thành công đó là bằng chứng cụ thể chứng tỏ sự thành công của chính sách đa văn hóa mà nước Úc theo đuổi. Ông Michael Hatton cũng ngỏ lời biết ơn sự hiện diện của đông đảo cử tri gốc Việt tại vùng Blaxland của ông. Sự hiện diện đó đã mang lại cho ông niềm vui, sự tự hào và lòng biết ơn.
Trong diễn văn đọc tại buổi Tiếp Tân, Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch CĐNVTD liên bang, đã chân thành cảm ơn chính phủ và nhân dân Úc, đặc biệt là Tổng Trưởng Di Trú Michael McKellar, đã rộng lượng và bao dung bao bọc người Việt tỵ nạn. BS Chủ tịch cũng đã đề cập đến những tấm gương thành công trong cộng đồng người Việt tự do tại Úc, có những đóng góp lớn lao cho xã hội Úc, trong đó có Hòa Thượng Thích Phước Huệ OAM, ông Lưu Tường Quang AO, Tiến sĩ Trần Mỹ Vân AM, Bác sĩ Bùi Trọng Cường OAM, ông Trần Hưng Việt OAM, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Hương Thảo, Đỗ Khoa... Nhân dịp này, BS Chủ tịch cũng trình bầy về thực trạng chế độ CSVN tham nhũng, hối lộ, tiếp tục vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo tại Việt Nam; và kêu gọi chính phủ Úc tạo áp lực buộc CSVN phải có những thay đổi tích cực và cụ thể, đình chỉ tức khắc mọi hành động áp bức đối với dân tộc VN.
Trong phần phát biểu tại buổi Tiếp Tân, Kỹ sư Phan Đông Bích, Chủ tịch CĐNVTDUC/NSW, cũng ngỏ lời cảm ơn thế chế tự do dân chủ của Úc, nơi đã tạo điều kiện tốt lành cho người Việt định cư có cơ hội phát triển tài năng, nghị lực, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện được những giấc mơ mà họ ấp ủ, đồng thời có những đóng góp xứng đáng vào xã hội Úc. Ông Phan Đông Bích cũng trình bầy về thực trạng mất tự do dân chủ tại VN, và tha thiết kêu gọi chính phủ và nhân dân Úc, hãy tích cực giúp đỡ để người dân tại VN sớm có được tự do dân chủ, như họ đã từng giúp đỡ người Việt tỵ nạn có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc tại Úc trong suốt 30 năm qua.
Đông đảo quan khách tại buổi Tiếp Tân cũng vô cùng ngưỡng mộ trước sự hiện diện của đông đảo qúy đồng hương đến từ nhiều tiểu bang xa xôi trên nước Úc. Đặc biệt, phần văn nghệ do các nghệ sĩ Việt Nam trình diễn dương cầm, vĩ cầm, đàn tranh, trống cơm... cũng đã tạo được sự ngưỡng mộ và hưởng ứng nồng nhiệt từ đông đảo quan khách và đồng hương. Nhưng có thể nói, trong suốt 3 tiếng đồng hồ Tiếp Tân, tiết mục đặc biệt lôi cuốn và cảm động hơn cả là phần phát biểu của một em bé gái Việt Nam mới 7 tuổi. Sự hồn nhiên trong sáng trên gương mặt, ánh mắt, và những lời nói giản dị, chân thành của em đã khiến tất cả mọi người vô cùng xúc động. Sau khi cảm ơn nước Úc đã bao bọc ông bà nội ngoại và cha mẹ của em, em, thế hệ thứ ba của người Việt tỵ nạn sinh ra và lớn lên ở nước Úc, đã nói trong sự xúc động từ tận đáy lòng, con xin cảm ơn nước Úc!

Nghe em nói, nhiều người đã khóc, nhiều người cười khi mắt rưng rưng lệ, và nhiều người vừa cười vừa khóc... Nhiều dân biểu, nghị sĩ Úc cũng vô cùng cảm động trước những lời phát biểu của em. Ông Kim Beazley cũng đã âu yếm ẵm em trên tay, và chụp hình cùng với em trong niềm xúc động không thể chế ngự...

SUY NGHĨ VỀ BUỔI TIẾP TÂN

Có thể nói, buổi Tiếp Tân tại Đại Sảnh Quốc Hội Liên Bang Úc, vào tối 25/5 vừa qua đã thành công trên nhiều phương diện. Điểm thành công thứ nhất là tinh thần nhiệt tình của toàn thể đồng hương tham dự. Măïc dù ngày Thứ Tư là ngày làm việc, nhiều đồng hương đã hy sinh công ăn việc làm và tài chánh để tham dự buổi tiếp tân này. Làm như vậy là để tăng thêm khí thế và uy tín CĐ chúng ta đối với chính giới bản xứ. Điều đáng ghi nhận nơi đây là các vị cao niên, nhất là những vị ở xa như Melbourne, tuy tuổi đã cao, không thích hợp với những đoạn đường dài và thời tiết lạnh lẽo của mùa đông, nhưng các vị đã cố gắng cùng con cháu tới dự để nói lên tinh thần đoàn kết và chính nghĩa của những người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.
Điểm thành công thứ hai là sự hiện diện đầy trang trọng của 10 quốc kỳ Úc, Việt tại hai giá cờ ở tòa Đại Sảnh, đã tạo nên bầu không khí nghiêm trang, khiến buổi Tiếp Tân thêm long trọng và vô cùng ý nghĩa. Ngoài ra còn một hình ảnh đáng ghi nhớ làm xúc động lòng người là một lá cờ Quốc Gia Việt Nam đã tung bay phấp phới trên màn ảnh lớn suốt bổi tiếp tân trên tường của hội trường được chiếu từ một chiếc Computer.
Điểm thành công thứ ba là những lời phát biểu vinh danh cộng đồng chúng ta cuả các vị quan khách như ông Kim Beazley, Thủ Lãnh đảng đối lập; ông Philip Ruddock, Tổng Trưởng Tư Pháp; Dân Biểu Micheal Hatton, Dân Biểu Alan Cadman,v,v... Trong những lời phát biểu của chính giới Úc, tất cả đều nhắc đến sự thành công và những đóng góp đáng kể của CĐ chúng ta với nước Úc trong suốt 30 năm qua. Đây là một điểm son đáng hãnh diện của CĐ chúng ta. Ngoài ra, quan trọng hơn nữa là sự giao cảm của chính giới Úc với những đau khổ, gian truân và tâm tư, nguyện vọng của toàn thể công dân Úc gốc Việt trong thân phận người Tỵ Nạn. Và họ cũng cho biết, sẽ luôn luôn sát cánh ủng hộ CĐ chúng ta trong mọi công cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.