Chùa BẢO QUANG (29-5) . - Tác phẩm văn học cổ Nhật Bản có tựa ĐỒ NHIÊN THẢO của đại sư Kenko (được Tùng Sơn dịch), chiều Chủ Nhật vừa qua đã được một số tu sĩ, nhà phê bình, giáo sư, nhà báo và nghệ sĩ thưởng thức cùng đánh giá cao, trong một cuộc thảo luận nhân buổi ra mắt dịch phẩm ấy tại chùa Bảo Quang, hấp dẫn ngót 100 người nghe suốt ba giờ đồng hồ.
Buổi ra mắt dịch phẩm Đồ Nhiên Thảo do cô Ngọc Bảo, hội trưởng những cựu du học sinh Nhật Bản tổ chức. Điều mọi người cảm thấy tiếc và được nhắc đến nhiều lần trong cuộc họp là một nhân vật trong ban tổ chức từng lưu học Nhật bản là Hòa Thượng Chơn Thành, phút chót bận một Phật sự bất ngờ, đã không kịp đến dự. Tuy nhiên, những người yêu văn học như Hòa thượng Hạnh Đạo, Thượng Tọa Quảng Thanh, cô Ngọc Bảo, nghệ sĩ Trường Giang Đặng xuân Mai, giáo sư Trần văn Kha, phê bình gia Lý đại Nguyên, cư sĩ Mật Nghiêm Đặng nguyên Phả, nhà sưu khảo âm nhạc Phạm văn Kỳ Thanh, nghệ sĩ Phạm tiến Hiền, đã phát biểu những lời ngợi khen tác phẩm của Kenko qua lời dịch của Tùng Sơn. Họ đã đóng góp nhiều mẫu chuyện đời, chuyện thiền, hoặc ngâm thơ, hát nhạc thiền, liên hệ đến triết lý và nhân sinh quan trong Đồ Nhiên Thảo. Dẫu có nhiều tiếng tràng vỗ tay, đôi lúc pha những trận cười vui thích khoái chí chen giữa các lời phát biểu mộc mạc chân tình,hoặc lý luận, dẫn chứng sắc bén, không khí cuộc thảo luận vẫn toát lên nét thanh thoát tự tại của một bữa trà đàm trà đạo nào đo ùkhiến mọi người tham dự cảm thấy thú vị. Trước khi tàn, đông đủ thính giả nán lại cùng nghe giọng nghệ sĩ Đặng xuân Mai ngâm một bài thơ thiền theo lối ca trù để tiễn chân, và nghe ông Mật Nguyên cảm tác 4 câu thơ kính tặng tác giả đại sư Kenko từ thế kỷ thứ 14:
Đồ nhiên Thảo ơi ! bao giờ trở lại "
Đồ Nhiên Thảo ơi! tình mình còn mãi.
Đồ Nhiên Thảo ơi! Sương rơi hoa nở
Đồ Nhiên Thảo ơi! bận chi chuyện đời...
Thế ĐỒ NHIÊN THẢO là gì" Theo lời dịch giả TÙNG SƠN dịch theo âm Hán tự, tựa này có nghĩa là "một bản thảo được viết tự nhiên, nghĩ sao nói vậy". Nhà sư KENKO cũng là một thi nhân nổi tiếng đương thời, xuất thân trong một giòng họ đời đời làm tăng quan (Jingi kan) Thần Đạo trong triều đình. Ông sinh năm 1283 và mất vào giũa thế kỷ thứ 14. Toàn bộ tác phẩm gồm 244 đoạn văn, dưới dạng thể tùy bút, không có chủ đề nhất định, có đoạn đôi ba giòng, có đoạn dài vài trang giấy.
Dịch giả Tùng Sơn nói về Đồ Nhiên Thảo của Kenko trước thính giả: "độc giả sẽ tìm thấy một nhân sinh quan, cách xử thế, cách nhìn về mỹ thuật, nghệ thuật, âm nhạc, thi văn, tình yêu thiên nhiên, tình yêu trai gái bằng lối văn châm biếm trào phúng tế nhị..." "Đồ nhiên Thảo là một tuyệt tác văn chương cổ điển Nhật lần đầu được dịch từ nguyên bản Nhật ngữ sang tiếng Việt." "Lồng trong khung cảnh cổ kính của cung đình Nhật bản và những mẫu chuyện dân gian là những tâm tình rất thực, những ý tưởng thanh cao thoát tục của Kenko, một vị sư sống Đạo ngay giữa lòng đời."
Giáo sư Nguyễn cao Thanh nói trong Lời Giới Thiệu: "tác giả thấm nhuần tư tưởng Nho, Lão, Phật giáo, đã dẫn chứng cụ thể bằng những luận cứ đanh thép thuyết phục ta muốn sống an lạc, phải tin ở lý nhân quả, phải tin ở những điều vô cùng tốt đẹp mà những đức tính khiêm tốn thành thực, kiêntrì, bất tranh, cần kiệm, từ bi khoan dung đem lại."
Trong một bài phát biểu ngắn kèm một bài thơ dài 96 câu nhan đề "Tâm Tình Gởi Người Thiên Cổ" nhàø thơ Thanh Trí Cao (tứcThượng Tọa Quảng Thanh) nhận xét "nghệ thuật sống Đại sư Kenko thể hiện qua tác phẩm Đồ Nhiên Thảo rất tình người đầy đạo vị. Phong thái thể nghiệm và thực chứng của nhà sư Kenko không đứng ngoài ý thức tiếp cận kế thừa và chuyển đạt. Thông thái mà không cầu kỳ, cahn tình don giản ấy là lối sống của bậc thiền gia hiền triết..." "tôi tìm thấy nhiều nét đẹp khả kính khả ái trong tác phẩm Đồ Nhiên Thảo, đáng học hỏi để mở mang kiến thức nếu không muốn dùng chữ khai thị cho chính mình !"
Trong 96 câu thơ "tâm sự cùng ngài đạo sĩ Kenko" của nhà thơ Thanh trí Cao, có đoạn:
Kenko !
Người nghệ sĩ chân tình thế ấy
Lòng bao dung độ lượng yêu thương
Kenko!
Một mẫu người trí tuệ, nghị lực,
Đời học Ngài phong thái đơn sơ
Kenko!
Bậc tuệ giác văn phong thiền vị
Sang sông rồi ấn tích lưu truyền
Phê bình gia Lý đại Nguyên sau khi nói về tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật, đã cho rằng đọc Đồ Nhiên Thảo để hiểu người Nhật biết quay lại với tinh thần thiền học, sống tự nhiên. Qua tác phẩm, cũng thấy người Nhật là nước tập hợp nền văn hóa Đông Phương Phật-Khổng-Lão, xây dựng một nền văn minh độc lập cho mình !
Cư sĩ Mật Nguyên nhận ra tập Đồ Nhiên Thảo dành nhiều chỗ cho các bài về văn hóa, tâm lý xã hội của thời kỳ tác giả sống khoảng thế kỷ thứ 14. Tuy nhiên, ông tán thành mọi ý kiến khen ngợi tác phẩm của những người vừa phát biểu.
Lên tiếng nói về dịch giả Tùng Sơn, cô Ngọc Bảo (Hội trưởng cựu sinh viên VN lưu học Nhật bản vùng Nam Cali) cho biết, TÙNG SƠN là du học sinh Nhật trước 1975, có nhân duyên tiếp cận nềân văn chương, văn hóa Nhật. Tùng Sơn là một trong số ít người đã để ý quan tâm đến nền tảng văn hóa xứ người, và trong sự giao lưu văn hóa đó đã tìm lại và khẳng định gốc rễ của chính mình. Nhật Bản là một môi trường thuận lợi để làm điều đó, vì nước Nhật tuy có nhiều nét khác biệt trong phong tục tập quán, người Nhật có những cá tính khác với người Việt Nam, nhưng tựu trung hai nước đều cùng chung một nền tảng văn hóa là những tư tưởng triết lý đồng nguyên tam giáo của Khổng-Lão-Thích, cũng như cùng chia xẻ những chữ dùng phát xuất từ Hán tự trong ngôn ngữï.
Nhưng quá trình đi tìm lại gốc rễ đó phải đợi đến khi có một biến cố lớn mới làm nên cơ duyên thúc đẩy Tùng Sơn thực sự bước chân vào, bằng cách là đi tìm hiểu về Đạo pháp . Thường người ta chỉ tìm đến Đạo giáo khi nào có những câu hỏi không thể tìm được câu trả lời trong đời sống. Biến cố 30-4-75 đã gây một chấn động, tạo ra những trăn trở, khúc mắc không có lời giải đáp cho tâm hồn trẻ trung đầy nhiệt huyết lúc bấy giờ của Tùng Sơn. Tất cả những nhân duyên chín mùi đã đưa anh bước chân vào cửa Phật để tìm lối thoát cho tình trạng bế tắc tinh thần lúc ấy. Từ một sinh viên tốt nghiệp về ngành khoa học, anh đã chuyển hướng sang văn chương và Phật học ; từ một thư sinh của xứ nhược tiểu qua du học xứ người, anh đã trở thành một tăng sĩ của môn phái Chân Ngôn Tông Nhật Bản, mang nhiệm vụ hướng dẫn tâm linh cho đại chúng của bản xứ. Những ngày tu học gay go đó hẳn đã giúp làm thành nhân duyên chuyển hóa con người của Tùng Sơn có một cái nhìn sáng suốt hơn, một thái độ vững chãi hơn trong đời sống, sự vững chãi của người đã tìm ra gốc rễ của mình. Và cũng nhờ những nhân duyên đó mà Tùng Sơn đã có dịp tiếp xúc nhiều với nền văn hóa cũng như con người Nhật Bản, và cũng từ đó, anh bắt đầu viết và dịch rất nhiều những tác phẩm và kinh sách sang Việt ngữ, hầu mong một ngày nào có thể phổ biến được những kiến thức này.
Nhân duyên từ mấy chục năm trước nay mới kết trái để cho ra đời dịch phẩm Đồ Nhiên Thảo để giới thiệu với công chúng Việt Nam. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho văn chương cổ điển Nhật Bản..."
Có lẽ thấm nhập tinh thần tác phẩm "Đồ Nhiên Thảo", các cựu lưu học sinh VN tại Nhật chỉ bán tại buổi ra mắt, và chưa nghĩ tới việc bày bán sách trên thị trường. Bạn đọc nào thích, hãy liên lạc với cô Ngọc Bảo 714-838-6931 hoặc e mail nbaole@yahoo.com để mua sách đọc. Ấn phí và cước phí nội địa chỉ có 15 mỹ kim. (Nguyên Hiền thuật)
Buổi ra mắt dịch phẩm Đồ Nhiên Thảo do cô Ngọc Bảo, hội trưởng những cựu du học sinh Nhật Bản tổ chức. Điều mọi người cảm thấy tiếc và được nhắc đến nhiều lần trong cuộc họp là một nhân vật trong ban tổ chức từng lưu học Nhật bản là Hòa Thượng Chơn Thành, phút chót bận một Phật sự bất ngờ, đã không kịp đến dự. Tuy nhiên, những người yêu văn học như Hòa thượng Hạnh Đạo, Thượng Tọa Quảng Thanh, cô Ngọc Bảo, nghệ sĩ Trường Giang Đặng xuân Mai, giáo sư Trần văn Kha, phê bình gia Lý đại Nguyên, cư sĩ Mật Nghiêm Đặng nguyên Phả, nhà sưu khảo âm nhạc Phạm văn Kỳ Thanh, nghệ sĩ Phạm tiến Hiền, đã phát biểu những lời ngợi khen tác phẩm của Kenko qua lời dịch của Tùng Sơn. Họ đã đóng góp nhiều mẫu chuyện đời, chuyện thiền, hoặc ngâm thơ, hát nhạc thiền, liên hệ đến triết lý và nhân sinh quan trong Đồ Nhiên Thảo. Dẫu có nhiều tiếng tràng vỗ tay, đôi lúc pha những trận cười vui thích khoái chí chen giữa các lời phát biểu mộc mạc chân tình,hoặc lý luận, dẫn chứng sắc bén, không khí cuộc thảo luận vẫn toát lên nét thanh thoát tự tại của một bữa trà đàm trà đạo nào đo ùkhiến mọi người tham dự cảm thấy thú vị. Trước khi tàn, đông đủ thính giả nán lại cùng nghe giọng nghệ sĩ Đặng xuân Mai ngâm một bài thơ thiền theo lối ca trù để tiễn chân, và nghe ông Mật Nguyên cảm tác 4 câu thơ kính tặng tác giả đại sư Kenko từ thế kỷ thứ 14:
Đồ nhiên Thảo ơi ! bao giờ trở lại "
Đồ Nhiên Thảo ơi! tình mình còn mãi.
Đồ Nhiên Thảo ơi! Sương rơi hoa nở
Đồ Nhiên Thảo ơi! bận chi chuyện đời...
Thế ĐỒ NHIÊN THẢO là gì" Theo lời dịch giả TÙNG SƠN dịch theo âm Hán tự, tựa này có nghĩa là "một bản thảo được viết tự nhiên, nghĩ sao nói vậy". Nhà sư KENKO cũng là một thi nhân nổi tiếng đương thời, xuất thân trong một giòng họ đời đời làm tăng quan (Jingi kan) Thần Đạo trong triều đình. Ông sinh năm 1283 và mất vào giũa thế kỷ thứ 14. Toàn bộ tác phẩm gồm 244 đoạn văn, dưới dạng thể tùy bút, không có chủ đề nhất định, có đoạn đôi ba giòng, có đoạn dài vài trang giấy.
Dịch giả Tùng Sơn nói về Đồ Nhiên Thảo của Kenko trước thính giả: "độc giả sẽ tìm thấy một nhân sinh quan, cách xử thế, cách nhìn về mỹ thuật, nghệ thuật, âm nhạc, thi văn, tình yêu thiên nhiên, tình yêu trai gái bằng lối văn châm biếm trào phúng tế nhị..." "Đồ nhiên Thảo là một tuyệt tác văn chương cổ điển Nhật lần đầu được dịch từ nguyên bản Nhật ngữ sang tiếng Việt." "Lồng trong khung cảnh cổ kính của cung đình Nhật bản và những mẫu chuyện dân gian là những tâm tình rất thực, những ý tưởng thanh cao thoát tục của Kenko, một vị sư sống Đạo ngay giữa lòng đời."
Giáo sư Nguyễn cao Thanh nói trong Lời Giới Thiệu: "tác giả thấm nhuần tư tưởng Nho, Lão, Phật giáo, đã dẫn chứng cụ thể bằng những luận cứ đanh thép thuyết phục ta muốn sống an lạc, phải tin ở lý nhân quả, phải tin ở những điều vô cùng tốt đẹp mà những đức tính khiêm tốn thành thực, kiêntrì, bất tranh, cần kiệm, từ bi khoan dung đem lại."
Trong một bài phát biểu ngắn kèm một bài thơ dài 96 câu nhan đề "Tâm Tình Gởi Người Thiên Cổ" nhàø thơ Thanh Trí Cao (tứcThượng Tọa Quảng Thanh) nhận xét "nghệ thuật sống Đại sư Kenko thể hiện qua tác phẩm Đồ Nhiên Thảo rất tình người đầy đạo vị. Phong thái thể nghiệm và thực chứng của nhà sư Kenko không đứng ngoài ý thức tiếp cận kế thừa và chuyển đạt. Thông thái mà không cầu kỳ, cahn tình don giản ấy là lối sống của bậc thiền gia hiền triết..." "tôi tìm thấy nhiều nét đẹp khả kính khả ái trong tác phẩm Đồ Nhiên Thảo, đáng học hỏi để mở mang kiến thức nếu không muốn dùng chữ khai thị cho chính mình !"
Trong 96 câu thơ "tâm sự cùng ngài đạo sĩ Kenko" của nhà thơ Thanh trí Cao, có đoạn:
Kenko !
Người nghệ sĩ chân tình thế ấy
Lòng bao dung độ lượng yêu thương
Kenko!
Một mẫu người trí tuệ, nghị lực,
Đời học Ngài phong thái đơn sơ
Kenko!
Bậc tuệ giác văn phong thiền vị
Sang sông rồi ấn tích lưu truyền
Phê bình gia Lý đại Nguyên sau khi nói về tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật, đã cho rằng đọc Đồ Nhiên Thảo để hiểu người Nhật biết quay lại với tinh thần thiền học, sống tự nhiên. Qua tác phẩm, cũng thấy người Nhật là nước tập hợp nền văn hóa Đông Phương Phật-Khổng-Lão, xây dựng một nền văn minh độc lập cho mình !
Cư sĩ Mật Nguyên nhận ra tập Đồ Nhiên Thảo dành nhiều chỗ cho các bài về văn hóa, tâm lý xã hội của thời kỳ tác giả sống khoảng thế kỷ thứ 14. Tuy nhiên, ông tán thành mọi ý kiến khen ngợi tác phẩm của những người vừa phát biểu.
Lên tiếng nói về dịch giả Tùng Sơn, cô Ngọc Bảo (Hội trưởng cựu sinh viên VN lưu học Nhật bản vùng Nam Cali) cho biết, TÙNG SƠN là du học sinh Nhật trước 1975, có nhân duyên tiếp cận nềân văn chương, văn hóa Nhật. Tùng Sơn là một trong số ít người đã để ý quan tâm đến nền tảng văn hóa xứ người, và trong sự giao lưu văn hóa đó đã tìm lại và khẳng định gốc rễ của chính mình. Nhật Bản là một môi trường thuận lợi để làm điều đó, vì nước Nhật tuy có nhiều nét khác biệt trong phong tục tập quán, người Nhật có những cá tính khác với người Việt Nam, nhưng tựu trung hai nước đều cùng chung một nền tảng văn hóa là những tư tưởng triết lý đồng nguyên tam giáo của Khổng-Lão-Thích, cũng như cùng chia xẻ những chữ dùng phát xuất từ Hán tự trong ngôn ngữï.
Nhưng quá trình đi tìm lại gốc rễ đó phải đợi đến khi có một biến cố lớn mới làm nên cơ duyên thúc đẩy Tùng Sơn thực sự bước chân vào, bằng cách là đi tìm hiểu về Đạo pháp . Thường người ta chỉ tìm đến Đạo giáo khi nào có những câu hỏi không thể tìm được câu trả lời trong đời sống. Biến cố 30-4-75 đã gây một chấn động, tạo ra những trăn trở, khúc mắc không có lời giải đáp cho tâm hồn trẻ trung đầy nhiệt huyết lúc bấy giờ của Tùng Sơn. Tất cả những nhân duyên chín mùi đã đưa anh bước chân vào cửa Phật để tìm lối thoát cho tình trạng bế tắc tinh thần lúc ấy. Từ một sinh viên tốt nghiệp về ngành khoa học, anh đã chuyển hướng sang văn chương và Phật học ; từ một thư sinh của xứ nhược tiểu qua du học xứ người, anh đã trở thành một tăng sĩ của môn phái Chân Ngôn Tông Nhật Bản, mang nhiệm vụ hướng dẫn tâm linh cho đại chúng của bản xứ. Những ngày tu học gay go đó hẳn đã giúp làm thành nhân duyên chuyển hóa con người của Tùng Sơn có một cái nhìn sáng suốt hơn, một thái độ vững chãi hơn trong đời sống, sự vững chãi của người đã tìm ra gốc rễ của mình. Và cũng nhờ những nhân duyên đó mà Tùng Sơn đã có dịp tiếp xúc nhiều với nền văn hóa cũng như con người Nhật Bản, và cũng từ đó, anh bắt đầu viết và dịch rất nhiều những tác phẩm và kinh sách sang Việt ngữ, hầu mong một ngày nào có thể phổ biến được những kiến thức này.
Nhân duyên từ mấy chục năm trước nay mới kết trái để cho ra đời dịch phẩm Đồ Nhiên Thảo để giới thiệu với công chúng Việt Nam. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho văn chương cổ điển Nhật Bản..."
Có lẽ thấm nhập tinh thần tác phẩm "Đồ Nhiên Thảo", các cựu lưu học sinh VN tại Nhật chỉ bán tại buổi ra mắt, và chưa nghĩ tới việc bày bán sách trên thị trường. Bạn đọc nào thích, hãy liên lạc với cô Ngọc Bảo 714-838-6931 hoặc e mail nbaole@yahoo.com để mua sách đọc. Ấn phí và cước phí nội địa chỉ có 15 mỹ kim. (Nguyên Hiền thuật)
Gửi ý kiến của bạn