Hôm nay,  

Miền Nam: Đầu Máy Tăng Trưởng

04/05/200500:00:00(Xem: 11790)
Đánh dấu 30 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, tờ "The Economist" có bài viết với tựa đề là "Hoa Kỳ thua, Tư bản thắng". Qua phần trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế đài RFA xin đi sâu hơn bài báo để nói về một động lực tăng trưởng là miền Nam, vùng đất bại trận trong cuộc chiến. Tiết mục chuyên đề này sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.
Hỏi: Lật qua trang sử ba mươi năm sau chiến tranh và nói về tương lai trước mắt, kỳ này, chúng ta hãy cùng đề cập đến bài báo ra mắt hôm 30 tháng Tư của tờ The Economist liên hệ đến Việt Nam. Trước hết, xin ông cho thính giả biết sơ qua về tờ tuần báo này…
-- Thưa đây là tờ báo thuộc loại kỳ cựu nhất thế giới vì xuất hiện tại nước Anh vào năm 1843 - đời Thiệu Trị của triều Nguyễn Sơ nước ta. Vừa rồi, tờ Economist mới ăn mừng vì đạt số bán một triệu, trong đó 60% độc giả lại ở Bắc Mỹ, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ. Bản thân tôi vẫn gọi tuần báo xuất sắc này là "túi khôn loài người" và thấy là dù xuất bản tại Anh, tờ báo phân tách về xã hội hay chính trị Mỹ còn chính xác hơn nhiều tuần báo nổi tiếng của Hoa Kỳ. Việt Nam hết là đề tài đáng quan tâm nên một năm tờ Economist mới có vài bài về Việt Nam và bài viết tuần qua do đặc phái viên có mặt tại cả Hà Nôäi và Saigon đáng chú ý về kết luận bất ngờ nhưng lại dễ gây hiểu lầm vì tựa đề "Hoa Kỳ thất trận nhưng chủ nghĩa tư bản đã thắng".
Hỏi: Trước khi nói qua về nội dung bài viết, xin ông giải thích vì sao tựa đề dễ gây hiểu lầm.
-- Bài viết hơn 1.360 chữ, đăng trên trang 37 với hai tấm hình và một bảng số, có tựa đề là "Mỹ thua, chủ nghĩa tư bản thắng" nên gây ấn tượng rằng sau cùng Mỹ cũng có một cơ hội trả lời lý thú. Tôi dùng chữ "ấn tượng" theo ý nghĩa Việt Nam là cảm quan, chứ không theo ý nghĩa thông dụng và kỳ lạ ngày nay ở trong nước. Thực ra, bài viết không nói gì nhiều về Hoa Kỳ nhưng trình bày những dị biệt giữa hai miền Nam Bắc, như tiểu tựa có ghi, rằng "ba mươi năm sau chiến tranh, miền Nam đã thịnh vượng hơn trong khi miền Bắc vẫn lẹt đẹt chạy sau." Nói cho gọn thì miền Nam thua mà thắng, vì rất nhiều lý do và dữ kiện tờ báo có đề cập tới. Miền Nam thực sự là đầu máy tăng trưởng cho cả nước, điều này thì mình biết, kể cả những người miền Bắc đang vào kiếm sống trong Nam, nhưng ngoại quốc thì còn mơ hồ. Có thể vì thiếu am hiểu lịch sử Việt Nam họ còn bị mê hoặc bởi một số thành kiến. Qua tới đoạn sáu, sau hơn 450 chữ về nhiều giai thoại, bài báo mới đề cập sơ qua một số yếu tố lịch sử ấy để giải thích dị biệt giữa hai miền và nhất là vì sao miền Nam lại thịnh vượng hơn.
Hỏi: Nói về sự thịnh vượng so sánh này, thưa ông, bài viết có những chi tiết gì đáng chú ý"
-- Nhiều lắm và họ tổng hợp trong một bảng số đáng chú ý. Như dân số tại bảy tỉnh quanh Hà Nội là 10 triệu và bốn tỉnh quanh Sàigon là năm triệu, nhưng tính bình quân theo đầu người thì năm 2003, một người miền Bắc xuất cảng được 50 đồng, miền Nam 785 đô la, gấp 16 lần; trong ba năm từ 2001 đến 2003, một người miền Bắc tiếp nhận và thực hiện được 60 đô la đầu tư nước ngoài, miền Nam gần gấp 10, là 570 đồng. Về đầu tư theo Luật Doanh nghiệp thì từ 2000 đến 2003, một người miền Bắc đầu tư được 84 đô la so với 103 tại miền Nam. Về tiêu chuẩn tạo thêm việc làm cũng vậy, miền Nam hơn gấp năm. Một con số tổng hợp là Sàigon và bốn tỉnh lân cận đóng góp tới 40% sản lượng quốc gia và xuất cảng 70% số toàn quốc. Dân số Sàigòn chỉ bằng 9% dân số toàn quốc mà đóng góp một sản lượng gần gấp đôi là 17%, thu hút 30% tổng số đầu tư nước ngoài và bán ra 40% tổng số xuất cảng. Loại dữ kiện ấy được Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP đúc kết trong một công trình nghiên cứu mà ta đã đề cập tới trên diễn đàn này vào năm ngoái. Thực ra, miền Nam thắng trận kinh tế vì có tinh thần tự do và thực tiễn hơn, nhưng bảo đó là chủ nghĩa tư bản cũng được.
Hỏi: Bây giờ, nói đến yếu tố giải thích sự khác biệt này, nhiều người tất đồng ý là dù sao thì miền Nam cũng có hơn 20 năm tiếp cận với kinh tế thị trường, từ 1954 đến 1975, điều đó có đúng không" Và như vậy, miền Nam bị thua mà cuối cùng lại thắng trên mặt trận kinh tế"
-- Thưa đúng, nhưng chưa đủ và vì vậy mà lại dễ gây ấn tượng sai lầm và cả cách đánh giá sai về cuộc chiến thời xưa lẫn tình hình kinh tế thời nay. Trước hết, các tỉnh Cao nguyên Trung phần - vốn cũng được coi là miền Nam vì một phân ranh chính trị - thì hiện vẫn nghèo túng y như các tỉnh trung du hay thượng du miền Bắc, cho nên bức tranh Nam-Bắc không chỉ có hai màu trắng đen. Thứ hai, và nhìn trên viễn cảnh trường kỳ thì ta thấy một số khác biệt về địa dư tài nguyên và văn hóa nên dẫn tới hậu quả kinh tế chính trị khác nhau.

Hỏi: Xin ông giải thích luôn về những khác biệt này.
-- Về tài nguyên, hai vùng đều có khoáng sản, dù mỗi nơi mỗi khác, nhưng miền Nam có ưu thế là đất đai màu mỡ hơn, được khai thác trễ hơn nên nông nghiệp miền Nam vẫn thường nuôi sống miền Bắc. Về văn hóa và lịch sử, thì miền Nam là đất mới, quy tụ di dân đi từ miền Bắc và miền Trung xuống nên có tinh thần cởi mở và bao dung hơn. Ngược lại, dù trực tiếp bị ách ngoại thuộc Trung Hoa, miền Bắc thực sự có tinh thần vừa chống Tầu vừa phục Tầu và cũng bị tiêm nhiễm tinh thần phong kiến nặng hơn miền Bắc. Đặc tính ấy ngày nay vẫn còn, được phản ảnh qua cách xử thế với Trung Quốc. Nhân đây, xin nói là miền Nam tiếp cận với di dân Trung Hoa nhiều hơn và ưa thích văn hóa Trung Hoa hơn cả dân miền Bắc nhưng coi người Tầu là đối tác, bình đẳng, chẳng kỳ thị nhưng cũng chẳng sợ hãi. Đi xa hơn thế, ta còn thấy dân miền Nam thực dụng hơn nên cũng tháo vát hơn trong kinh doanh, ngược lại, dân miền Bắc trọng kỷ cương hình thức và sợ rủi ro hơn. Đó là về đại thể của tâm lý đa số; nói chung vì là đất mới, miền Nam hay đi tiên phong trong rất nhiều lãnh vực mà thiên hạ lại ít thấy.
Hỏi: Thế nào là đi tiên phong, xin ông định nghĩa cho chi tiết hơn.
-- Khi Đào Duy Từ không chịu nổi tinh thần phong kiến nghiệt ngã của Đằng Ngoài mà trốn vào Nam rồi được các Chúa Nguyễn trọng dụng, tôn làm thầy, chúng ta đã có một thí dụ đầu tiên về nhân quyền và bình đẳng. Ngày nay, nhiều người khôn ngoan từ miền Bắc đã tìm cách vào Nam và thành công nhanh thì cũng do tinh thần ấy ở trong Nam. Một thí dụ khác là miền Nam sớm tiếp nhận tư tưởng mới và có báo chí trước miền Bắc rất lâu, từ cuối thế kỷ 19, mà dư luận và nhất là dư luận nông cạn của ngoại quốc vẫn cứ cho rằng Hà Nội mới là đất văn hóa, văn vật. Và còn lầm tưởng rằng miền Nam mất truyền thống, không bằng miền Bắc.
Hỏi: Về địa hạt ấy, một số dư luận cho là miền Bắc có tinh thần dân tộc thuần nhất trong khi miền Nam có tinh thần quốc tế hơn, điều đó đúng hay sai và ảnh hưởng gì đến kinh tế"
-- Nói về tinh thần dân tộc thì người hai miền đều như nhau, dù miền Nam từng là thuộc địa Pháp. Phong trào kháng Pháp nổi lên đầu tiên từ miền Nam khi Pháp đánh ba tỉnh miền Đông và từ đó không hề giảm sút. Nhưng khi có giác độ rộng hơn thì ta dễ nhìn ra nhiều giải pháp linh động hơn để đạt cùng mục tiêu; ngược lại, khi chỉ thấy một góc của vấn đề, như kẻ có cái búa trong tay, thì vấn đề nào cũng chỉ là cái đinh, mọi giải pháp đều chỉ là đập cho mạnh.
Thực ra, nếu Trung Quốc không rơi vào chế độ cộng sản năm 1949, cục diện Việt Nam tất đã khác, chưa chắc đất nước đã chia đôi vì Genève 1954. Và nếu chủ nghĩa cộng sản thống trị miền Nam từ đầu thì cũng sớm biến dạng nhờ tinh thần cởi mở và phải nói thêm là thực thà, không thèm chấp, của người dân miền Nam. Vì vậy, dân miền Nam mới dễ buông tất cả đi tìm nơi sinh sống dễ dàng hơn, trong khi miền Bắc lại gắn bó với tập quán và an phận hơn nên có thể thắng trong chiến tranh mà vẫn chậm lụt trong đổi mới. Lý do ấy mới giải thích sự thành tựu kinh tế của miền Nam, vì nếu so sánh, miền Nam tiếp cận với tư bản Mỹ trong có mươi năm lại sống dưới chế độ cộng sản trong thời gian gấp ba - là ba mươi năm - mà vẫn tiến nhanh hơn miền Bắc. Động lực chính không là công lao của Hoa Kỳ hay tư bản chủ nghĩa, mà là tâm lý và văn hóa miền Nam. Sau đó mới là sức yểm trợ tiền bạc của dân tỵ nạn, đa số xuất phát từ miền Nam, nên 60% tiền gửi về là dồn vào cư dân Sàigòn.
Hỏi: Ông kết luận thế nào về sự khác biệt này"
-- Như mọi khi, từ Nghị quyết Hội nghị VI năm 1979 đến đổi mới năm 1986, tư tưởng thay đổi sẽ xuất phát từ miền Nam. Đảng viên và dân miền Nam nhường miền Bắc cái tiếng là lãnh đạo chính trị mà giữ cái miếng là kinh tế. Ngày nay khả năng và quyền lực kinh tế ở trong Nam đang đe dọa ấn tín chính trị của miền Bắc và đấy là điều bất ổn. Thắng bại ra sao thì chưa rõ, nhưng nguy nhất là sẽ có chuyện tranh thắng giữa hai miền và một số người sẽ lại nghĩ tới giải pháp Lê Chiêu Thống của đất Hà Nội ngàn năm văn vật, là điều cực tai hại cho đất nước.
Hỏi: Thưa ông, ông nói giải pháp Lê Chiêu Thống nghĩa là gì"
-- Là chạy qua Bắc Kinh tìm cách cứu vãn ấn tín vô dụng của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.