NEW YORK -- Arthur Miller, một nhà soạn kịch lớn của thế kỷ 20, vừa từ trần ở tuổi 89.
Miller chết đêm Thứ Năm vì nghẽn tim tại nhà ông ở Roxbury, Conn., vây quanh bởi gia đình ông, theo lời người phụ tá là Julia Bolus hôm Thứ Sáu.
Trong nhiều thập niên, nhà soạn kịch này, cùng với Eugene O’Neil và Tennessee Williams, chiếm ngự không chỉ sàn kịch Hoa Kỳ, mà cả các hí viện khắp thế giới. Các đèn khu vực kịch nghệ Broadway (ở New york) đã tắt vào giờ hạ màn đêm Thứ Sáu để tưởng niệm ông.
Vở kịch lừng danh nhất của ông là “Death of a Salesman,” mà Miller chỉ mất 6 tuần để viết, đã đưa tên ông lên đài danh vọng khi trình diễn ở Broadway năm 1949, với nghệ sĩ kịch Lee J. Cobb và đạo diễn bởi Elia Kazan.
Trong kịch, nhân vật Willy Loman là 1 người đàn ông bị phá hủy bởi chính niềm tin ngoan cố vào hào quang chủ nghĩa tư bản Mỹ và sức mê hoặc của thành công.
Sau này, Miller nói trong cuộc phỏng vấn năm 1988, “Tôi trước đó không ngờ kịch ‘Death of a Salesman’ thành công và ảnh hưởng như thế. Nguyên khởi, nó là vở kịch có thực về 1 người bán hàng có thực, vậy mà thành 1 phần huyền thoại, không chỉ ở đây mà còn nhiều nơi khác của thế dịch.”
Miller kết hôn với nữ tài tử Marilyn Monroe năm 1956, sau khi ly dị người vợ đầu là Mary Slattery.
Năm 1992 khi trả lời phỏng vấn trên 1 báo Pháp, Miller gọi cô là “tự hủy hoại cao độ” và nói trong cuộc hôn nhân đó thì “toàn bộ năng lực và chú tâm của tôi tận hiến để giúp nàng giải quyết vấn đề của nàng. Bất hạnh, tôi không thành công nhiều.”
Rồi sau khi Monroe và ông ly dị, mối tình và hình ảnh của nàng dẫn tới 2 vở kịch lớn của ông, “After the Fall” (1964) và “Finishing the Picture” (2004).
Năm 1962, ông cưới vợ lần thứ ba, nhiếp ảnh gia Inge Morath. Cùng năm này, Monroe tự tử.
Kịch của Miller có nhiều vở được chuyển thành phim.
Thành công của ông ở Mỹ tuy lớn, nhưng chính Anh Quốc mới đưa ông tới chỗ tôn kính đặc biệt. Chính nước Anh đã mừng sinh nhật thứ 75 của ông vào năm 1990 với chương trình trình diễn 4 vở kịch loớn của ông.
Nicholas Hytner, giám đốc Kịch Nghệ Quốc Gia Anh, , gọi Miller là “người cuối cùng trong các vĩ nhân của kịch nghệ Hoa Kỳ” và nói rằng khán giả Anh Quốc đã rất mực say mê kịch ông.
Miller chết đêm Thứ Năm vì nghẽn tim tại nhà ông ở Roxbury, Conn., vây quanh bởi gia đình ông, theo lời người phụ tá là Julia Bolus hôm Thứ Sáu.
Trong nhiều thập niên, nhà soạn kịch này, cùng với Eugene O’Neil và Tennessee Williams, chiếm ngự không chỉ sàn kịch Hoa Kỳ, mà cả các hí viện khắp thế giới. Các đèn khu vực kịch nghệ Broadway (ở New york) đã tắt vào giờ hạ màn đêm Thứ Sáu để tưởng niệm ông.
Vở kịch lừng danh nhất của ông là “Death of a Salesman,” mà Miller chỉ mất 6 tuần để viết, đã đưa tên ông lên đài danh vọng khi trình diễn ở Broadway năm 1949, với nghệ sĩ kịch Lee J. Cobb và đạo diễn bởi Elia Kazan.
Trong kịch, nhân vật Willy Loman là 1 người đàn ông bị phá hủy bởi chính niềm tin ngoan cố vào hào quang chủ nghĩa tư bản Mỹ và sức mê hoặc của thành công.
Sau này, Miller nói trong cuộc phỏng vấn năm 1988, “Tôi trước đó không ngờ kịch ‘Death of a Salesman’ thành công và ảnh hưởng như thế. Nguyên khởi, nó là vở kịch có thực về 1 người bán hàng có thực, vậy mà thành 1 phần huyền thoại, không chỉ ở đây mà còn nhiều nơi khác của thế dịch.”
Miller kết hôn với nữ tài tử Marilyn Monroe năm 1956, sau khi ly dị người vợ đầu là Mary Slattery.
Năm 1992 khi trả lời phỏng vấn trên 1 báo Pháp, Miller gọi cô là “tự hủy hoại cao độ” và nói trong cuộc hôn nhân đó thì “toàn bộ năng lực và chú tâm của tôi tận hiến để giúp nàng giải quyết vấn đề của nàng. Bất hạnh, tôi không thành công nhiều.”
Rồi sau khi Monroe và ông ly dị, mối tình và hình ảnh của nàng dẫn tới 2 vở kịch lớn của ông, “After the Fall” (1964) và “Finishing the Picture” (2004).
Năm 1962, ông cưới vợ lần thứ ba, nhiếp ảnh gia Inge Morath. Cùng năm này, Monroe tự tử.
Kịch của Miller có nhiều vở được chuyển thành phim.
Thành công của ông ở Mỹ tuy lớn, nhưng chính Anh Quốc mới đưa ông tới chỗ tôn kính đặc biệt. Chính nước Anh đã mừng sinh nhật thứ 75 của ông vào năm 1990 với chương trình trình diễn 4 vở kịch loớn của ông.
Nicholas Hytner, giám đốc Kịch Nghệ Quốc Gia Anh, , gọi Miller là “người cuối cùng trong các vĩ nhân của kịch nghệ Hoa Kỳ” và nói rằng khán giả Anh Quốc đã rất mực say mê kịch ông.
Gửi ý kiến của bạn