Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn…
Nếu thực sự có một mùa xuân êm đềm và tuơi thắm (quá cỡ) như vậy mà bạn vẫn chưa hài lòng thì xin nghe thêm vài câu nhạc nữa:
Có một chàng thi sĩ miền quê
Hái bông hoa trao người xuân thì
Có một bầy em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón xuân về…
Tôi dám cá là suốt Thời Trung Cổ, không nơi nào trên trái đất này có được một mùa xuân tươi thắm và êm đềm hơn là mùa xuân mà Phạm Duy vừa mô tả - qua bản nhạc Hoa Xuân, như vừa dẫn. Nhưng Phạm Duy không phải là người thuộc Thời Trung Cổ. Ổng cùng thời với tôi và bạn mà. Vậy chớ ông ta viết về mùa xuân nào (vào thời đại chúng ta) mà thái hòa và an lạc dữ vậy kìa"
Thiệt là nó đẹp như mơ vậy đó nha. Và sao tui nghi là ổng đã nằm mơ quá hà. Chớ giữa chúng ta, nhất là những kẻ sinh trưởng ở miền Nam Việt Nam, có mấy ai đã từng nhìn thấy một bờ đê. Cái đê trần trụi vắng hoe cũng khỏi có luôn, nói chi đến "một bầy em bé … hát câu i tờ đón xuân về", vào một buổi chiều xuân nào đó, đã xa lắc xa lơ, trên bờ đê lộng gió.
Còn chuyện "có một chàng thi sĩ miền quê, ngắt bông hoa trao người xuân thì" (thì...ôi thôi) nhắc làm gì cho nó thêm buồn. Tui nói vậy bạn dám cãi lắm à nha, dám bạn sẽ đưa Nguyễn Bính ra làm bia đỡ đạn, với lý do "ổng là thi sĩ miền quê cuối cùng" của thời đại chúng ta. Tệ hơn nữa, bạn còn dám mang Nguyễn Duy ra để hù tui, bằng những bài thơ lục bát làm "phóng ảnh treo tường" (để bán) của ổng.
Xin lỗi bạn chớ, cỡ Tú Xương đây mà cũng đã có lúc phải ứa lệ - rấm rứt khóc thầm (dám bằng tiếng Pháp) vì nạn đô thị hóa, đây nè:
Sông kia giờ đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ giồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò...
Xáù gì cỡ Nguyễn Bính, nói chi đến thứ Nguyễn Duy. Nói gọn lại, tui tin rằng chỉ có Nguyễn Khuyến mới là nhà thơ miền quê cuối cùng của dân tộc Việt Nam:
Tháng Giêng hai mươi mốt chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không
Giở giời mưa bụi còn hơi rét...
Chớ còn mấy trự thi sĩ lóc nhóc sau này đều đã bị đô thị hóa, và đã "phong sương mấy độ qua đường phố" hết trơn rồi - theo như cách nói của Sơn Nam.
Và tôi ngại nhất là cái lối bụi đời ướt át của ông Thế Lữ:
Rũ áo phong sương trên gác trọ
Ngắm nhìn thiên hạ đón xuân sang
Cái gác trọ này - tôi bảo đảm - nằm ở HàThành, vào cuối thập niên ba mươi hay đầu bốn mươi gì đó. Thêm cái kiểu cách "rũ áo phong sương" đủ khiến chúng ta hình dung ra được cả đám Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Xuân Diệu, Huy Cận … đã sống cải lương chết mẹ đi rồi. Có còn "thi sĩ miền quê" nào nữa đâu"
Đô thị hóa, tất nhiên, không phải là chuyện chỉ xẩy ra ở Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường. Không tin, cứ đọc tiếp Nguyễn Bính mà xem:
Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Đã mấy mùa xuân én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa phượng nở
Riêng ta với người buồn lắm thay
Bạn thấy chưa: lại thêm hai ông nhô con bỏ nhà "dzô" Nam, thuê gác trọ, sống giữa Sài Thành Hoa Lệ. Mà đi giang hồ chút đỉnh như vậy là phải chớ. Chính quê hương của Nguyễn Bính cũng đã nhiễm bụi thị thành từ lâu rồi, còn nấn ná ở đó làm chi cho nó … mụ người ra:
Hoa chanh mọc ở vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hoa đồng cỏ nội bay đi ít nhiều
Coi: nàng mới ra tỉnh có chút xíu hà mà hoa đồng cỏ nội đã bay đi mất liền một mớ. Lỡ mà "ẻm" ghé chơi Hà Nội hay Hải Phòng (chậm lắm) ba đêm là kể như rồi, còn gì là "người xuân thì" theo tiêu chuẩn "chân quê" nữa"
Bạn hết cãi chưa" Dù bạn đã tắt đài, tôi biết bạn vẫn còn ấm ức vì cái giọng điệu hoài cổ cực đoan và quá khích của tui từ khi đặt bút xuống cho tới bây giờ - đúng không "
Đừng có nghĩ bậy bạ như vậy, mang tội chết (mẹ) à nha. Coi: cuộc tình dấm dớ của một anh thi sĩ miền quê với một người con gái xuân thì, hay hình ảnh một bờ đê lộng gió - và một bầy em bé tung tăng, hát câu i tờ, vào một chiều xuân nắng vàng và lộng gió … - hoàn toàn và tuyệt đối có liên quan, dính dáng gì tới tui đâu. Cớ sao tôi lại phải hoài cổ chớ" Đây là chuyện riêng của … Bà Huyện Thanh Quan hay (cùng lắm) là của ông nội hay ông già tôi thôi à.
Mà hoài cổ, theo tôi, là thứ tình cảm hơi khó hiểu. Làm sao chúng ta có thể yêu mến hay ngưỡng mộ một thời đại mà mình tuyệt đối không có dính dáng gì tới nó" Hoài vọng hay hoài cảm, có lẽ, dễ hiểu và phổ biến hơn. Mọi người, khi bắt đầu luống tuổi, hẳn đều thấy tiếc nuối ít nhiều khoảng ấu thơ hay niên thiếu của mình - dù chúng ta sinh ra và trưởng thành ở bất cứ đâu.
Dù vậy, tôi vẫn lậy Trời cho bạn đừng xui tới cỡ là sinh ra ở miền Bắc - vào khoảng thập niên 1940, 50 hay 60... - và cứ phải sống mãi ở nơi đó cho đến bây giờ. Tuổi thơ và tuổi trẻ của bạn - tất nhiên - cũng đẹp, cũng thơ mộng vậy; tuy nhiên, tôi tin là nó sẽ đẹp hơn, mộng mơ hơn chút đỉnh nếu Bác và Đảng đừng xía vô cuộc đời bạn quá nhiều - như họ đã và vẫn làm đều đều như vậy, từ nửa thế kỷ qua.
Còn nếu bạn sinh trưởng ở miền Nam thì đỡ mệt biết chừng nào. Sẽ không ai bắt bạn phải đeo khăn quàng đỏ và đi nhặt rác để hoàn thành kế hoạch nhỏ. Bạn cũng được miễn cái vụ "thay trời làm mưa" hay "nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài", và bạn được tự do đi biểu tình "đả đảo" bất thằng cha hay con mẹ nào mà mình không thích.
Trong một hoàn cảnh sống tương đối dễ thở như thế (và nếu bạn lại sinh trưởng ở một thành phố cao nguyên) thì nhìn thấy mùa "xuân về trên bãi cỏ non" - kể như - là chuyện … nhỏ thôi. Điều đáng tiếc là những ngày tháng an lành, phẳng lặng đó không kéo dài lâu. Đến khoảng cuối thập niên năm mươi, theo trí nhớ non nớt của tôi, trong không khí an bình của miền Nam thoang thoảng đã có mùi vị chiến tranh - qua những bản nhạc tâm lý chiến (thường được hát ở phòng trà và nghe hơi có nhiều kịch tính), của những ông nhạc sĩ quân đội, như bản "Phiên Gác Đêm Xuân" của Nguyễn Văn Đông:
Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chờ xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Nào ngờ đâu hoa lá rơi…
Ý Trời đất, qủi thần ơi, đơn vị bạn đụng địch, "súng xa vang rền" mà đại tá Nguyễn Văn Đông vẫn đang mơ ngủ. Không hề nghe ổng ban lệnh ứng chiến hay có kế hoạch tiếp chiến gì hết trơn hết trọi; đã vậy, sau khi tỉnh giấc, ổng bắt đầu... mơ mộng:
Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Và ước chiếc bánh ngày xuân…
Thiệt tình, ổng làm đảo ngược binh pháp hết trơn hết trọi. Người ta thì cư an tư nguy còn ổng thì cư nguy tư an. Những sĩ quan cao cấp trong quân đội miền Nam, như đại tá Nguyễn Văn Đông, chắc có hơi nhiều; bởi vậy - chỉ chừng mười năm sau - năm 1968 thì súng AK của Trung Cộng và Tiệp Khắc nổ thiệt, và nổ khắp bốn mươi bốn tỉnh lị và thành phố của miền Nam (kể luôn thủ đô Sài Gòn).
Cũng từ đây, chiến tranh lan vô thành phố. Nay, "plastic" đặt nổ chỗ này; mai, hoả tiễn 122 ly rơi "lộn" vô chỗ khác. Và dù vậy, xã hội miền Nam vẫn cứ vui như tết - khi Tết đến. Nếu so với miền Bắc - nơi mà vì "hoàn cảnh đất nước khó khăn" nên chỉ có qúi vị ủy viên trung ương đảng CSVN uống ruợu mừng xuân thay cho cả nước - người dân miền Nam hoàn toàn bình đẳng trong chuyện đón xuân. Cứ nghe bản Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương là đủ biết:
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mùng anh nông phu vui luá thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Á…a…a…a
Nhấp chén đầy vơi chúc người người vui
Á…a…a…a
Nhấp chén đầy vơi chúc người người vui
Á…a…a…a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
Rót thêm tràn đây chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đường
Chiến đấu công thành
Sống cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
Kìa nơi xa xa có người mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhoà
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hoà nỗi yêu thương
Á…a…a…a…
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
…
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Nào cạn ly mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới
Bạn hỡi vang lên lời hứa thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc nggày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn ngừơi hạnh phúc chan hoà
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình dâng phơi phới
Coi, nẫy giờ đâu mới chừng mười phút mà mỗi người đã uống đâu cỡ chục ly: ly tặng anh nông phu, ly chào anh công nhân, ly mừng ông thương gia, ly mừng người nghệ sĩ … Chưa đã, còn thêm vài "chén quan san" để "chúc người binh sĩ lên đường" nữa. Vui còn hơn tết và cả nước, chắc chắn, "xỉn" thấy mẹ luôn!
Cũng có những chiến sĩ, say mê chiến đấu (hay đãng trí) đến độ quên luôn cả nhậu:
Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết xuân về hay chưa
Nghe thiệt khó tin. Lính miền Nam tháng tháng được lãnh lương đàng hoàng mà, nhìn sổ lương là biết năm cùng tháng tận chớ cần gì tới hoa mai với hoa đào - như ông nhạc sĩ kính kiểng Trần Thiện Thanh, qua bản Đồn Vắng Chiều Xuân.
Lâu lâu mới thấy những người lính nhất định Xuân Này Con Không Về:
Con biết không về mẹ chờ em trông
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lớp trai hùng chào xuân chiến trường
Không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này không về…
Những chàng trai hùng cỡ này, tiếc thay, thường không giữ những chức vụ cao trong quân đội. Điều đáng tiếc hơn nữa, trong cuộc chiến tự vệ vừa qua, quân dân miền Nam đã áp dụng một chiến lược sai lầm. Thay vì "vui nhiệm vụ không quên xuân" thì họ đã làm ngược lại là "vui xuân nhưng không quên nhiệm vụ". Nói cách khác "vui xuân" mới là chuyện chính, còn "nhiệm vụ" chỉ là chuyện phụ (và là chuyện nhỏ thôi)!
Cùng lúc - ở miền Bắc Việt Nam, nghĩa là ở bên kia chiến tuyến - khi Tết đến (sau khi nghe bác Hồ, chủ tịch nước, tổng bí thư, chủ tịch quốc hội, thủ trưởng các ban ngành, đơn vị… chúc tết xong) là mọi người lại đâm bổ đi "tranh thủ làm việc gấp hai" để "thi đua lập chiến công (mừng xuân ) dân đảng". (Đ…mẹ, chơi vậy ai chơi cho lại!)
Cuộc chiến Bắc Nam chấm dứt ra sao, vào mùa Xuân năm 1975, mọi người đều biết (và đều tiên đoán được). Từ đó, nhân dân hai miền đều chỉ còn được nghe một bản nhạc xuân duy nhất: Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, ôi đẹp biết bao, biết mấy tự hào. Sài Gòn ơi cả nước vẫy chào…
Cũng như bạn, tôi chịu không nổi cái loại nhạc thổ tả này nên đã vẫy chào "thành phố Hồ Chí Minh quang vinh" để… ra đi - và đi hơi sớm. Từ đó đến nay đã một phần tư thế kỷ. Hai mươi năm qua (chao ơi) biết bao nhiêu là nước sông, nước suối, nước mương, nước rãnh …đã ào ào chẩy qua cầu và qua cống"
Chiều nay, chiều cuối năm, ở một góc trời xa, tôi ngồi ghi lại những ý nghĩ lan man vụn vặt để gửi bạn đọc chơi - sau khi nghe hết một CD nhạc trong quán vắngï, bắt đầu từ bản Hoa Xuân của Phạm Duy, đến bản cuối cùng (Xuân Này Con Không Về) của Trịnh Lâm Ngân.
Nhạc xuân gì mà nghe buồn quá, má ơi!
Tưởng Năng Tiến
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn…
Nếu thực sự có một mùa xuân êm đềm và tuơi thắm (quá cỡ) như vậy mà bạn vẫn chưa hài lòng thì xin nghe thêm vài câu nhạc nữa:
Có một chàng thi sĩ miền quê
Hái bông hoa trao người xuân thì
Có một bầy em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón xuân về…
Tôi dám cá là suốt Thời Trung Cổ, không nơi nào trên trái đất này có được một mùa xuân tươi thắm và êm đềm hơn là mùa xuân mà Phạm Duy vừa mô tả - qua bản nhạc Hoa Xuân, như vừa dẫn. Nhưng Phạm Duy không phải là người thuộc Thời Trung Cổ. Ổng cùng thời với tôi và bạn mà. Vậy chớ ông ta viết về mùa xuân nào (vào thời đại chúng ta) mà thái hòa và an lạc dữ vậy kìa"
Thiệt là nó đẹp như mơ vậy đó nha. Và sao tui nghi là ổng đã nằm mơ quá hà. Chớ giữa chúng ta, nhất là những kẻ sinh trưởng ở miền Nam Việt Nam, có mấy ai đã từng nhìn thấy một bờ đê. Cái đê trần trụi vắng hoe cũng khỏi có luôn, nói chi đến "một bầy em bé … hát câu i tờ đón xuân về", vào một buổi chiều xuân nào đó, đã xa lắc xa lơ, trên bờ đê lộng gió.
Còn chuyện "có một chàng thi sĩ miền quê, ngắt bông hoa trao người xuân thì" (thì...ôi thôi) nhắc làm gì cho nó thêm buồn. Tui nói vậy bạn dám cãi lắm à nha, dám bạn sẽ đưa Nguyễn Bính ra làm bia đỡ đạn, với lý do "ổng là thi sĩ miền quê cuối cùng" của thời đại chúng ta. Tệ hơn nữa, bạn còn dám mang Nguyễn Duy ra để hù tui, bằng những bài thơ lục bát làm "phóng ảnh treo tường" (để bán) của ổng.
Xin lỗi bạn chớ, cỡ Tú Xương đây mà cũng đã có lúc phải ứa lệ - rấm rứt khóc thầm (dám bằng tiếng Pháp) vì nạn đô thị hóa, đây nè:
Sông kia giờ đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ giồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò...
Xáù gì cỡ Nguyễn Bính, nói chi đến thứ Nguyễn Duy. Nói gọn lại, tui tin rằng chỉ có Nguyễn Khuyến mới là nhà thơ miền quê cuối cùng của dân tộc Việt Nam:
Tháng Giêng hai mươi mốt chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không
Giở giời mưa bụi còn hơi rét...
Chớ còn mấy trự thi sĩ lóc nhóc sau này đều đã bị đô thị hóa, và đã "phong sương mấy độ qua đường phố" hết trơn rồi - theo như cách nói của Sơn Nam.
Và tôi ngại nhất là cái lối bụi đời ướt át của ông Thế Lữ:
Rũ áo phong sương trên gác trọ
Ngắm nhìn thiên hạ đón xuân sang
Cái gác trọ này - tôi bảo đảm - nằm ở HàThành, vào cuối thập niên ba mươi hay đầu bốn mươi gì đó. Thêm cái kiểu cách "rũ áo phong sương" đủ khiến chúng ta hình dung ra được cả đám Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Xuân Diệu, Huy Cận … đã sống cải lương chết mẹ đi rồi. Có còn "thi sĩ miền quê" nào nữa đâu"
Đô thị hóa, tất nhiên, không phải là chuyện chỉ xẩy ra ở Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường. Không tin, cứ đọc tiếp Nguyễn Bính mà xem:
Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Đã mấy mùa xuân én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa phượng nở
Riêng ta với người buồn lắm thay
Bạn thấy chưa: lại thêm hai ông nhô con bỏ nhà "dzô" Nam, thuê gác trọ, sống giữa Sài Thành Hoa Lệ. Mà đi giang hồ chút đỉnh như vậy là phải chớ. Chính quê hương của Nguyễn Bính cũng đã nhiễm bụi thị thành từ lâu rồi, còn nấn ná ở đó làm chi cho nó … mụ người ra:
Hoa chanh mọc ở vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hoa đồng cỏ nội bay đi ít nhiều
Coi: nàng mới ra tỉnh có chút xíu hà mà hoa đồng cỏ nội đã bay đi mất liền một mớ. Lỡ mà "ẻm" ghé chơi Hà Nội hay Hải Phòng (chậm lắm) ba đêm là kể như rồi, còn gì là "người xuân thì" theo tiêu chuẩn "chân quê" nữa"
Bạn hết cãi chưa" Dù bạn đã tắt đài, tôi biết bạn vẫn còn ấm ức vì cái giọng điệu hoài cổ cực đoan và quá khích của tui từ khi đặt bút xuống cho tới bây giờ - đúng không "
Đừng có nghĩ bậy bạ như vậy, mang tội chết (mẹ) à nha. Coi: cuộc tình dấm dớ của một anh thi sĩ miền quê với một người con gái xuân thì, hay hình ảnh một bờ đê lộng gió - và một bầy em bé tung tăng, hát câu i tờ, vào một chiều xuân nắng vàng và lộng gió … - hoàn toàn và tuyệt đối có liên quan, dính dáng gì tới tui đâu. Cớ sao tôi lại phải hoài cổ chớ" Đây là chuyện riêng của … Bà Huyện Thanh Quan hay (cùng lắm) là của ông nội hay ông già tôi thôi à.
Mà hoài cổ, theo tôi, là thứ tình cảm hơi khó hiểu. Làm sao chúng ta có thể yêu mến hay ngưỡng mộ một thời đại mà mình tuyệt đối không có dính dáng gì tới nó" Hoài vọng hay hoài cảm, có lẽ, dễ hiểu và phổ biến hơn. Mọi người, khi bắt đầu luống tuổi, hẳn đều thấy tiếc nuối ít nhiều khoảng ấu thơ hay niên thiếu của mình - dù chúng ta sinh ra và trưởng thành ở bất cứ đâu.
Dù vậy, tôi vẫn lậy Trời cho bạn đừng xui tới cỡ là sinh ra ở miền Bắc - vào khoảng thập niên 1940, 50 hay 60... - và cứ phải sống mãi ở nơi đó cho đến bây giờ. Tuổi thơ và tuổi trẻ của bạn - tất nhiên - cũng đẹp, cũng thơ mộng vậy; tuy nhiên, tôi tin là nó sẽ đẹp hơn, mộng mơ hơn chút đỉnh nếu Bác và Đảng đừng xía vô cuộc đời bạn quá nhiều - như họ đã và vẫn làm đều đều như vậy, từ nửa thế kỷ qua.
Còn nếu bạn sinh trưởng ở miền Nam thì đỡ mệt biết chừng nào. Sẽ không ai bắt bạn phải đeo khăn quàng đỏ và đi nhặt rác để hoàn thành kế hoạch nhỏ. Bạn cũng được miễn cái vụ "thay trời làm mưa" hay "nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài", và bạn được tự do đi biểu tình "đả đảo" bất thằng cha hay con mẹ nào mà mình không thích.
Trong một hoàn cảnh sống tương đối dễ thở như thế (và nếu bạn lại sinh trưởng ở một thành phố cao nguyên) thì nhìn thấy mùa "xuân về trên bãi cỏ non" - kể như - là chuyện … nhỏ thôi. Điều đáng tiếc là những ngày tháng an lành, phẳng lặng đó không kéo dài lâu. Đến khoảng cuối thập niên năm mươi, theo trí nhớ non nớt của tôi, trong không khí an bình của miền Nam thoang thoảng đã có mùi vị chiến tranh - qua những bản nhạc tâm lý chiến (thường được hát ở phòng trà và nghe hơi có nhiều kịch tính), của những ông nhạc sĩ quân đội, như bản "Phiên Gác Đêm Xuân" của Nguyễn Văn Đông:
Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chờ xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Nào ngờ đâu hoa lá rơi…
Ý Trời đất, qủi thần ơi, đơn vị bạn đụng địch, "súng xa vang rền" mà đại tá Nguyễn Văn Đông vẫn đang mơ ngủ. Không hề nghe ổng ban lệnh ứng chiến hay có kế hoạch tiếp chiến gì hết trơn hết trọi; đã vậy, sau khi tỉnh giấc, ổng bắt đầu... mơ mộng:
Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Và ước chiếc bánh ngày xuân…
Thiệt tình, ổng làm đảo ngược binh pháp hết trơn hết trọi. Người ta thì cư an tư nguy còn ổng thì cư nguy tư an. Những sĩ quan cao cấp trong quân đội miền Nam, như đại tá Nguyễn Văn Đông, chắc có hơi nhiều; bởi vậy - chỉ chừng mười năm sau - năm 1968 thì súng AK của Trung Cộng và Tiệp Khắc nổ thiệt, và nổ khắp bốn mươi bốn tỉnh lị và thành phố của miền Nam (kể luôn thủ đô Sài Gòn).
Cũng từ đây, chiến tranh lan vô thành phố. Nay, "plastic" đặt nổ chỗ này; mai, hoả tiễn 122 ly rơi "lộn" vô chỗ khác. Và dù vậy, xã hội miền Nam vẫn cứ vui như tết - khi Tết đến. Nếu so với miền Bắc - nơi mà vì "hoàn cảnh đất nước khó khăn" nên chỉ có qúi vị ủy viên trung ương đảng CSVN uống ruợu mừng xuân thay cho cả nước - người dân miền Nam hoàn toàn bình đẳng trong chuyện đón xuân. Cứ nghe bản Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương là đủ biết:
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mùng anh nông phu vui luá thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Á…a…a…a
Nhấp chén đầy vơi chúc người người vui
Á…a…a…a
Nhấp chén đầy vơi chúc người người vui
Á…a…a…a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
Rót thêm tràn đây chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đường
Chiến đấu công thành
Sống cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
Kìa nơi xa xa có người mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhoà
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hoà nỗi yêu thương
Á…a…a…a…
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
…
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Nào cạn ly mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới
Bạn hỡi vang lên lời hứa thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc nggày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn ngừơi hạnh phúc chan hoà
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình dâng phơi phới
Coi, nẫy giờ đâu mới chừng mười phút mà mỗi người đã uống đâu cỡ chục ly: ly tặng anh nông phu, ly chào anh công nhân, ly mừng ông thương gia, ly mừng người nghệ sĩ … Chưa đã, còn thêm vài "chén quan san" để "chúc người binh sĩ lên đường" nữa. Vui còn hơn tết và cả nước, chắc chắn, "xỉn" thấy mẹ luôn!
Cũng có những chiến sĩ, say mê chiến đấu (hay đãng trí) đến độ quên luôn cả nhậu:
Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết xuân về hay chưa
Nghe thiệt khó tin. Lính miền Nam tháng tháng được lãnh lương đàng hoàng mà, nhìn sổ lương là biết năm cùng tháng tận chớ cần gì tới hoa mai với hoa đào - như ông nhạc sĩ kính kiểng Trần Thiện Thanh, qua bản Đồn Vắng Chiều Xuân.
Lâu lâu mới thấy những người lính nhất định Xuân Này Con Không Về:
Con biết không về mẹ chờ em trông
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lớp trai hùng chào xuân chiến trường
Không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này không về…
Những chàng trai hùng cỡ này, tiếc thay, thường không giữ những chức vụ cao trong quân đội. Điều đáng tiếc hơn nữa, trong cuộc chiến tự vệ vừa qua, quân dân miền Nam đã áp dụng một chiến lược sai lầm. Thay vì "vui nhiệm vụ không quên xuân" thì họ đã làm ngược lại là "vui xuân nhưng không quên nhiệm vụ". Nói cách khác "vui xuân" mới là chuyện chính, còn "nhiệm vụ" chỉ là chuyện phụ (và là chuyện nhỏ thôi)!
Cùng lúc - ở miền Bắc Việt Nam, nghĩa là ở bên kia chiến tuyến - khi Tết đến (sau khi nghe bác Hồ, chủ tịch nước, tổng bí thư, chủ tịch quốc hội, thủ trưởng các ban ngành, đơn vị… chúc tết xong) là mọi người lại đâm bổ đi "tranh thủ làm việc gấp hai" để "thi đua lập chiến công (mừng xuân ) dân đảng". (Đ…mẹ, chơi vậy ai chơi cho lại!)
Cuộc chiến Bắc Nam chấm dứt ra sao, vào mùa Xuân năm 1975, mọi người đều biết (và đều tiên đoán được). Từ đó, nhân dân hai miền đều chỉ còn được nghe một bản nhạc xuân duy nhất: Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, ôi đẹp biết bao, biết mấy tự hào. Sài Gòn ơi cả nước vẫy chào…
Cũng như bạn, tôi chịu không nổi cái loại nhạc thổ tả này nên đã vẫy chào "thành phố Hồ Chí Minh quang vinh" để… ra đi - và đi hơi sớm. Từ đó đến nay đã một phần tư thế kỷ. Hai mươi năm qua (chao ơi) biết bao nhiêu là nước sông, nước suối, nước mương, nước rãnh …đã ào ào chẩy qua cầu và qua cống"
Chiều nay, chiều cuối năm, ở một góc trời xa, tôi ngồi ghi lại những ý nghĩ lan man vụn vặt để gửi bạn đọc chơi - sau khi nghe hết một CD nhạc trong quán vắngï, bắt đầu từ bản Hoa Xuân của Phạm Duy, đến bản cuối cùng (Xuân Này Con Không Về) của Trịnh Lâm Ngân.
Nhạc xuân gì mà nghe buồn quá, má ơi!
Tưởng Năng Tiến
Gửi ý kiến của bạn