Năm Dậu VN ra sao" Nói ra thêm buồn: Hà Nội nhu nhược khi Bắc Kinh đưa dàn khoan dầu vào biển VN, giết và giam ngư phủ VN, cả người sống lẫn người chết, khiến quốc tế coi thường... chưa kể tới nạn cúm gia cầm.
Chào đón Tết Ất Dậu, mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về kinh tế năm Dậu tại Á Châu qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện cùng với lời chúc bình an hạnh phúc của ban thực hiện xin gửi tới quý thính giả và độc giả gần xa.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tiết mục chuyên đề về kinh tế tuần này được phát thanh trước khi chúng ta bước qua năm Ất Dậu. Ông đề nghị là kỳ này ta sẽ nói về kinh tế năm Dậu, vì sao lại như vậy, năm Dậu này có gì đặc biệt không"
-- Thuần về lý mà nói thì giờ trước giờ sau, ngày trước ngày sau của năm trước qua năm sau thực ra không có gì thay đổi vì ý niệm về thời gian chỉ là một quy ước sinh hoạt dựa trên thiên văn thôi. Nhưng, sinh hoạt kinh tế vốn bị chi phối bởi những tính toán hay ước mơ hoặc cả sự e ngại của con người, cho nên, khi một số đông dân chúng sắp bước qua một năm mới, khái niệm “năm mới” ấy có chi phối những tính toán kinh tế. Tôi xin phép nêu một thí dụ nhỏ là tại Hoa Kỳ chẳng hạn, số thương vụ bán lẻ trong hơn hai tháng, từ ngày Lễ Tạ Ơn vào cuối tháng 11 cho đến Tết Dương lịch, chiếm đến 25% tổng số thương vụ của toàn năm. Đó là về đại thể, khiến ta có thể dự đoán tình hình sản xuất căn cứ trên niềm tin hay khả năng chi tiêu của dân chúng trong dịp các dịp lễ lạc như vậy.
Hỏi: Thưa ông, đó là về đại thể của nhân loại, riêng về trường hợp Á châu thì sao"
-- Tại Á châu thì sau hơn hai chục năm cải cách, nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên một thế lực đáng kể và ảnh hưởng đến kinh tế xứ khác. Khi hơn một tỷ người có những dự tính hay ước nguyện cho đầu năm thì hiện tượng ấy cũng đủ mở ra một chu kỳ kinh doanh mà ta không nên bỏ qua. Một thí dụ mà các thị trường Á châu hay nói đến là nhiều người tin rằng nên có con vào năm Thìn, do đó thống kê về trẻ em nhập học ở tuổi Thìn thường cao hơn các tuổi khác. Vì vậy, từ tã lót đến sách vở giấy bút và sĩ số học trò của lớp tuổi này là dữ kiện kinh tế cần chú ý, nếu không thì mình không hiểu vì sao có năm đông học sinh, năm khác lại vắng. Một thí dụ khác là nhiều người Hoa tin là không nên lập gia đình vào năm Dậu. Dù không tin thì họ vẫn có thể nghĩ theo kiểu xưa là “có kiêng có lành”. Thái độ ấy tất nhiên ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế. Nói vắn tắt là niềm tin của quần chúng, của đám đông, có tạo ra một trào lưu chi tiêu khi đám đông ấy có sức mua cao hơn trước, là trường hợp của Á châu với nền kinh tế Hoa Lục.
Hỏi: Vì vậy ông mới đề nghị là mình cùng tìm hiểu về tình hình kinh tế năm Dậu. Ông có nhận xét gì về những biến thái kinh tế tại Á châu trong năm con gà này"
-- Ta vừa nói đến niềm tin của đám đông, tin đúng hay sai thì chưa bàn, nhưng khi đám đông cùng có một số quyết định tương tự, ta có hiện tượng a dua, bắt chước. Thấy mọi người sắm Tết thì mình cũng phải có chút bánh mứt mai đào, trông sao cho được chứ. Thấy nước khác có kỹ nghệ xe hơi hay nhà chọc trời thì mình cũng phải làm theo, kẻo mang tiếng là thiếu văn minh tiến bộ. Á châu đi chậm nên dễ thái quá và đấy là cái gốc của hiện tượng bong bóng đầu tư, hay đầu cơ. Và trái bóng ấy có thể vỡ trong năm Dậu.
Hỏi: Bây giờ, xin đề nghị với ông là ta sẽ đi lại từ đầu, vì sao lại có trái bóng đầu tư ấy"
-- Nói cho gọn thì đầu đuôi có thể xuất phát từ Hoa Kỳ, khi trái bóng đầu tư bị vỡ năm 2000 sau những hồ hởi sảng - một hiện tượng a dua bắt chước – về triển vọng của cách mạng tín học và cổ phiếu các doanh nghiệp siêu kỹ thuật. Năm sau, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm nhẹ lại gặp nạn khủng bố và hàng loạt tập đoàn kinh doanh bị sụp đổ vì gian lận. Ngần ấy yếu tố khiến hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ liên tục hạ lãi suất và duy trì một lãi suất cực thấp trong khá lâu. Chính sách ấy bơm vào nền kinh tế của Mỹ và của thế giới một khối lượng hiện kim tiền mặt rất lớn. Nôm na là vì tiền rẻ nên người ta đầu tư và tiêu xài thoải mái và thổi lên nhiều trái bóng đầu tư và đầu cơ. Khi kinh tế Mỹ phục hồi làm rủi ro lạm phát có thể xảy ra, ngân hàng trung ương bắt đầu nâng lãi suất, sáu lần kể từ tháng Sáu năm ngoái đến tháng Giêng vừa qua, và lãi suất này hiện vẫn quá thấp nên sẽ còn được điều chỉnh trong thời gian tới. Giai đoạn tiền rẻ đang kết thúc, là điều mục Diễn đàn Kinh tế dự báo từ giữa năm ngoái cho năm nay. Điều ấy đang xảy ra và sẽ còn tiếp tục, nhưng đám đông ưa a dua theo người khác có thể chưa thấy, và sẽ bị thiệt hại.
Hỏi: Và như thường lệ, người ta lại trách cứ Hoa Kỳ là thổi lên trái bóng đầu tư"
-- Khi tai họa xảy ra, truyền thông có thể đơn giản trình bày sự thể như thế vì điều ấy có vẻ hợp lý, còn giới lãnh đạo thì thấy tiện lợi vì quy trách cho ai khác những sai lầm của mình. Hiện tượng bong bóng nổi bật nhất có thể thấy tại hai xứ là Trung Quốc và Nam Hàn. Tại Trung Quốc, hiện tượng đầu tư dư thừa có thể được thấy trong các ngành địa ốc và nhất là chế biến công nghiệp, như hoá chất, xe hơi, hoặc ráp chế linh kiện điện toán, và sản xuất hàng tiêu dùng trong công nghiệp nhẹ. Vì tiền rẻ, họ đầu tư bất kể lời lỗ; vì đa số chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước được ngân hàng thương mại ưu đãi tài trợ theo diện chính sách, họ đầu tư bất kể rủi ro. Nay mới thấy là kinh tế bị nguy cơ nóng máy, sẽ hãm đà không kịp và hạ cánh nặng nề, là điều chúng ta đã nói đến tuần trước.
Hỏi: Còn trường hợp thứ hai, là Nam Hàn"
-- Vâng, thí dụ thứ hai là Nam Hàn, nơi mà kinh tế hồi phục sớm nhất sau vụ khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 97-98. Người ta cứ lầm tưởng rằng sức mạnh kinh tế xứ này là khả năng đầu tư rất cao. Thực ra, Nam Hàn đã có trái bóng tín dụng căng phồng và bị bể vì yêu cầu kích thích tiêu thụ. Hậu quả là các hộ gia đình của xứ này giờ đây mắc nợ quá nhiều, tính ra thì đến 60% tổng sản lượng nội địa GDP. Khi hiện tượng tiền rẻ kết thúc trong năm nay, kinh tế xứ này có thể bị suy trầm và biện pháp kích cầu sẽ hết công hiệu. Trong năm Dậu này, kinh tế Nam Hàn có thể bị nặng hơn nhiều nước Đông Á khác.
Hỏi: Như vậy, ông dự đoán là trong năm Dậu ta sẽ có nạn bể bóng đầu tư tại Á châu"
-- Thực ra, khó ai biết trước được mọi chuyện. Nhưng khi ta đầu tư quá nhiều vào lúc tiền rẻ, nổi bật nhất là trường hợp Trung Quốc, thì nhiều ngành sẽ dư thừa công xuất và mức lời bị sút giảm trong khi tiền hết còn rẻ, khi phải trả nợ thì sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, Trung Quốc hiện còn gặp một rủi ro khác là nạn đầu cơ đồng nhân dân tệ.
Từ tháng Chín năm kia, Mỹ đã nêu vấn đề là Bắc Kinh giàng giá đồng bạc của mình vào đồng Mỹ kim; khi đô la Mỹ sụt giá, tiền Trung Quốc sụt theo để giữ nguyên lợi thế cạnh tranh. Vì vậy nhiều người dự đoán là sẽ có lúc Bắc Kinh phải thả nổi hoặc nâng giá đồng bạc nên họ bảo nhau mua vào nhân dân tệ để kiếm lời sau này. Trong năm Dậu, có thể vào giữa năm, giới đầu cơ ấy có khi phá sản, kéo theo hàng loạt ngành nghề khác. Nói vắn tắt thì năm Dậu sẽ thấy nhiều nhà đầu cơ hay đầu tư Trung Quốc trắng tay, doanh nghiệp nhà nước khánh tận khiến ngân sách quốc gia sẽ bội chi để bù lỗ và tránh khủng hoảng. Một số nhà đầu tư quốc tế đã thấy trước điều ấy và đang rút chạy khỏi thị trường này, những người say đòn rút chậm thì sẽ có lúc đạp lên nhau mà chết khi bóng vỡ.
Hỏi: Nhưng, Á châu còn nhiều nước khác nữa, tình hình năm Dậu của họ ra sao"
-- Một trường hợp đáng theo dõi nữa trong năm Dậu này là tình hình kinh tế Nhật Bản. Tuần qua, Ngân hàng Trung ương Nhật đã đề nghị mua lại gần sáu tỷ đô la trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Về chuyên môn thì biện pháp này có nghĩa là ngân hàng Nhật muốm bơm thêm hiện kim vào nền kinh tế. Nhưng kết quả đáp ứng của đề nghị ấy lại rất giới hạn, chỉ đạt được 45%, tức là các ngân hàng thương mại Nhật không thiếu tiền mặt để bơm vào kinh tế. Với lãi suất thực tế hiện vẫn là số không, việc cho vay thật ra không khó mà các ngân hàng vẫn không dám, hậu quả là nhiều doanh nghiệp tầm trung bình hoặc nhỏ sẽ gặp khó khăn. Mười lăm năm sau khi trái bóng đầu tư bị vỡ và kinh tế Nhật bị bốn trận suy thoái trong 12 năm, tình hình xứ này chưa khả quan với hàng loạt biện pháp tăng chi ngân sách. Trong năm Dậu, Nhật Bản còn gặp sóng gió cho đến khi phải cải tổ lại cơ chế tài chính, thậm chí xã hội và văn hoá của họ. Nếu Trung Quốc lại bị khủng hoảng nữa thì Nhật sẽ không là nguồn cấp cứu.
Hỏi: Câu hỏi cuối cùng, thưa ông, còn trường hợp của Việt Nam"
-- Nói ra đau lòng, nhất là trong buổi đầu năm, chứ đối với giới đầu tư hay các nước khác, Việt Nam không là thực thể đáng kể. Trên các diễn đàn quốc tế về kinh tế hay an ninh, Việt Nam không đáng để ý vì chẳng có sức mạnh kinh tế hay quốc phòng mà cũng chả là một thế lực cạnh tranh đáng ngại. Việc Hà Nội có phản ứng nhu nhược khi Bắc Kinh đưa dàn khoan dầu từ Thượng Hải đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và khi Bắc Kinh giết hại và cầm tù ngư phủ Việt Nam, cả người sống lẫn người chết, khiến các nước càng coi thường một quốc gia dù sao cũng có 80 triệu dân chứ có nhỏ bé nhược tiểu gì đâu. Trong năm Dậu này, Việt Nam có thể gặp rất nhiều khó khăn, chưa kể tới nạn cúm gia cầm đang phá tác.
Hỏi: Thưa vâng, còn nạn cúm gia cầm... vốn cũng đang là mối lo cho người dân ở nhà.
-- Cách đây đúng một năm, cũng trên diễn đàn này, chúng ta đã nói tới nguy cơ dịch bệnh lan rộng tại Việt Nam vì nạn cúm gia cầm và còn dự báo là ngược với những tuyên bố của nhà cầm quyền, dịch cúm gà vịt này chưa tuyệt căn nên có thể tái phát. Trường hợp ấy đang xảy ra khiến cho ngoài tổn thất về sinh mạng, lạm phát sẽ còn tăng và đà tăng trưởng có thể sụt. Đến cuối năm, nếu sóng gió kinh tế nổi lên tại Trung Quốc thì Việt Nam sẽ bị bão tố. Chẳng những không kịp gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mà còn bị khủng hoảng, chưa nói đến biến động chính trị từ trong đảng nổ ra, từ trên đầu nổ xuống. Vì vậy, lời chúc đầu năm của chúng ta mới là lời chúc bình an hơn là thịnh vượng.
Chào đón Tết Ất Dậu, mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về kinh tế năm Dậu tại Á Châu qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện cùng với lời chúc bình an hạnh phúc của ban thực hiện xin gửi tới quý thính giả và độc giả gần xa.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tiết mục chuyên đề về kinh tế tuần này được phát thanh trước khi chúng ta bước qua năm Ất Dậu. Ông đề nghị là kỳ này ta sẽ nói về kinh tế năm Dậu, vì sao lại như vậy, năm Dậu này có gì đặc biệt không"
-- Thuần về lý mà nói thì giờ trước giờ sau, ngày trước ngày sau của năm trước qua năm sau thực ra không có gì thay đổi vì ý niệm về thời gian chỉ là một quy ước sinh hoạt dựa trên thiên văn thôi. Nhưng, sinh hoạt kinh tế vốn bị chi phối bởi những tính toán hay ước mơ hoặc cả sự e ngại của con người, cho nên, khi một số đông dân chúng sắp bước qua một năm mới, khái niệm “năm mới” ấy có chi phối những tính toán kinh tế. Tôi xin phép nêu một thí dụ nhỏ là tại Hoa Kỳ chẳng hạn, số thương vụ bán lẻ trong hơn hai tháng, từ ngày Lễ Tạ Ơn vào cuối tháng 11 cho đến Tết Dương lịch, chiếm đến 25% tổng số thương vụ của toàn năm. Đó là về đại thể, khiến ta có thể dự đoán tình hình sản xuất căn cứ trên niềm tin hay khả năng chi tiêu của dân chúng trong dịp các dịp lễ lạc như vậy.
Hỏi: Thưa ông, đó là về đại thể của nhân loại, riêng về trường hợp Á châu thì sao"
-- Tại Á châu thì sau hơn hai chục năm cải cách, nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên một thế lực đáng kể và ảnh hưởng đến kinh tế xứ khác. Khi hơn một tỷ người có những dự tính hay ước nguyện cho đầu năm thì hiện tượng ấy cũng đủ mở ra một chu kỳ kinh doanh mà ta không nên bỏ qua. Một thí dụ mà các thị trường Á châu hay nói đến là nhiều người tin rằng nên có con vào năm Thìn, do đó thống kê về trẻ em nhập học ở tuổi Thìn thường cao hơn các tuổi khác. Vì vậy, từ tã lót đến sách vở giấy bút và sĩ số học trò của lớp tuổi này là dữ kiện kinh tế cần chú ý, nếu không thì mình không hiểu vì sao có năm đông học sinh, năm khác lại vắng. Một thí dụ khác là nhiều người Hoa tin là không nên lập gia đình vào năm Dậu. Dù không tin thì họ vẫn có thể nghĩ theo kiểu xưa là “có kiêng có lành”. Thái độ ấy tất nhiên ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế. Nói vắn tắt là niềm tin của quần chúng, của đám đông, có tạo ra một trào lưu chi tiêu khi đám đông ấy có sức mua cao hơn trước, là trường hợp của Á châu với nền kinh tế Hoa Lục.
Hỏi: Vì vậy ông mới đề nghị là mình cùng tìm hiểu về tình hình kinh tế năm Dậu. Ông có nhận xét gì về những biến thái kinh tế tại Á châu trong năm con gà này"
-- Ta vừa nói đến niềm tin của đám đông, tin đúng hay sai thì chưa bàn, nhưng khi đám đông cùng có một số quyết định tương tự, ta có hiện tượng a dua, bắt chước. Thấy mọi người sắm Tết thì mình cũng phải có chút bánh mứt mai đào, trông sao cho được chứ. Thấy nước khác có kỹ nghệ xe hơi hay nhà chọc trời thì mình cũng phải làm theo, kẻo mang tiếng là thiếu văn minh tiến bộ. Á châu đi chậm nên dễ thái quá và đấy là cái gốc của hiện tượng bong bóng đầu tư, hay đầu cơ. Và trái bóng ấy có thể vỡ trong năm Dậu.
Hỏi: Bây giờ, xin đề nghị với ông là ta sẽ đi lại từ đầu, vì sao lại có trái bóng đầu tư ấy"
-- Nói cho gọn thì đầu đuôi có thể xuất phát từ Hoa Kỳ, khi trái bóng đầu tư bị vỡ năm 2000 sau những hồ hởi sảng - một hiện tượng a dua bắt chước – về triển vọng của cách mạng tín học và cổ phiếu các doanh nghiệp siêu kỹ thuật. Năm sau, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm nhẹ lại gặp nạn khủng bố và hàng loạt tập đoàn kinh doanh bị sụp đổ vì gian lận. Ngần ấy yếu tố khiến hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ liên tục hạ lãi suất và duy trì một lãi suất cực thấp trong khá lâu. Chính sách ấy bơm vào nền kinh tế của Mỹ và của thế giới một khối lượng hiện kim tiền mặt rất lớn. Nôm na là vì tiền rẻ nên người ta đầu tư và tiêu xài thoải mái và thổi lên nhiều trái bóng đầu tư và đầu cơ. Khi kinh tế Mỹ phục hồi làm rủi ro lạm phát có thể xảy ra, ngân hàng trung ương bắt đầu nâng lãi suất, sáu lần kể từ tháng Sáu năm ngoái đến tháng Giêng vừa qua, và lãi suất này hiện vẫn quá thấp nên sẽ còn được điều chỉnh trong thời gian tới. Giai đoạn tiền rẻ đang kết thúc, là điều mục Diễn đàn Kinh tế dự báo từ giữa năm ngoái cho năm nay. Điều ấy đang xảy ra và sẽ còn tiếp tục, nhưng đám đông ưa a dua theo người khác có thể chưa thấy, và sẽ bị thiệt hại.
Hỏi: Và như thường lệ, người ta lại trách cứ Hoa Kỳ là thổi lên trái bóng đầu tư"
-- Khi tai họa xảy ra, truyền thông có thể đơn giản trình bày sự thể như thế vì điều ấy có vẻ hợp lý, còn giới lãnh đạo thì thấy tiện lợi vì quy trách cho ai khác những sai lầm của mình. Hiện tượng bong bóng nổi bật nhất có thể thấy tại hai xứ là Trung Quốc và Nam Hàn. Tại Trung Quốc, hiện tượng đầu tư dư thừa có thể được thấy trong các ngành địa ốc và nhất là chế biến công nghiệp, như hoá chất, xe hơi, hoặc ráp chế linh kiện điện toán, và sản xuất hàng tiêu dùng trong công nghiệp nhẹ. Vì tiền rẻ, họ đầu tư bất kể lời lỗ; vì đa số chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước được ngân hàng thương mại ưu đãi tài trợ theo diện chính sách, họ đầu tư bất kể rủi ro. Nay mới thấy là kinh tế bị nguy cơ nóng máy, sẽ hãm đà không kịp và hạ cánh nặng nề, là điều chúng ta đã nói đến tuần trước.
Hỏi: Còn trường hợp thứ hai, là Nam Hàn"
-- Vâng, thí dụ thứ hai là Nam Hàn, nơi mà kinh tế hồi phục sớm nhất sau vụ khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 97-98. Người ta cứ lầm tưởng rằng sức mạnh kinh tế xứ này là khả năng đầu tư rất cao. Thực ra, Nam Hàn đã có trái bóng tín dụng căng phồng và bị bể vì yêu cầu kích thích tiêu thụ. Hậu quả là các hộ gia đình của xứ này giờ đây mắc nợ quá nhiều, tính ra thì đến 60% tổng sản lượng nội địa GDP. Khi hiện tượng tiền rẻ kết thúc trong năm nay, kinh tế xứ này có thể bị suy trầm và biện pháp kích cầu sẽ hết công hiệu. Trong năm Dậu này, kinh tế Nam Hàn có thể bị nặng hơn nhiều nước Đông Á khác.
Hỏi: Như vậy, ông dự đoán là trong năm Dậu ta sẽ có nạn bể bóng đầu tư tại Á châu"
-- Thực ra, khó ai biết trước được mọi chuyện. Nhưng khi ta đầu tư quá nhiều vào lúc tiền rẻ, nổi bật nhất là trường hợp Trung Quốc, thì nhiều ngành sẽ dư thừa công xuất và mức lời bị sút giảm trong khi tiền hết còn rẻ, khi phải trả nợ thì sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, Trung Quốc hiện còn gặp một rủi ro khác là nạn đầu cơ đồng nhân dân tệ.
Từ tháng Chín năm kia, Mỹ đã nêu vấn đề là Bắc Kinh giàng giá đồng bạc của mình vào đồng Mỹ kim; khi đô la Mỹ sụt giá, tiền Trung Quốc sụt theo để giữ nguyên lợi thế cạnh tranh. Vì vậy nhiều người dự đoán là sẽ có lúc Bắc Kinh phải thả nổi hoặc nâng giá đồng bạc nên họ bảo nhau mua vào nhân dân tệ để kiếm lời sau này. Trong năm Dậu, có thể vào giữa năm, giới đầu cơ ấy có khi phá sản, kéo theo hàng loạt ngành nghề khác. Nói vắn tắt thì năm Dậu sẽ thấy nhiều nhà đầu cơ hay đầu tư Trung Quốc trắng tay, doanh nghiệp nhà nước khánh tận khiến ngân sách quốc gia sẽ bội chi để bù lỗ và tránh khủng hoảng. Một số nhà đầu tư quốc tế đã thấy trước điều ấy và đang rút chạy khỏi thị trường này, những người say đòn rút chậm thì sẽ có lúc đạp lên nhau mà chết khi bóng vỡ.
Hỏi: Nhưng, Á châu còn nhiều nước khác nữa, tình hình năm Dậu của họ ra sao"
-- Một trường hợp đáng theo dõi nữa trong năm Dậu này là tình hình kinh tế Nhật Bản. Tuần qua, Ngân hàng Trung ương Nhật đã đề nghị mua lại gần sáu tỷ đô la trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Về chuyên môn thì biện pháp này có nghĩa là ngân hàng Nhật muốm bơm thêm hiện kim vào nền kinh tế. Nhưng kết quả đáp ứng của đề nghị ấy lại rất giới hạn, chỉ đạt được 45%, tức là các ngân hàng thương mại Nhật không thiếu tiền mặt để bơm vào kinh tế. Với lãi suất thực tế hiện vẫn là số không, việc cho vay thật ra không khó mà các ngân hàng vẫn không dám, hậu quả là nhiều doanh nghiệp tầm trung bình hoặc nhỏ sẽ gặp khó khăn. Mười lăm năm sau khi trái bóng đầu tư bị vỡ và kinh tế Nhật bị bốn trận suy thoái trong 12 năm, tình hình xứ này chưa khả quan với hàng loạt biện pháp tăng chi ngân sách. Trong năm Dậu, Nhật Bản còn gặp sóng gió cho đến khi phải cải tổ lại cơ chế tài chính, thậm chí xã hội và văn hoá của họ. Nếu Trung Quốc lại bị khủng hoảng nữa thì Nhật sẽ không là nguồn cấp cứu.
Hỏi: Câu hỏi cuối cùng, thưa ông, còn trường hợp của Việt Nam"
-- Nói ra đau lòng, nhất là trong buổi đầu năm, chứ đối với giới đầu tư hay các nước khác, Việt Nam không là thực thể đáng kể. Trên các diễn đàn quốc tế về kinh tế hay an ninh, Việt Nam không đáng để ý vì chẳng có sức mạnh kinh tế hay quốc phòng mà cũng chả là một thế lực cạnh tranh đáng ngại. Việc Hà Nội có phản ứng nhu nhược khi Bắc Kinh đưa dàn khoan dầu từ Thượng Hải đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và khi Bắc Kinh giết hại và cầm tù ngư phủ Việt Nam, cả người sống lẫn người chết, khiến các nước càng coi thường một quốc gia dù sao cũng có 80 triệu dân chứ có nhỏ bé nhược tiểu gì đâu. Trong năm Dậu này, Việt Nam có thể gặp rất nhiều khó khăn, chưa kể tới nạn cúm gia cầm đang phá tác.
Hỏi: Thưa vâng, còn nạn cúm gia cầm... vốn cũng đang là mối lo cho người dân ở nhà.
-- Cách đây đúng một năm, cũng trên diễn đàn này, chúng ta đã nói tới nguy cơ dịch bệnh lan rộng tại Việt Nam vì nạn cúm gia cầm và còn dự báo là ngược với những tuyên bố của nhà cầm quyền, dịch cúm gà vịt này chưa tuyệt căn nên có thể tái phát. Trường hợp ấy đang xảy ra khiến cho ngoài tổn thất về sinh mạng, lạm phát sẽ còn tăng và đà tăng trưởng có thể sụt. Đến cuối năm, nếu sóng gió kinh tế nổi lên tại Trung Quốc thì Việt Nam sẽ bị bão tố. Chẳng những không kịp gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mà còn bị khủng hoảng, chưa nói đến biến động chính trị từ trong đảng nổ ra, từ trên đầu nổ xuống. Vì vậy, lời chúc đầu năm của chúng ta mới là lời chúc bình an hơn là thịnh vượng.
Gửi ý kiến của bạn