Một lời cảnh báo: trong diễn văn về Tình hình Liên bang, Tổng thống Bush vượt qua al-Qaeda và nhìn vào tình hình tự do toàn cầu…
Trong bài diễn văn đầu tiên của nhiệm kỳ hai về Tình hình Liên bang, Tổng thống George W. Bush vạch ra đường hướng cải tổ cho nước Mỹ nhưng cũng trình bày vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới.
Bài diễn văn đêm Thứ Tư mùng hai dài khoảng năm ngàn chữ, đọc trong 50 phút, với 17 lần nói về quỹ An sinh Xã hội (Social Security) và chỉ 11 lần nói về an ninh (security), nhưng 28 lần nói về tự do ( 21 lần về freedom và bảy lần về liberty).
Trọng tâm bài diễn văn đề cập tới cải tổ về nội chính (tăng trưởng kinh tế và canh tân các định chế; chấn chỉnh quỹ an sinh cho các thế hệ tương lai; bảo vệ gia đình và phát huy tình liên đới trên toàn quốc), nhưng qua 20 phút ở phần hai, ông Bush trình bày quan điểm của mình về việc bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ: phát huy tự do trên toàn cầu.
Phần hai này đáng chú ý cho các quốc gia khác nên sẽ được phân tách ở đây.
Sau khi thắng cử và ba ngày sau bầu cử tại Iraq, ông Bush chú trọng đến việc khác hơn là khủng bố. Suối bài diễn văn, ông chỉ một lần nói đến al Qaeda và hoàn toàn không nhắc tới Osama bin Laden: sống chết ra sao, hết quan trọng. Ngược lại, ông nói đến một nỗ lực chủ động - đối phương gọi là ngang ngược, đơn phương, đế quốc, xấc xược-
nhằm phát huy tự do qua việc thay đổi các chế độ trên thế giới. Thay đổi như thế nào"
Câu hỏi khiến ta nhớ đến chủ trương của Condoleezza Rice trong cuộc điều trần trước Ủy ban Ngoại giao Thượng viện tháng trước: xóa bỏ các "tiền đồn bạo ngược".
Nhiều người thường nghĩ rằng chính quyền Bush cay cú vì bị khủng bố tấn công nên hung hăng ra quân đánh loạn, thực ra, qua bài diễn văn này ông Bush cho thấy một quyết tâm lạnh lùng và tỉnh táo hơn, cho nên đáng sợ hơn thế.
Tỉnh táo khi ông nhấn mạnh đến hợp tác quốc tế, với Pakistan hay Saudi Arabia và chín quốc gia khác để truy lùng khủng bố, hoặc đến kế hoạch đàm phán giữa sáu quốc gia để khai thông hồ sơ võ khí hạch tâm của Bắc Hàn.
Lạnh lùng khi ông cảnh cáo bốn nước Hồi giáo Cận Đông là Saudi, Egypt, Syria và Iran. Ông ôn tồn kêu gọi Saudi tổ chức bầu cử tự do, Egypt phát triển dân chủ và gay gắt kết án Syria và Iran. Về Syria, ông cảnh cáo là đừng làm hậu phương dung chứa khủng bố và hãy mở cửa cho dân chủ; về Iran, ông kết án là một nước bảo trợ khủng bố và nói thẳng với người dân Iran, rằng nếu họ tranh đấu cho tự do, Hoa Kỳ sẽ sát cánh với họ. Nôm na thì Tehran coi đây là một lời kêu gọi lật đổ.
Nói cách khác, việc thay đổi chế độ có thể tiến hành ôn hòa và chủ động bởi chính quyền hoặc bởi sức ép từ bên ngoài, với sự yểm trợ của Hoa Kỳ. Dù nước Mỹ không áp đặt giá trị dân chủ của mình cho nước khác, ông Bush nhắc lại như vậy mà ít ai tin!
Một điểm đáng chú ý ngay từ đầu của bài diễn văn, là vị trí của Ukraine. Tổng thống Bush chào mừng các lãnh tụ mới được dân bầu lên tại Afghanistan, Palestine, Ukraina và Iraq. Nói đến thay đổi chế độ thì Ukraine là trường hợp lý tưởng - cho Hoa Kỳ: chính thức mà nói thì chỉ đứng ngoài cổ võ cũng đủ! Nếu giải pháp Ukraine được áp dụng ở nơi khác thì hay biết bao. Tổng trưởng Ngoại giao Condoleezza Rice sẽ vận động cho giải pháp ấy tại Âu châu, Phi châu, Mỹ châu La tinh, Trung Đông và Á châu. Bây giờ, chúng ta hiểu vì sao Condi Rice đã minh danh một số "tiền đồn bạo ngược", tại Âu châu (Belarus), Phi châu (Zimbabwe), Mỹ châu La tinh (Cuba), Á châu (Bắc Hàn, Myanmar tức là Miến Điện), hoặc nêu tên vài xứ "có vấn đề", như Venezuela hay Syria.
Việc cổ võ dân chủ tại Ukraine còn mặc nhiên là thông điệp gửi cho Liên bang Nga và Tổng thống Vadimir Putin: ngọn sóng dân chủ đã bóc mất mảnh giáp che thân của Nga là Ukraine và sẽ còn tiếp tục… Bốn năm trước, khi nhậm chức, ông Bush chú trọng đến vai trò siêu cường của Hoa Kỳ trong một trật tự mới sau thời Chiến tranh lạnh. Lúc đó, Trung Quốc với Liên bang Nga mới là trọng tâm đáng chú ý. Vụ khủng bố 9-11 khiến Hoa Kỳ mất ba năm giải quyết qua hai chiến dịch Afghanistan và Iraq. Giờ đây, ông Bush cho thấy là chuyện ấy đã êm, Osama bin Laden là quá khứ. Quyền lợi và an ninh Hoa Kỳ đòi hỏi những chuyển động mới.
Làm sao mà các lãnh tụ độc tài không thấy giật mình hay khó chịu"
Trong bài diễn văn đầu tiên của nhiệm kỳ hai về Tình hình Liên bang, Tổng thống George W. Bush vạch ra đường hướng cải tổ cho nước Mỹ nhưng cũng trình bày vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới.
Bài diễn văn đêm Thứ Tư mùng hai dài khoảng năm ngàn chữ, đọc trong 50 phút, với 17 lần nói về quỹ An sinh Xã hội (Social Security) và chỉ 11 lần nói về an ninh (security), nhưng 28 lần nói về tự do ( 21 lần về freedom và bảy lần về liberty).
Trọng tâm bài diễn văn đề cập tới cải tổ về nội chính (tăng trưởng kinh tế và canh tân các định chế; chấn chỉnh quỹ an sinh cho các thế hệ tương lai; bảo vệ gia đình và phát huy tình liên đới trên toàn quốc), nhưng qua 20 phút ở phần hai, ông Bush trình bày quan điểm của mình về việc bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ: phát huy tự do trên toàn cầu.
Phần hai này đáng chú ý cho các quốc gia khác nên sẽ được phân tách ở đây.
Sau khi thắng cử và ba ngày sau bầu cử tại Iraq, ông Bush chú trọng đến việc khác hơn là khủng bố. Suối bài diễn văn, ông chỉ một lần nói đến al Qaeda và hoàn toàn không nhắc tới Osama bin Laden: sống chết ra sao, hết quan trọng. Ngược lại, ông nói đến một nỗ lực chủ động - đối phương gọi là ngang ngược, đơn phương, đế quốc, xấc xược-
nhằm phát huy tự do qua việc thay đổi các chế độ trên thế giới. Thay đổi như thế nào"
Câu hỏi khiến ta nhớ đến chủ trương của Condoleezza Rice trong cuộc điều trần trước Ủy ban Ngoại giao Thượng viện tháng trước: xóa bỏ các "tiền đồn bạo ngược".
Nhiều người thường nghĩ rằng chính quyền Bush cay cú vì bị khủng bố tấn công nên hung hăng ra quân đánh loạn, thực ra, qua bài diễn văn này ông Bush cho thấy một quyết tâm lạnh lùng và tỉnh táo hơn, cho nên đáng sợ hơn thế.
Tỉnh táo khi ông nhấn mạnh đến hợp tác quốc tế, với Pakistan hay Saudi Arabia và chín quốc gia khác để truy lùng khủng bố, hoặc đến kế hoạch đàm phán giữa sáu quốc gia để khai thông hồ sơ võ khí hạch tâm của Bắc Hàn.
Lạnh lùng khi ông cảnh cáo bốn nước Hồi giáo Cận Đông là Saudi, Egypt, Syria và Iran. Ông ôn tồn kêu gọi Saudi tổ chức bầu cử tự do, Egypt phát triển dân chủ và gay gắt kết án Syria và Iran. Về Syria, ông cảnh cáo là đừng làm hậu phương dung chứa khủng bố và hãy mở cửa cho dân chủ; về Iran, ông kết án là một nước bảo trợ khủng bố và nói thẳng với người dân Iran, rằng nếu họ tranh đấu cho tự do, Hoa Kỳ sẽ sát cánh với họ. Nôm na thì Tehran coi đây là một lời kêu gọi lật đổ.
Nói cách khác, việc thay đổi chế độ có thể tiến hành ôn hòa và chủ động bởi chính quyền hoặc bởi sức ép từ bên ngoài, với sự yểm trợ của Hoa Kỳ. Dù nước Mỹ không áp đặt giá trị dân chủ của mình cho nước khác, ông Bush nhắc lại như vậy mà ít ai tin!
Một điểm đáng chú ý ngay từ đầu của bài diễn văn, là vị trí của Ukraine. Tổng thống Bush chào mừng các lãnh tụ mới được dân bầu lên tại Afghanistan, Palestine, Ukraina và Iraq. Nói đến thay đổi chế độ thì Ukraine là trường hợp lý tưởng - cho Hoa Kỳ: chính thức mà nói thì chỉ đứng ngoài cổ võ cũng đủ! Nếu giải pháp Ukraine được áp dụng ở nơi khác thì hay biết bao. Tổng trưởng Ngoại giao Condoleezza Rice sẽ vận động cho giải pháp ấy tại Âu châu, Phi châu, Mỹ châu La tinh, Trung Đông và Á châu. Bây giờ, chúng ta hiểu vì sao Condi Rice đã minh danh một số "tiền đồn bạo ngược", tại Âu châu (Belarus), Phi châu (Zimbabwe), Mỹ châu La tinh (Cuba), Á châu (Bắc Hàn, Myanmar tức là Miến Điện), hoặc nêu tên vài xứ "có vấn đề", như Venezuela hay Syria.
Việc cổ võ dân chủ tại Ukraine còn mặc nhiên là thông điệp gửi cho Liên bang Nga và Tổng thống Vadimir Putin: ngọn sóng dân chủ đã bóc mất mảnh giáp che thân của Nga là Ukraine và sẽ còn tiếp tục… Bốn năm trước, khi nhậm chức, ông Bush chú trọng đến vai trò siêu cường của Hoa Kỳ trong một trật tự mới sau thời Chiến tranh lạnh. Lúc đó, Trung Quốc với Liên bang Nga mới là trọng tâm đáng chú ý. Vụ khủng bố 9-11 khiến Hoa Kỳ mất ba năm giải quyết qua hai chiến dịch Afghanistan và Iraq. Giờ đây, ông Bush cho thấy là chuyện ấy đã êm, Osama bin Laden là quá khứ. Quyền lợi và an ninh Hoa Kỳ đòi hỏi những chuyển động mới.
Làm sao mà các lãnh tụ độc tài không thấy giật mình hay khó chịu"
Gửi ý kiến của bạn