Sáng chủ nhật, bac sĩ Rahim gọi điện thoại nói chuyện với thân quyến trong nước, được biết người nhà rất phấn khởi về cuộc bầu cử và cảm thấy ngày bầu cử còn quan trọng hơn cả ngày nhà độc tài Saddam bị bắt.
Ông mô tả chuyến xe bus chở cử tri Iraq tại Hoa Kỳ đi bỏ phiếu ở xa rộn ràng tiếng hát và tiếng hò reo.
Chiếc xe thuê bao chở trên 25 cử tri vượt 300 dặm để dùng lá phiếu chống lại cuộc nổi dậy, trong số này có bà Bushra Rahim đến Hoa Kỳ từ 33 năm trước.
Bà Rahim mừng thấy rằng nhà độc tài đã bị loại trừ. Bà Rahim có em gái bị buộc uống thuốc chuột, chết 3 tuần sau.
Trên chuyến xe đi bỏ phiếu, kiến truc sư Mohammed Barrak nguyên là công chức chế độ Saddam, dắt díu gia đình thoát đi, tới được Hoa Kỳ không lâu sau ngày Kuwait bị chính quyền Saddam xâm lăng.
Hôm chủ nhật, nhóm cử tri Iraq lên xe đi 1 chuyến thứ nhì vừa đi vừa về mất 6 giờ để bỏ phiếu. Những lá phiếu của họ mang nặng các đau thương về quá khứ cộng thêm hi vọng về tương lai. Họ cầu mong cho dân chủ hóa thành công ở quê hương.
ĐẠI SỨ TÌNH CỜ
NEW YORK - Ông Samir Shakir Sumaday, ĐS Iráq tại LHQ, là 1 trong những công dân Iraq lưu vong bỏ phiếu ở ngoại quốc, sống suốt cuộc đời trưởng thành ở ngoại quốc kể từ năm 1973, và trở thành chính khách do sự tình cờ.
2 trong những người con của ông bị kẹt lại trong nước, ông không gặp mặt trong 13 năm và chỉ có thể thóat đi sau cuộc chiến Kuwait.
ĐS Somaday mô tả cuộc bầu cử ngày chủ nhật là 1 bến dừng chân trong 1 chuyến đi dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực thêm nữa. Ông hi vọng đất nước Iraq sẽ có tự do, dân chủ cho thế hệ sau.
Ông nói nhiều gia đình bị phân ly vì thời cuộc, đi bỏ phiếu với tâm tư trĩu nặng quá khứ buồn phiền - theo ông, mọi công dân Iraq đều phải biết trách nhiệm trong việc xây dựng lại đất nước đòi hỏi thời gian và xương máu cùng với quyết tâm.