TQ Bắt Giữ 9 Ngư Thuyền và 80 Ngư Phủ Việt Vào Hải Phận TQ...
HANOI -- Trong khi Hoa Lục bắt giữ 9 thuyền đánh cá và 80 ngư phủ Việt Nam ở vùng biển phía nam đảo Hải Nam, thì cuộc thương thuyết về biên giới lãnh thỏå, lãnh hải giữa Việt-Hoa đang tiến hành.
Bản tin Tân Hoa Xã ghi nhận vòng họp thứ 11 về biên giới giữa 2 chính phủ TQ-CSVN đã tổ chức ở Bắc Kinh hôm thuứ hai và thứ ba.
Phái đoàn TQ chỉ huy bởi Thứ Trưởng Ngoại Giao Wu Dawei và phái đoàn CSVN chỉ huy bởi Thứ Trưởng Ngoại Giao Vũ Dũng.
Hai phía, theo tin Tân Hoa Xã, đã ca ngợi ý nghĩa hiệp ước Vịnh Bắc Bộ và thu xếp cho giai đoạn làm việc kế tiếp.
Điều quan trọng của bản tin này là chỗ viết, “Hai phía đồng ý duy trì ổn định vùng Biển Đông, và sẽ chính thức khởi sự thương thuyết ngoại giao và tiếp tục đẩy mạnh các dự án hợp tác hải dương song phương.”
Bản tin Tân Hoa Xã không nói rõ về các dự án hợp tác này, có phải là khai thác dầu hay không. Mới mấy tuần trước, Việt Nam loan báo tìm ra mỏ dầu ở Vịnh Bắc Bộ trong dự án thăm dò chung với hãng Mỹ và Mã Lai, lập tức Bắc Kinh lớn tiếng phản đối về việc thăm dò này.
Trong khi đó, thông tấn Hoa Kỳ VOA loan tin theo bản tin của hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Bắc kinh hôm thứ ba, giới hữu trách Trung quốc đã bắt giữ 9 chiếc thuyền đánh cá và 80 ngư phủ Việt Nam ở vùng biển phía nam của đảo Hải Nam vì xâm nhập trái phép vào hải phận Trung quốc.
Phái viên Reuters trích thuật bản tin của tờ Trung quốc nhật báo nói rằng các ngư phủ Việt Nam được an toàn và nơi ăn chốn ở của họ được chu cấp bởi các lực lượng an ninh tiền phương của tỉnh Hải Nam.
Theo ghi nhận của Reuters, quyền đánh bắt cá nằm trong những vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung quốc, là hai nước tuy có nhiều tương đồng về văn hóa và ý thức hệ nhưng lại có những mối quan hệ khá căng thẳng trong một khoảng thời gian rất dài.
Năm 2000, đôi bên đã ký kết một hiệp định về ngư nghiệp nhưng hồi tháng 8, năm 2002 chính phủ ở Bắc kinh đã làm bùng ra một vụ phản đối từ Việt Nam khi họ ra lệnh cấm ngư phủ Việt Nam hoạt động trong vùng biển Nam Hải, nơi mà phía Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.
Hai nước theo chủ nghĩa Cộng sản này cũng đang tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nơi được xem là có một trữ lượng dầu lửa, khí đốt, và khoáng sản rất lớn.
Tháng 9 năm 2003, giới hữu trách Việt Nam cũng đã bắt giữ một tàu đánh cá của Trung quốc vì hoạt động trái phép trong hải phận Việt Nam. Chiếc tàu vừa kể và ngư phủ đã được thả không lâu sau đó.
HANOI -- Trong khi Hoa Lục bắt giữ 9 thuyền đánh cá và 80 ngư phủ Việt Nam ở vùng biển phía nam đảo Hải Nam, thì cuộc thương thuyết về biên giới lãnh thỏå, lãnh hải giữa Việt-Hoa đang tiến hành.
Bản tin Tân Hoa Xã ghi nhận vòng họp thứ 11 về biên giới giữa 2 chính phủ TQ-CSVN đã tổ chức ở Bắc Kinh hôm thuứ hai và thứ ba.
Phái đoàn TQ chỉ huy bởi Thứ Trưởng Ngoại Giao Wu Dawei và phái đoàn CSVN chỉ huy bởi Thứ Trưởng Ngoại Giao Vũ Dũng.
Hai phía, theo tin Tân Hoa Xã, đã ca ngợi ý nghĩa hiệp ước Vịnh Bắc Bộ và thu xếp cho giai đoạn làm việc kế tiếp.
Điều quan trọng của bản tin này là chỗ viết, “Hai phía đồng ý duy trì ổn định vùng Biển Đông, và sẽ chính thức khởi sự thương thuyết ngoại giao và tiếp tục đẩy mạnh các dự án hợp tác hải dương song phương.”
Bản tin Tân Hoa Xã không nói rõ về các dự án hợp tác này, có phải là khai thác dầu hay không. Mới mấy tuần trước, Việt Nam loan báo tìm ra mỏ dầu ở Vịnh Bắc Bộ trong dự án thăm dò chung với hãng Mỹ và Mã Lai, lập tức Bắc Kinh lớn tiếng phản đối về việc thăm dò này.
Trong khi đó, thông tấn Hoa Kỳ VOA loan tin theo bản tin của hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Bắc kinh hôm thứ ba, giới hữu trách Trung quốc đã bắt giữ 9 chiếc thuyền đánh cá và 80 ngư phủ Việt Nam ở vùng biển phía nam của đảo Hải Nam vì xâm nhập trái phép vào hải phận Trung quốc.
Phái viên Reuters trích thuật bản tin của tờ Trung quốc nhật báo nói rằng các ngư phủ Việt Nam được an toàn và nơi ăn chốn ở của họ được chu cấp bởi các lực lượng an ninh tiền phương của tỉnh Hải Nam.
Theo ghi nhận của Reuters, quyền đánh bắt cá nằm trong những vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung quốc, là hai nước tuy có nhiều tương đồng về văn hóa và ý thức hệ nhưng lại có những mối quan hệ khá căng thẳng trong một khoảng thời gian rất dài.
Năm 2000, đôi bên đã ký kết một hiệp định về ngư nghiệp nhưng hồi tháng 8, năm 2002 chính phủ ở Bắc kinh đã làm bùng ra một vụ phản đối từ Việt Nam khi họ ra lệnh cấm ngư phủ Việt Nam hoạt động trong vùng biển Nam Hải, nơi mà phía Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.
Hai nước theo chủ nghĩa Cộng sản này cũng đang tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nơi được xem là có một trữ lượng dầu lửa, khí đốt, và khoáng sản rất lớn.
Tháng 9 năm 2003, giới hữu trách Việt Nam cũng đã bắt giữ một tàu đánh cá của Trung quốc vì hoạt động trái phép trong hải phận Việt Nam. Chiếc tàu vừa kể và ngư phủ đã được thả không lâu sau đó.
Gửi ý kiến của bạn