Hôm nay,  

Kỷ Niệm Với Giang Hữu Tuyên

23/11/200400:00:00(Xem: 5498)
Tôi và Giang Hữu Tuyên đầu quân vào khóa 21 Sĩ quan Hải Quân vào khoảng tháng 10 năm 1969. Tại trung tâm tạm trú Bạch Đằng II, những tân khóa sinh thường hay kết dăm ba thằng với danh số gần nhau thành một nhóm bạn. Khóa 21 chúng tôi thường gọi tên nhau với 2 chữ đi kèm phía trưóc là “ con dại “. Có lẽ con dại GHTuyên ngoài đời lớn hơn tuổi tôi đôi chút nên Tuyên trông có vẽ chững chạc và điềm đạm hơn đám chúng tôi, những thằng hay quậy phá. Tại BĐII cũng như mấy tháng căn bản quân sự tại Quang Trung, Tuyên thường đi chung với Lương Trung Minh, Huỳnh Thông Sương, Tuấn Cọp là bạn thân cùng quê Bạc Liêu. Tôi còn được biết trước khi vào khóa 21 SQHQ, Tuyên đã theo học phân khoa Báo Chí tại Đại Học Vạn Hạnh.

Cuối tháng 12 năm 1969, khóa 21 SQHQ chúng tôi được đưa lên TTHL Quang Trung để học căn bản quân sự. Tại Quang trung, chúng tôi được chia ra làm 3 đại đội:18C, 19D và 20E của tiểu đoàn Trương Tấn Bửu. Nơi đây coi như là đơn vị gốc đầu tiên của chúng tôi để xưng danh nhận ra bạn bè đồng khóa mỗi khi gặp lại nhau sau này dù có tốt nghiệp từ Hoa Kỳ hay Nha Trang hoặc Thủ Đức. Tại Quang Trung, tôi và Tuyên ở cùng trung 2, đại đội 18C mà Huỳnh văn Sang là đại đội trưởng.

Mãn khóa Quang Trung, khóa 21 SQHQ chúng tôi chia làm 3 nhóm : một số sang Hoa Kỳ học hải nghiệp OCS ( thành phần khá Anh Ngữ ), hơn 260 sinh viên ( toàn bộ đại đội 20E và một số nhỏ từ đại đội 19D và 18C ) ra TTHL/HQ Nha Trang ( khóa 21SQHQ Nha Trang) và nhóm thứ ba (đa số đại đội 18C, những khóa sinh nhập trại BĐII muộn ) được BTL/HQ gởi theo học khóa 1/70 trường Bộ binh Thủ Đức và nhóm thứ ba này sau đó trở về quân trường Hải Quân Nha Trang hoàn tất chương trình hải nghiệp để trở thành Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt.. Tôi tốt nghiệp Khóa 2 Đặc Biệt SQHQ Nha Trang và Tuyên tốt nghiệp khóa 5 và có một số tiếp tục sang Hoa Kỳ tu nghiệp OCS. Trong số 153 SVSQ hải quân theo học khóa 1/70 căn bản Bộ Binh tại Thủ Đức có tôi và GHTuyên.

Xe GMC của hải quân vừa đổ chúng tôi tại Vũ Đình Trường thì bị ngay một số các huynh trưởng khóa 6/69 trong bộ kaki vàng, bê rê đen như những con sói hung dữ túa ra hành hạ chúng tôi tơi bời....Giang Hữu Tuyên vốn to con, mập mạp bị quần một hồi đã đổ xuống như cây chuối bị đốn. Chúng tôi hồn vía lên mây chỉ còn biết lo lấy thân nhưng tôi cũng còn kịp thấy một thằng cao lớn con và một gầy còm cố dìu Tuyên đứng dậy kéo lê vào bờ cỏ bên đường. Sau này được biết 2 bạn dìu GHTuyên đứng dậy là Lương Trung Minh ( 18C) và Võ Trường Xuân (19D). Khi chúng tôi đã te tua, kiệt sức và có lẽ các huynh trưởng cũng đã mỏi mòn khan giọng, họ dẫn chúng tôi về đại đội. Trên đường về đại đội chúng tôi thiểu não, tả tơi như đám tàn quân và tại đại đội những khóa sinh hải quân chúng tôi bị các huynh trưởng lôi ra tiếp tục hành hạ đủ trò với “7 món ăn chơi “ tàn nhẫn nhất. Sau này chúng tôi được biết các huynh trưởng này cũng là những sinh viên sĩ quan hải quân trước chúng tôi một khóa. Ngay ngày đầu tiên có vài thằng bạn trong chúng tôi đã ngất xĩu trên đoạn đường “ tập bơi “ trên sỏi đá vòng quanh sân đại đội dưới cái nóng cháy bỏng da giữa buổi trưa tháng 4. Các cán bộ đại đội hình như làm ngơ như đồng lõa, những sinh viên Bộ Binh nhìn chúng tôi một cách thương hại và cũng có kẻ khoái chí “ chọc quê”:

“Ôi biển cả giờ đây mi mới biết
Mộng hải hồ giết chết cuộc đòi mi “

Tại Thủ Đức, tôi và GHTuyên khác đại đội. Tuyên, Võ Trường Xuân và Lê Tiết Minh cùng đại đội 18 gần khu gia binh. Như đã nói ở trên, Tuyên và Võ Trường Xuân cùng Lê Tiết Minh vốn điềm đạm, có lẽ không quen cảnh ăn uống ồn ào tại nhà ăn, nên cả ba thường ra khu gia binh ăn cơm " ghi nợ ".

Chưa đến ngày mãn khóa, chúng tôi được BTL/HQ đón về không phải học giai đoạn cuối của khóa bô binh vì chương trình này không cần thiết cho sĩ quan hải quân. Trở về hải quân chúng tôi được mang cấp HQ Chuẩn Úy Chiến Binh và được phân phối ngay đến các đơn vị hải quân. Giang Hữu Tuyên, tôi và 13 thằng bạn nữa được thuyên chuyển về BTL/HQ/ Vùng 4 Duyên Hải tại An Thới Phú Quốc.

Đầu tháng 8 năm 1970 Tuyên và chúng tôi theo tàu LST của Đại Hàn từ bến Bạch Đằng đi Phú Quốc. Chúng tôi đã biết biển là thế nào với chuyến hải hành đầu tiên đó: hình như trời biển bao la đang mỉm cười và từng đàn hải âu kêu lên như trêu cợt khi thấy chúng tôi nằm la liệt trên boong tàu đang ói mửa te tua vì say sóng! Tôi chắc Tuyên cũng không khác gì.. Cho đến khi tàu cập bến, lên bờ chúng tôi vẫn còn lảo đảo tận đến ngày hôm sau.

Trình diện BTL/ V4ZH xong, 15 tân sĩ quan hải quân chúng tôi lại bị xé lẻ ra đi về các đơn vị trực thuộc vùng. Tuyên, tôi và Quách An Ninh được phân phối về Duyên Đoàn 41 đồn trú tại Hòn Khoai, một hải đảo xa tít ngoài khơi mũi Cà Mau. Hòn Khoai còn có tên Tây là Poulo Obi và tên Việt rất hay mà do HQ Trần Văn Tâm ( nhà thơ Trần Quán Niệm ) khởi đặt là Hải Đảo Giáng Tiên khi ông là Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn. Đảo đẹp lắm. Trên đảo có một khe suối nước ngọt chảy róc rách ngày đêm, dân trên đảo gọi là suối Tiên. Dưới chân đảo là đơn vị Duyên đoàn 41, trên đỉnh đảo là Đài Kiểm Báo 401. Trưởng đài kiểm báo là HQ Trung Úy Nguyễn Quốc Hưng (K.18), bạn học chung trường Võ Trường Toản với ông anh ruột của tôi. Tôi còn nhớ thật rõ, một chiến đĩnh đi biển đưa ba thằng chúng tôi từ An Thới Phú Quốc đến sát chân đảo Hòn Khoai vào lúc trời tối mịt. Chúng tôi khó khăn lắm để men theo lối đi trên các ghềnh đá ven chân đảo theo ánh đèn pin của một nhóm nhân viên duyên đoàn ra đón. Đêm đầu tiên ngủ tại đơn vị mới qua thật nhanh vì sau một ngày hải hành mệt mỏi. Tiếng kẻng buổi sáng đánh thức chúng tôi dậy. Cả ba thằng xuống giường khoác nhanh áo quần chạy ra phía cửa nhìn ra sân nơi tiếng kẻng vừa dứt. À! thì ra duyên đoàn tập họp. Viên chỉ huy phó duyên đoàn, HQ Trung Úy Huỳnh Lộc kêu chúng tôi cùng ra sân. Đại Úy Smith và Trung Sĩ Hotto, cố vấn Hoa Kỳ của đơn vị cũng lững thững đi ra với ly cà phê nóng bốc khói trên tay. Điều đầu tiên mà cả ba chúng tôi rất ngạc nhiên là từ sĩ quan đến thủy thủ tập họp với áo quần tự do. Có nhiều nhân viên mặc quần đùi, ở trần phơi bày bộ ngực nở nang sậm nắng biển với hàng chữ xâm “ Sát Cộng “ thật to và đậm nét nằm vắt xéo trên cánh ngực. Thì ra đa số nhân viên duyên đoàn ở đây từng là những đoàn viên Hải Thuyền ngày xưa , là những chiến sĩ can trường, trung thành và cũng là những thủy thủ đi biển từng trải. Chúng tôi học được nhiều kinh nghiệm hải hành từ những thủy thủ này mỗi khi theo chiến đĩnh công tác trên biển.

Ngày đầu tiên tại đơn vị đầu tiên trong quân ngũ, chúng tôi cảm thấy lạ lẫm trước cảnh vật chung quanh, với lối sinh hoạt của nhân viên và gia đình họ trên đảo. Từng ngày đi qua rồi cảnh vật và sinh hoạt cũng quen dần. Tuyên thích ứng với hoàn cảnh mới nhanh hơn tôi và Quách An Ninh. Có lẽ nhờ bởi nhân sinh quan, tính nghệ sĩ và cái phong trần bất cần đời của Tuyên. HQ.Thiếu Tá Lê Văn Lượng, vị chỉ huy trưởng và nhân viên trên đảo rất ưa thích và có cảm tình đặc biệt với Tuyên, nên họ thường mời Tuyên nhậu nhẹt để thưởng thức hồn thơ của Giang Hữu Tuyên khi đã ngà ngà say. Tửu lượng của Tuyên lúc bấy giờ cũng được gọi là vô địch tại duyên đoàn. Uống nhiều lắm nhưng tôi chưa bao giờ thấy Tuyên say. Tôi và Ninh mới chỉ tập tành một vài chai bia. Nói đến rượu đế thì tôi chạy làng. Ngược lại Tuyên thích rựợu đế hơn là bia vì Tuyên đã quen với men cay rượu đế Hốc Môn trước khi vào lính.. Vả lại trên đảo lâu lâu mới có một chuyến ghe đi chợ Rạch Gía hay ghé Sông Ông Đốc để mua nhu yếu phẩm mang về đảo. Dăm ba két bia mua từ chợ về chỉ vài hôm là hết sạch. Hết bia uống đến ba xị đế. Thậm chí khi hết cả rượu đế có vài nhân viên uống cả cồn ( alcohol ) pha với nước dừa.. Ở đảo buồn lắm, không có chi để giải trí ngoài đọc sách, đánh cờ tướng, săn bắt thú rừng, lưới cá hoặc quanh co theo đường mòn dẫn qua bên phía bờ bắc để đùa với sóng biển hay trèo lên tận đỉnh đảo ngắm trời biển bao la. Đối với sĩ quan trẻ mới ra trường như chúng tôi, lại ở trên đảo buồn như vậy có lẽ quay quần bên bàn rượu là lẽ giải sầu có lý nhất…... Tôi biết uống rượu và hút thuốc lá từ đó.

Có lẽ ở người thi sĩ, hồn thơ chất chứa trong nội tâm khó dấu kín được trong men say.. Chính vì thế, trong một đêm về khuya, khi chúng tôi vừa cạn những ly rượu đế cuối cùng tại một bàn tròn nhỏ trong góc sân câu lạc bộ thì Giang Hữu Tuyên lảo đảo đứng dậy trước, dang hai cánh tay rộng ra và quay ra hướng biển đang lộng gió, kéo từng đợt sóng ì ầm đánh vào vách đá để ngâm nga một vài câu thơ. Thói quen của Tuyên là vậy, nhưng hai câu thơ lần này của Tuyên đã đi sâu vào nỗi buồn của đời lính biển trên hải đảo xa sôi hơn bao giờ hết và trở thành bất hủ :
"Obi gió lạnh không tình sưởi
Rượu uống mềm môi vẫn thấy buồn."

Vì được vị chỉ huy trưởng cảm mến, Tuyên sớm được rời đảo đi công tác đó đây. Được dẫn các chiến đỉnh tuần duyên vẫy vùng trên vùng biển cực nam nước Việt, đôi khi vào tận Năm Căn, Cà Mau hay qua tận Hà Tiên, Rạch Giá. Theo Nguyễn Thê Thuận ( k.1/70), người được phỏng vấn trên đài phát sóng hải ngoại mới đây cho biết, theo tài liệu của Ngũ Giác Đài thì khóa 1/70 là khóa có sĩ quan tử trận nhiều nhất trên chiến trường VN, với tổng số tử thương trên dưới 600 sĩ quan các quân binh chủng. Chúng tôi đã may mắn sống còn và không bị thương tật nào trong thời điểm khói lửa chiến tranh cao độ nhất. Mặc dù Giang Hữu chưa được huấn luyện hải nghiệp khi mới ra trường Thủ Đức, nhưng Tuyên đã dạn dầy kinh nghiệm trên sông biển sớm hơn hết so với các bạn đồng khóa. Tuyên từng sớm có mặt trong chiến dịch Sóng Tình Thương bình định Năm Căn, Cà Mau. Tuyên từng chỉ huy các chiến đỉnh án ngữ, phục kích địch quân và thường xuyên công tác ban ngày chuyển vận, ban đêm đi phát thanh chiêu hồi ( chiến dịch Trần Hưng Đạo 4") khắp các kinh rạch chằng chịt với các cố vấn Mỹ. Tuyên cũng đi qua những dòng sông và điạ danh nghe tên thấy rợn mùi tử thần như Đầm Dơi, Cái Nháp, Ngõ Ba Tam Giang , mật khu Hải Yến và cho tận đến Sông Giang Thành, kinh Vĩnh Tế, Hà Tiên. Tuyên cũng từng dẫm chân lên những vùng sôi đậu cực kỳ nguy hiểm như làng Năm Căn, ấp Trà Phô, Đầm Trích, Vĩnh Gia, Bà Bèo. Từ Bảy Hạp, Hải Yến, Sông Ông Đốc, Hòn Đá Bạc dọc lên bờ biển Rạch Gía, Hà Tiên là những vùng biển mà Tuyên đã từng dọc ngang. Những nơi Tuyên đã đi qua mà sau này tôi được biết đến khi tôi có dịp là Trưởng Toán Xung Kích Yễm Trợ Tác Chiến Điện Tử vùng biên giới Việt Miên ( Hà Tiên ) và khi là Thuyền Trưởng của Hải Đội 4 ( Phú Quốc ), Hải Đội 5 Duyên Phòng ( Năm Căn ) và về sau thuyên chuyển về Hạm Đội đầu năm 1974, có dịp theo chiến hạm tuần duyên.

Tại Hà Tiên (Duyên Đoàn 44), Tuyên có dịp gặp lại Lương Trung Minh, người bạn cố tri và cũng mang niềm thương tiếc triền mien về một người bạn, Hải Quân Thiếu Úy Đặng văn Bình mới gặp lúc trước ở quán " Thuyền Ra Cửa Biển", cạnh đền thờ Nguyễn Trung Trực, bên bờ sông giáp cửa biển Rạch Gía. Bình thay thế Tuyên tại vùng hành quân. Tuyên trở về hậu cứ. Bình say mê mộng hải hồ. Nhưng giấc mộng chưa tròn thì Bình đã vĩnh viễn ra đi vì những viên đạn ác độc của quân thù phục kích đã xé vỡ lòng ngực, máu loang cả sàn ghe. Bình đã vĩnh viễn nằm xuống trên kinh Bà Bèo năm 1971. Khi được thuyên chuyển về Saigon, Tuyên có lần qua cầu Chà Và, qua Tân Qui Đông để tìm đến nhà Bình thấp cho anh một nét hương tưởng niệm.

Thỉnh thoảng tôi theo chiến đỉnh đi chợ Rạch Gía hay phát lương cho anh em duyên đoàn 41, tôi và Tuyên mới có dịp gặp nhau tại vùng hành quân, có khi trên biển, có lúc trên sông. Những lần ấy thú vị lắm. Chúng tôi bày tiệc nhậu ngay trên sàn mũi tàu giữa trời biển bao la hay trên dòng sông lững lờ. Tuyên không bao giờ mặc trang phục tác chiến bà ba đen của duyên đoàn 41. Điều đó làm tôi thắc mắc và chưa có dịp hỏi. Lúc nào Tuyên cũng trong bộ quân phục màu tím của hải quân, áo bỏ ra ngoài. Có lẽ Tuyên không thích màu đen hay với bản tánh phóng khoáng, Tuyên đã tặng những bộ bà ba đen cho những nhân viên mà áo quần họ đã sờn mòn và bạc phếch vì sóng biển.

Tuyên thường đi công tác như vậy và tôi thì ở đảo thường hơn nên chúng tôi ít có dịp gặp nhau. Có lẽ Nghiêm Văn Nhịn (khóa 6/69) cùng duyên đoàn 41 hay các bè bạn đồng khóa bên Biệt Hải, Hải Kích hoặc Lê Tiết Minh, Hồ Văn Rẫm ( căn cứ ), Phan Ngọc Hùng ( Tình báo ) hay các sĩ quan giang đoàn có nhiều kỷ niệm với Tuyên từ vùng hành quân Năm Căn, vùng của tử thần mà ngày xưa trong hải quân lắm người nhát sợ : “Năm Căn đi dễ khó về.“

Có một lần cả hai cùng về phép Saigon. Vợ chồng tôi vào tận Chợ Lớn khu chung cư Minh Mạng tìm đến nhà Tuyên để rủ “ thằng con dại Tuyên” và Trị, em của Tuyên đi làm một chầu nghêu tại ngã sáu Saigon. Có thời gian Tuyên mang Trị ra đảo ở chơi. Tuyên đi công tác, Trị ở nhà rong chơi quanh đảo với vợ chồng tôi. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm trên hải đảo Giáng Tiên.

Tôi ở đảo không đầy một năm thì trở về An Thới Phú Quốc và Tuyên cũng rời vùng hành quân về trung tâm Tiếp Liệu Hải quân Saigon. Tại đây Tuyên gặp lại các bạn đồng khóa như Trần Văn Công, nhà thơ Nguyễn Đức Phổ, Huỳnh Phú Mãi. Kể từ đó tôi đã không gặp lại Tuyên nữa.

Năm 1983, lúc tôi ở Nhật Bản tình cờ đọc một tờ báo tiếng Việt và biết được tin Giang Hữu Tuyên đang ở miền đông Hoa Kỳ. Năm 1986, gia đình chúng tôi sang định cư tại Portland, Oregon Hoa Kỳ. Việc đầu tiên tôi cố dò ra Giang hữu Tuyên qua đường giây các nhà văn và báo chí. Chúng tôi liên lạc được nhau và từ đó tôi tìm ra được phần lớn các bạn bè đồng môn đồng khóa rãi rách khắp nơi tại hải ngoại. Thỉnh thoảng chúng tôi liên lạc qua điện thoại. Tuyên cũng biết được sau này tôi hư lắm nhất là bà nhà tôi thường tố tôi với Tuyên rằng sang đây tôi vẫn tánh nào tật nấy, bạn bè ăn hút nhậu nhẹt tưng bừng. Tuyên thường khuyên tôi bỏ rượu và thuốc lá mà Tuyên đã thực hiện được điều này khi sang đến Mỹ năm 1975. Lần nào cũng vậy, tôi ừ hử cho xong.

Mùa Hè năm 2003, tôi nôn nóng mau đến ngày về Washington DC họp khóa để được gặp lại Giang Hữu Tuyên. Tuy bạn đồng môn trong hội thì nhiều nhưng bạn đồng khóa và quen biết nhau từ trước thì bên DC chỉ có Giang Hữu Tuyên và Trần văn Công. Khi Vương Thanh Bình đón tôi từ phi trường Baltimore về điểm hẹn, Giang Hữu Tuyên đến đón tôi và vợ chồng Lê đức Phẩm về nhà Thiệu Quang Tài, trưởng ban tổ chức Họp Mặt khóa lần thứ 8. Dù sau 32 năm với biết bao đổi thay, nhưng không đủ để chúng tôi không nhận ra nhau. Chiếc xe van của Tuyên vừa rẽ khúc vào parking lot từ đằng xa thì cả hai chúng tôi đều nhận ra nhau với cùng một động tác tự phát, giơ cao tay mừng rỡ: Ê! thằng con dại Tuyên......Hê! Nam.

Trong tuần lễ họp mặt, tôi biết Tuyên rất bận bịu việc business của mình nên không thường xuyên có mặt, nhưng khi có mặt, Tuyên hay gần gủi trò chuyện ngày xưa với tôi. Tuyên cũng đưa chúng tôi: Võ Trường Xuân, Trần Ngọc Châu, Nguyễn Gia Trọng và tôi đi ăn sáng. Sau hơn 30 năm, 5 mái tóc đã bạc màu quây quần thân thương trong bữa ăn tưởng như mới ngày nào còn ở Bạch Đằng II trong quán cơm trên đường Thi Sách mà Nguyễn Gia Trọng thường rủ rê đi ăn trưa. Trong buổi tiệc tại nhà Trần Văn công, Tuyên thấy tôi lớ ngớ không có chổ ngồi đã kéo tay tôi ngồi xuống trên đùi Tuyên. Cử chỉ này của Tuyên đã cho tôi một cảm giác thân thương quá đỗi. Giờ đây tôi cũng còn ấn tượng tình thân đó.

Vẫn phong cách giản dị và phong trần, vẫn nụ cười hề hề tự nhiên và lời nói từ tốn ngọt ngào, tôi thấy ở Giang Hữu Tuyên không có gì thay đổi dù thời gian có qúa nhiều đổi thay. Có lẽ đây là bản ngã độc đáo của người thi sĩ chăng"

Viết vội từ Portland, OR.
Đêm11/12/2004
Phạm Quốc Nam

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.