Nhưng thị trường hàng hóa và dịch vụ bao gồm những gì thì chính phủ CSVN không chịu nói rõ.
Tuy nhiên, sức ép từ nhiều vị dân biểu Hoa Kỳ gần đây, đã đòi hỏi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ khi tái thương thuyết về bản thương ước Việt-Mỹ (tháng 11 này là vừa đúng sau 3 năm cần để thương thuyết tái hạn), thì phải áp lực CSVN về nhân quyền, và đặc biệt “ép Hà Nội mở cửa thị trường cho văn hóa phẩm Hoa Kỳ tràn vào VN.” Điều này cũng có nghĩa là sách báo Hoa Kỳ, kể cả của người Việt tị nạn, phải đưa vào VN.
Những cuộc thương thuyết này chưa có thông tin rõ ràng. Và cũng chưa có trả lời chính thức từ phái đoàn thương thuyêùt Mỹ đối với các dân biểu Mỹ, mà trong đó dân biểu Loretta Sanchez là một trong vài người tích cực nhất cho áp lực này.
Theo thông tấn nhà nước VASC từ Hà Nội, ngày 1/11/2004, đoàn đàm phán với Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO đã về đến Hà Nội. Tiếp xúc với báo chí, Bộ trưởng Bộ Thương mại CSVN Trương Đình Tuyển đã cho biết: "Phiên đàm phán lần này được nhận định là ''có nhiều tiến bộ, nhưng hai bên vẫn còn khoảng cách xa''.
Bản tin nhà nước VASC ghi nhận thêm về mức độ trầm trọng của áp lực Mỹ, khi viên bộ trưởng CSVN nhận định: ''Đàm phán với Hoa Kỳ còn nhiều phức tạp và khả năng phải trải qua một số phiên nữa''. Trọng tâm của phiên đàm phán lần này với Hoa Kỳ vẫn là những điều kiện mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, mà ''căng'' nhất vẫn là lĩnh vực dịch vụ.
Cũng theo VASC, một trong những khó khăn nữa trong đàm phán gia nhập WTO với Mỹ là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (USBTA) ký năm 2001. Phân tích của Tổ chức Oxfam International cho biết, theo Hiệp định này, Việt Nam đã có những nhân nhượng cao hơn đòi hỏi của WTO đối với một quốc gia thành viên.
Trong những điều khoản của Hiệp định cho phép các bên ngăn chặn nhập cảng của bên kia trong những trường hợp ''rối loạn thị trường'', nhưng đòi hỏi về bằng chứng thì thấp hơn nhiều so với những điều khoản trong Hiệp định WTO về Các Biện pháp tự vệ.
Trước đó, ngày 9/10, Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với EU - một đối tác lớn trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO. Nhiều nhận định cho rằng, đây là một lợi thế của Việt Nam trong đàm phán gia nhập WTO với các đối tác khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trước đó đã cho rằng ''không thể ảo tưởng'' vì ''EU là EU còn Mỹ là Mỹ''. Theo một nguồn tin từ đoàn đàm phán, kết thúc phiên đàm phán tại Washington, hai bên Việt - Mỹ vẫn chưa đưa ra lịch trình cụ thể cho cuộc gặp lần tới.
VASC cho biết thêm: đồng thời với đàm phán song phương với Mỹ, một đoàn đàm phán khác của Việt Nam cũng đã trở về từ Geneva sau đàm phán song phương với các đối tác: Ấn Độ, Nam Hàn, Paragoay.
Một điều cần ghi nhận về lời phát biểu của Bộ Trưởng Trương Đình Tuyển: ông không nói cụ thể về các áp lực của Mỹ, thí dụ như áp lực nhân quyền mà Mỹ thường đòi hỏi, hay áp lực đòi mở cửa cho văn hóa phẩm Hoa Kỳ vào VN như một chiến dịch của Mạng Lưới Nhân Quyền VN đòi hỏi. Ông chỉ nói đơn giản là “căng.”