Hôm nay,  

Cựu CEO Gavi: Nước Mỹ Mất Gì Khi Cắt Giảm Ngân Sách Dành Cho Chủng Ngừa Quốc Tế?

04/04/202500:00:00(Xem: 1266)

Tin 1
Nếu Hoa Kỳ quay lưng với các chương trình chủng ngừa toàn cầu, hậu quả sẽ không chỉ đến với thế giới mà còn quay về ngay trên đất Mỹ. (Nguồn: pixabay.com)
 
Theo Seth Berkley, cựu giám đốc Gavi (2011-2023), kế hoạch cắt tài trợ cho các chương trình tiêm chủng toàn cầu của Trump có thể khiến Hoa Kỳ tự chuốc lấy hiểm họa về y tế và kinh tế.
 
Những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh y tế của người dân Hoa Kỳ hiện nay là gì? Có không ít mối nguy đang rình rập chúng ta: cúm gia cầm không chỉ lây lan ở chim và gia súc mà còn ở hơn 50 loài động vật hữu nhũ khác; bệnh sởi đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia; COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành và có thể biến đổi thành chủng nguy hiểm hơn; Uganda vẫn đang chật vật với dịch Ebola, còn Mpox đã có mặt ở 127 quốc gia.
 
Nhưng có lẽ mối đe dọa lớn nhất, và cũng đau lòng nhất, lại là vết thương Hoa Kỳ tự gây ra do mình. Theo một bản tin đăng trên tờ New York Times hôm thứ Tư (26/3), chính quyền đang có ý định chấm dứt tài trợ cho các chương trình chủng ngừa quốc tế – bao gồm cả Gavi Alliance mà Seth Berkley đã dẫn dắt từ năm 2011 đến 2023. Hàng chục năm qua, những chương trình này đã âm thầm bảo vệ người dân Hoa Kỳ khỏi các hiểm họa y tế từ bên ngoài.
 
Việc cắt giảm các chương trình này sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, chất lượng cuộc sống, cũng như sự ổn định sinh kế của người Mỹ.
 
Ngoại Trưởng Marco Rubio gần đây tái khẳng định đường lối “Nước Mỹ trên hết” trong chính sách đối ngoại: “Mỗi đồng chúng ta chi, mỗi chương trình chúng ta tài trợ, và mỗi chính sách chúng ta thực hiện đều phải trả lời được ba câu hỏi đơn giản: Việc đó có giúp Hoa Kỳ an toàn hơn không? Có giúp Hoa Kỳ mạnh hơn không? Có giúp Hoa Kỳ thịnh vượng hơn không?
 
Trong suốt nhiều thập niên, việc Hoa Kỳ viện trợ cho các chương trình tiêm chủng toàn cầu đã đáp ứng trọn vẹn cả ba yêu cầu đó. Các tổ chức thiện nguyện cùng chính phủ Hoa Kỳ đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tài trợ vắc-xin cho hàng triệu trẻ em ở các quốc gia nghèo nhất thế giới.
 
Vắc-xin là tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, và cũng là biện pháp cuối cùng khi cần ứng phó với các đợt bùng phát hay đại dịch. Thế giới đang thay đổi từng ngày, và chúng ta đều hiểu rõ: đại dịch tiếp theo không phải là chuyện “có hay không,” mà là “khi nào.
 
Thử nhìn vào Gavi: một liên minh quốc tế quy tụ các đối tác từ cả nhà nước lẫn tư nhân, hiện đang giữ vai trò chủ đạo trong chiến dịch tiêm chủng toàn cầu. Riêng trong năm 2024, Gavi đã nhận được 300 triệu MK tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ. Với mô hình tài chánh linh hoạt và sáng tạo, tổ chức này đã giúp giảm mạnh giá vắc-xin, đồng thời chuyển dần trách nhiệm về chi phí tiêm chủng cho các chính phủ sở tại khi họ phát triển về kinh tế.
 
Trong vòng 25 năm qua, Gavi đã giúp hơn 1.1 tỷ trẻ em được chích ngừa, và hiện là nguồn cung cấp vắc-xin cho một nửa số trẻ em trên toàn thế giới. Trong quá trình đó, Gavi đạt tỷ lệ hoàn vốn lên đến 54 MK cho mỗi MK được đầu tư – mức sinh lời mà giới đầu tư chuyên nghiệp tại Wall Street cũng phải trầm trồ.
 
Từng là người từng đứng đầu tổ chức này, Berkley thừa nhận mình “có chút thiên vị,” khi nói như vậy. Thế nhưng, nếu đánh giá một cách khách quan, thành quả mà Gavi đạt được thật sự vượt trội – không chỉ ở khả năng gia tăng sức mạnh mềm của Hoa Kỳ, mà còn trong việc bảo vệ các lợi ích an ninh sống còn của nước Mỹ và các đồng minh.
 
Tuyến đầu trong cuộc chiến chống nhiều loại bệnh truyền nhiễm có thể cách lãnh thổ Hoa Kỳ rất xa, nhưng mỗi khi có một ca bệnh sởi hay cúm gia cầm xuất hiện trên đất Mỹ, chúng ta lại được nhắc nhở một sự thật đơn giản: siêu vi trùng chẳng bận tâm đến biên giới nào của quốc gia nào cả. Trong thế giới kết nối chặt chẽ như hiện nay, người và hàng hóa đi lại giữa các nước rất dễ dàng. Vì vậy, tiêm chủng tại những nước nghèo không chỉ giúp ngăn chặn dịch bệnh ở đó mà còn giúp ngăn dịch lan tới Hoa Kỳ. Nhiều căn bệnh tuy có thể phòng tránh được, nhưng nếu bùng phát, vẫn có thể gây chết người và khiến chúng ta phải tiêu tốn hàng tỷ MK để khống chế. Nói cách khác, viện trợ cho các chương trình chủng ngừa ở Khartoum (Sudan) hay Kinshasa (Cộng hoà Dân chủ Congo) không đơn thuần chỉ là giúp cho người dân ở đó, mà còn góp phần bảo vệ người dân ở Hoa Kỳ.
 
Hãy nhìn lại hơn mười năm trước. Năm 2014, ba quốc gia Tây Phi đã bị tàn phá bởi đợt bùng phát Ebola khiến hơn 11,000 người thiệt mạng. Khi đó, bệnh đã lan tới Hoa Kỳ và sáu quốc gia khác, kéo theo sự hoảng loạn trong dư luận (phần lớn là do lúc ấy vẫn chưa có vắc-xin để ứng phó). Gavi không chỉ giúp đẩy nhanh việc hoàn thiện một loại vắc-xin thử nghiệm, mà còn xây dựng kho dự trữ vắc-xin toàn cầu (yếu tố then chốt giúp kiểm soát nhanh chóng các đợt dịch về sau). Kết quả là, từ đó đến nay, không có thêm ca Ebola nào xâm nhập vào Hoa Kỳ.
 
Chính nhờ những lợi ích thiết thực về an ninh y tế mà suốt nhiều thập niên qua, ngân sách dành cho các chương trình chủng ngừa toàn cầu luôn nhận được sự đồng thuận vững chắc từ cả hai đảng. Từ thời Tổng Thống George W. Bush cho đến nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Trump, khi đó ông còn đề nghị tăng 5.5% ngân sách cho Gavi dù có cắt giảm chi cho các chương trình y tế khác. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi Gavi từ lâu đã được xem là hình mẫu lý tưởng cho cách triển khai các chương trình viện trợ: hiệu quả, minh bạch và có chiến lược rút lui rõ ràng.
 
Chính phủ Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn thứ hai của Gavi, chỉ sau Anh, và phần đóng góp chưa bao giờ chi quá mức so với quy mô nền kinh tế quốc gia. Từ năm 2000 đến nay, nhờ Gavi, 19 quốc gia đã tự chủ được trong công tác chủng ngừa. Indonesia thậm chí trở thành nhà tài trợ mới của tổ chức này.
 
Không giống những chương trình viện trợ cứ kéo dài mà không biết điểm dừng ở đâu, Gavi được thiết kế để tự kết thúc khi đã hoàn thành sứ mệnh. Càng tiếp tục đồng hành cùng tổ chức này, chúng ta càng đến gần ngày Gavi hoàn thành sứ mệnh và tự ngừng hoạt động.
 
Người dân Hoa Kỳ đã bầu chọn phương châm “Nước Mỹ Trước Hết” vì họ mong muốn mỗi một đồng tiền thuế mình đóng sẽ được chi tiêu đúng đắn, không bị lãng phí, và thực sự phục vụ lợi ích của quốc gia. Gavi chính là một tổ chức đáp ứng trọn vẹn những mục tiêu đó. Giám đốc đương nhiệm của Gavi cho biết tổ chức chưa nhận thông báo chính thức nào về việc chấm dứt tài trợ, và vẫn đang nỗ lực tìm tiếng nói chung với Tòa Bạch Ốc cùng Quốc Hội để giữ vững nguồn ngân sách.
 
Chúng ta hãy cùng kỳ vọng vào kết quả tốt đẹp của những nỗ lực này. Bởi lẽ, việc cắt giảm ngân sách cho vắc-xin chẳng khác nào  tự “mua dây buộc mình.” Giữ vững cam kết với chương trình chủng ngừa toàn cầu cũng là giữ gìn sức khỏe và sự an toàn cho chính người dân Hoa Kỳ.
 
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “I’m the Former CEO of Gavi. Here’s What’s at Risk if Trump Cuts Vaccine Aid” được đăng trên trang Time.com. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(BOSTON, ngày 28 tháng 4, Reuters) – Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết đang điều tra Đại học Harvard và Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review) sau khi có cáo buộc rằng ban biên tập của tạp chí đã ưu tiên duyệt nhanh một bài viết của thành viên thuộc nhóm sắc tộc thiểu số chấp bút.
(HỒNG KÔNG, ngày 29 tháng 4, Reuters) – Bốn nhà hoạt động dân chủ trong số 47 người bị kết án trong phiên tòa an ninh quốc gia nổi tiếng tại Hồng Kông đã được trả tự do sau hơn bốn năm bị giam giữ.
- Trump thúc giục dân Canada hãy bầu một thủ tướng chịu sáp nhập Canada vào Mỹ để có thuế quan zero - Canada: Trump chỉ muốn tài nguyên Canada, nên sáp nhập là khỏi cần mua - Bộ trưởng Tài chính Mỹ: TQ hãy hạ nhiệt chiến tranh thương mại. TQ im lặng.
(SEOUL, ngày 28 tháng 4, Reuters) – Bắc Hàn chính thức thừa nhận đã điều binh lính tới giúp Nga trong cuộc chiến với Ukraine, theo mệnh lệnh trực tiếp từ Kim Jong Un. Bình Nhưỡng còn khẳng định lực lượng này đã “góp công lao không nhỏ” vào việc giành lại các vùng lãnh thổ của Nga bị Ukraine chiếm giữ.
(WASHINGTON, ngày 27 tháng 4, Reuters) – Theo Cơ Quan Bài Trừ Ma Túy Hoa Kỳ (DEA), cảnh sát liên bang đã bố ráp một hộp đêm ở Colorado Springs, bắt giữ hơn 100 di dân lậu.
WESTMINSTER (PTH/VB) – Buổi ra mắt sách “Những Người Ở Lại” của tác giả LU Thuy hôm Chủ Nhật 27/4/2025 tại Westminster cũng là dịp để tác giả tâm sự về lý do vì sao viết sách này, cũng là dịp để nghe anh Võ Văn Thiệu, một sinh viên du học tại Ý từ trước năm 1975, kể về không khí thân cộng của các sinh viên từ Miền Nam VN du học tại Pháp
- Bến cảng cho tàu hàng vắng hơn: phí bảo hiểm hàng tăng, giá cước vận chuyển container từ TQ giảm. - Báo động: tăng hủy chuyến tàu hàng từ các công ty vận chuyển vì chờ thuế quan - Các nhà bán lẻ Walmart, Home Depot và Target áp lực Trump: thuế quan làm thiếu hàng, giá tăng.
Michael Gloss, 21 tuổi, con trai Phó giám đốc CIA tử trận ở Ukraine tháng 4/2024 trong khi tình nguyện chiến đấu trong quân đội Nga. Thân phụ là cựu lính chiến nói cậu con tâm thần. CIA coi sự ra đi của Michael là chuyện riêng của gia đình Gloss. - Wisconsin: FBI bắt Thẩm phán Hannah Dugan tại tòa Milwaukee vì chỉ đường cho luật sư dẫn 1 di dân lậu thoát ngõ bên hông, trong khi ICE mai phục, bố ráp
Ngày 25/4, chính quyền Trump bất ngờ thông báo sẽ tạm thời khôi phục hồ sơ của sinh viên quốc tế trong hệ thống SEVIS, cho phép họ tiếp tục duy trì tình trạng hợp pháp để học tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các viên chức di trú nhấn mạnh rằng đây chỉ là tạm thời, và họ vẫn có thể tiếp tục chấm dứt tình trạng hợp pháp này trong tương lai, bất chấp làn sóng pháp lý, theo The New York Times.
(WASHINGTON, ngày 25 tháng 4, Reuters) – Từ việc đưa ra cảnh báo không nên rời khỏi Hoa Kỳ cho đến hướng dẫn cách hoàn thành chương trình học giữa tình hình rối ren, bất ổn, nhiều trường đại học Hoa Kỳ đang chủ động hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm cách ứng phó với chính sách di trú cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia , rằng chuyện Thiền Tông bên ni và Tịnh Độ bên nớ, và những chuyện tương tự... khi người này nói rằng chỉ có họ đúng và người khác hẳn phải là sai. Ngay cả đôi khi bạn mở truyền hình ra xem, cũng bất ngờ khi thấy một vị sư hay một cư sĩ Phật tử nói những chuyện tương tự. Những tranh cãi hiện ra bất kể rằng họ cùng thờ Đức Phật, cùng công nhận các pháp ấn, cùng tu pháp Bát Chánh Đạo, nhưng một khác biệt nào đó đã được xem là lệch nghĩa. Dò lại kinh điển, chúng ta thấy rằng Đức Phật nói rằng người trí sẽ không thấy gì để tranh cãi nữa, vì tâm họ đã xa lìa cõi này.
Nếu một di dân nhập cư có thể bị trục xuất mà không cần thủ tục tòa án hợp pháp, chỉ cần bị gán mác băng đảng là xong, thì có gì bảo đảm rằng điều đó sẽ không xảy ra với công dân Mỹ? Câu hỏi tưởng chừng như không tưởng này lại đang làm dấy lên làn sóng tranh luận trong giới luật gia, sau khi Trump úp mở ý tưởng trục xuất những công dân Mỹ bị kết án tội bạo lực sang El Salvador.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho là đang xem xét ban hành một sắc lệnh hành pháp cho phép tích trữ các kim loại được khai thác từ đáy Thái Bình Dương. Kế hoạch này nằm trong chiến lược giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn khoáng sản quan trọng từ các nước khác, như đồng, cobalt và lithium. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang bàn bạc để xây dựng một “lộ trình” chung nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản biển sâu (deep-sea mining) trong vùng biển quốc tế. Nếu Mỹ quyết định tiến hành kế hoạch hỗ trợ khai thác khoáng sản ở Thái Bình Dương, thì họ sẽ tự làm mà không cần xin phép Cơ Quan Quản Trị Đáy Biển Quốc Tế (International Seabed Authority, ISA), cơ quan liên quốc gia có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động khai thác ở vùng biển quốc tế.
TQ đã chính thức thông qua kế hoạch xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới, bắc ngang qua dòng sông Yarlung Tsangpo tại vùng Tây Tạng. Khi được hoàn thành và đưa vào vận hành, công trình này không chỉ là một cột mốc kỹ thuật mà còn trở thành nhà máy phát điện lớn nhất thế giới, có quy mô vượt xa bất kỳ dự án nào từng có trước đó. Tuy nhiên, đằng sau sự vĩ đại ấy là vô vàn nỗi lo. Nhiều người e ngại rằng con đập sẽ buộc cộng đồng dân cư tại địa phương phải di dời, đồng thời gây ra những tác động sâu rộng đến môi trường tự nhiên. Mối quan ngại này đặc biệt nghiêm trọng đối với Ấn Độ và Bangladesh – hai quốc gia nằm ở khu vực hạ lưu, nơi dòng sông được gọi là Brahmaputra.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.