Hôm nay,  

Việt Nam, Tấm Bia Thuế Quan

03/04/202512:35:00(Xem: 751)
iStock-1161192273
Là một quốc gia phụ thuộc vào xuất cảng hàng đứng đầu thế giới, với giá trị khoảng trên 80% GPD của Việt Nam đến từ việc xuất cảng hàng hóa và dịch vụ, trong đó Mỹ là quốc gia xuất cảng hàng đầu với 134 tỉ đô la trong năm qua. Mức áp thuế Trump đưa ra đã không chỉ đẩy Việt Nam mà cả các quốc gia Châu Á khác vào tình thế khó khăn, cả về kỹ nghệ sản xuất lẫn thị trường việc làm. Điều này dường như không còn chọn lựa nào khác hơn nếu họ chuyển hẳn đối tác chiến lược sang Trung Quốc và Châu Âu, theo chân Nhật và Nam Hàn đã tuyên bố. Ảnh: Istockphoto.


Hồi tháng Một, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bảo rằng ông ta sẳn sàng đến Mar-a-Lago của Trump tại Florida và "chơi gôn cả ngày" nếu điều đó có lợi cho VIệt Nam. Dù câu nói đùa hay thật về điều xem như một kiểu "ngoại giao sân gôn", thì Việt Nam cũng đã gấp rút thực hiện không ít điều trong vài tháng qua hầu làm vừa lòng phía Mỹ như cam kết nhanh chóng nhận lại người Việt bị trục xuất, ký kết thêm các giao dịch mua hàng của Mỹ, hạ thấp thuế suất nhiều mặt hàng nhập cảng từ Mỹ, thậm chí  tạo mọi điều kiện dễ dàng cho hợp đồng xây sân gôn của tập đoàn Trump tại Hưng Yên, cũng như nhắm sang cả Elon Musk khi cho phép SpaceX bắt đầu thử nghiệm dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt nam.

Tuy nhiên với hy vọng mong manh rằng Việt Nam có thể đứng ngoài lề những hăm dọa thuế quan mà nội các Donald Trump đưa ra đã hoàn toàn sụp đổ với mức thuế 46 % lên hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam sang Mỹ, nằm hàng đầu trong danh sách khoảng 60 quốc gia khác mà Trump vừa tuyên bố hôm qua.

Thật ra điều này cũng không là điều ngạc nhiên cho Việt Nam, dù mức thuế quan có cao hẳn so với các dự đoán, Donald Trump và các cố vấn thân cận của ông ta đã từng vài lần nhắc đến Việt Nam như một quốc gia thủ lợi trong quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ. Hai  tuần trước, trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình cực hữu Breitbart, cố vấn cao cấp về mậu dịch của Trump là Peter Navarro đã thẳng thừng nhắc đến Việt Nam với lời lẽ chẳng mấy gì thiện cảm rằng, "Trung Quốc là kẻ gian lận bậc nhất thế giới, nhưng EU và Việt Nam bám sát nút..." (China is certainly the biggest cheater in the world, but the EU–the European Union–and Vietnam run close seconds...).

Bởi trong mắt của Donald Trump và nội các của ông ta, cả thế giới dường như trở thành những kẻ lừa đảo, xấu xa với nước Mỹ, cho dù có là đồng minh lâu năm. Tuyên bố trong "Ngày Giải phóng" hôm qua, Trump dùng những từ ngữ nặng nề nhất để chỉ trích cả thế giới rằng là "đất nước chúng ta đã bị "hôi của, trấn lột, hãm hiếp, cướp bóc" bởi các quốc gia khác" (our country has been looted, pillaged, raped, plundered by other nations). Là công dân có lòng tự trọng và có niềm hãnh diện quốc gia, người dân thế giới, hay người dân Việt Nam nghĩ gì khi bị Donald Trump xem là những kẻ lừa đảo như vậy?


Thật ra, từ vài thập niên qua, việc mở rộng thị trường cùng việc nhập cảng hàng hóa từ các quốc gia đang phát triển đã mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn Mỹ khi tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt tại các quốc gia này, kể cả Việt Nam, Lào, Campuchia... Theo số liệu từ Bộ Lao Động, chi phí nhân công trung bình tại Mỹ hiện nay, bao gồm tiền lương, các loại thuế và quyền lợi,  là 44.67 đô la mỗi giờ, trong khi đó tại Việt Nam chỉ có hơn ba đô la và Miến Điện, Lào, Campuchia còn thấp hơn, chưa đến phân nửa chi phí nhân công Việt Nam. Thâm thủng mậu dịch không bởi vì Mỹ tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam hay các nước quá nhiều mà đơn giản, Mỹ chỉ đang nhập cảng chính hàng hóa của mình làm tại nước ngoài có nhân công giá rẻ. Đôi giày Nike hay Reebok có sản xuất tại Việt Nam vẫn là đôi giày của Mỹ và xe Ford hay GM có lắp ráp tại Mexico hay Canada cuối cùng vẫn là chiếc xe hơi Mỹ.

Mặt khác, Mỹ hưởng một nguồn cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa, nông sản thực phẩm dồi dào mà Mỹ không sản xuất hay thiếu hụt từ khắp thế giới. Bởi Mỹ không phải là quốc gia của kỹ nghệ sản xuất, chỉ chiếm khoảng 10% trong toàn bộ GDP,  vốn phụ thuộc vào dịch vụ và tiêu dùng.

Hoặc nếu nhìn vào góc cạnh GDP sẽ cho thấy một bức tranh rộng hơn. Từ vài thập niên vừa qua, Mỹ đã liên tục tăng trưởng kinh tế, chỉ gián đoạn vài năm do chiến tranh và dịch bệnh. Theo các số liệu từ chính phủ thì với GDP chỉ trên dưới 6,000 tỉ đô la vào đầu thập niên 90s, GDP của Mỹ đã tăng đến 29,724 tỉ trong năm qua, chiếm 26% GDP thế giới và cao hơn tổng GDP của các quốc gia còn lại trong nhóm G7. Các số liệu này cho thấy nước Mỹ bỗng dưng trở thành nạn nhân "bị trấn lột" hay là ngược lại? Tuy nhiên điều này có thể bàn luận và dẫn chứng qua các số liệu trong dịp đến, bây giờ hãy cùng trở lại vấn đề Việt Nam.

Là một quốc gia phụ thuộc vào xuất cảng hàng đứng đầu thế giới, với giá trị khoảng trên 80% GPD của Việt Nam đến từ việc xuất cảng hàng hóa và dịch vụ, trong đó Mỹ là quốc gia xuất cảng hàng đầu với 134 tỉ đô la trong năm qua. Mức áp thuế Trump đưa ra đã không chỉ đẩy Việt Nam mà cả các quốc gia Châu Á khác vào tình thế khó khăn, cả về kỹ nghệ sản xuất lẫn thị trường việc làm. Điều này dường như không còn chọn lựa nào khác hơn nếu họ chuyển hẳn đối tác chiến lược sang Trung Quốc và Châu Âu, theo chân Nhật và Nam Hàn đã tuyên bố.

Giữa tháng Tư này, Tập Cận Bình và giới lãnh đạo khối Liên Âu sẽ có chuyến công du sang Việt Nam, ắt không gì khác hơn ngoài mục đích mở rộng sự hợp tác và mối quan hệ đa phương mới không phụ thuộc vào Hoa Kỳ đang tự cô lập và đánh mất vị trí lãnh đạo của mình. Và như vậy, vai trò cùng ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng thêm lớn mạnh trong trận chiến thuế quan này thay vì nếu Mỹ chỉ áp thuế và cô lập Trung Quốc.

Chính sách thuế quan đã xuất hiện từ lâu và có những lợi-hại tùy theo mối quan hệ giao dịch thương mại và điều kiện mỗi quốc gia. Tuy nhiên việc áp thuế nặng nề với hầu hết các quốc gia, thay đổi cả nền tảng giao dịch thương mại thế giới từ hàng trăm năm qua, Mỹ đang tuyên chiến với cả thế giới trong  trận "thế chiến" mậu dịch mà thiệt hại sẽ không tránh khỏi cho bất cứ quốc gia nào.

Với Việt nam, trở thành tấm bia trong trận chiến thuế quan này, Việt Nam sẽ phải chọn cho mình một hướng khác hơn dưới thời Donald Trump nhiệm kỳ hai cũng như người dân Việt Nam sẽ có cơ hội nhìn lại chính sách và con người của Donald Trump rõ ràng hơn.

Nhã Duy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
22/04/202517:32:00
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF) hôm nay cảnh báo rằng chính sách thuế quan khó lường của Tổng Thống Donald Trump và các biện pháp đối phó của các đối tác thương mại của Hoa Kỳ sẽ có thể giáng một đòn nặng nề vào các nền kinh tế trên toàn thế giới, trong đó Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức quốc tế gồm 191 quốc gia hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm cao và tăng trưởng kinh tế bền vững, và giảm nghèo trên toàn thế giới. Về bản chất, đây là cơ quan quản lý chính của hệ thống tiền tệ toàn cầu. IMF đặt trụ sở tại Washington, DC.
21/04/202510:00:00
Năm nay, tin nhắn chúc mừng Easter của tổng thống Donald Trump có 186 từ, có lẽ là dài nhất so với những người tiền nhiệm. Hãy cùng đọc qua tâm tư của ông ta viết trên Truth Social để gửi đến người dân Mỹ vào buổi sáng ngày 20/4/2025.
17/04/202515:50:00
Khi Donald Trump nói với Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador tại Phòng Bầu Dục ngày 14/4/2025 rằng “kế tiếp sẽ là ‘người nhà’ nhé. Ông phải xây thêm khoảng năm (nhà tù) nữa. Nó chưa đủ lớn” thì tất cả chúng ta, ai cũng có thể trở thành một Kilmar Abrego Garcia. Việc bắt và trục xuất Kilmar Abrego Garcia không còn là phép thử của chính quyền Donald Trump nữa. Nó là sản phẩm của một chế độ độc tài đang nỗ lực chứng minh chiến dịch trục xuất hàng loạt của họ nhằm để “Make America Great Again”, thực hiện đúng lời hứa của Trump khi vận động tranh cử. Và đó là tất cả những gì Trump có thể làm sau khi đắc cử tổng thống lần hai.
17/04/202510:20:00
Phân tích nơi đây sẽ là lời của Hải Âu Thiền Sư, ghi nơi cuối trang 224 và đầu trang 225, chụp lại từ bản PDF của sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V. Cũng cần ghi chú, rằng ngài Hải Lượng Thiền Sư là Ngô Thì Nhậm, xuất gia sau khi rời quan trường và được tôn làm Tổ Thứ 4 của Trúc Lâm Thiền Phái, vì ngài là người hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Trong khi đó, Hải Âu Thiền Sư là một vị sư chú giải trong các buổi thuyết pháp.
07/04/202508:48:00
Cuốn sách đó nhan đề là “Đạo Bụt Nguyên Chất - Kinh Nghĩa Túc” trong đó người ghi dịch và giảng giải là Thầy Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Đạo Tràng Mai Thôn 2011. Đây không phải là một Kinh riêng lẻ. Đây là một nhóm 16 Kinh. Tương đương trong Tạng Pali là nhóm 16 Kinh trong "The Chapter of Eights" (Phẩm Tám) của nhóm Kinh Suttanipāta, trong Kinh Tiểu Bộ. Nhóm 16 Kinh này trong nhóm 32 Kinh được Đức Phật yêu cầu các học trò tụng hàng ngày, khi Đức Phật còn sinh tiền. Nhóm 16 Kinh còn lại là Phẩm Qua Bờ Bên Kia.
04/04/202520:01:00
Nếu có điều gì cần tỉnh thức, thì không phải là sự thức tỉnh từ bên ngoài, mà là sự tự phản tỉnh từ bên trong. Việt Nam cần cải cách, điều đó là không thể chối cãi. Nhưng cải cách phải đến từ nhận thức chủ động chứ không phải do sức ép bên ngoài. Cải cách để xây dựng một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, để doanh nghiệp bản địa vươn lên, để công nghệ không chỉ là nhập khẩu mà còn là phát minh. Cải cách để người lao động được bảo vệ, để chính sách được thiết kế vì dân chứ không vì nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng điều đó không thể đạt được nếu ta tiếp tục nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa hành vi của đối phương và mục tiêu của chính mình.
01/04/202513:54:00
Tòa án ở Paris vừa ra phán quyết rằng bà Marine Le Pen và 24 quan chức đảng Rassemblement National, bị cáo buộc đã sử dụng số tiền dành cho các trợ lý nghị viện Liên minh châu Âu để trả lương cho các nhân viên làm việc cho đảng từ năm 2004 đến năm 2016, vi phạm các quy định của khối 27 quốc gia này. Chánh án cho biết Marine Le Pen là trung tâm của "một hệ thống ngầm" mà đảng của bà sử dụng để bòn rút tiền của quốc hội EU, mặc dù bà nói rằng họ không làm giàu cho bản thân. Phán quyết mô tả hành vi biển thủ là "một sự né tránh dân chủ" đã lừa dối quốc hội và cử tri. Điều này có nghĩa là ngay cả trong trường hợp kháng cáo, lệnh cấm ban đầu vẫn có hiệu lực và Marine Le Pen sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2027. Đây là một đòn giáng mạnh vào hy vọng trở thành tổng thống của nhà lãnh đạo cực hữu này và là một cơn địa chấn đối với nền chính trị Pháp.
29/03/202511:48:00
Các luật sư về di trú đang kêu gọi tất cả mọi người bất kể tình trạng nên thận trọng khi đi du lịch nước ngoài vào thời điểm này. Ngay cả những người có thẻ xanh hoặc là công dân Mỹ cũng nên hoãn mọi chuyến đi cá nhân ra khỏi Hoa Kỳ. Những thay đổi về yêu cầu nhập cảnh khi họ trở lại Mỹ và đề xuất lệnh cấm đi lại nhắm vào 43 quốc gia có thể được thực hiện sớm nhất là vào tuần này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người kể cả những người sở hữu thẻ xanh và công dân Mỹ đều nên tham khảo ý kiến luật sư trước khi đi du lịch và đó là một cân nhắc hợp lý. Họ cũng nên cân nhắc nhớ lại những lịch sử hoạt động của chính mình và liệu điều đó có khiến họ trở thành mục tiêu khi họ nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ hay không. Vấn đề thứ ba là bảo vệ quyền riêng tư của tất cả mọi người trên phương tiện truyền thông xã hội và trên các thiết bị điện tử.
26/03/202523:12:00
Ba ngày trôi qua. Chưa một ai trong nhóm lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm. Hai cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện không đưa đến kết quả cụ thể. Có vẻ như họ đã thỏa hiệp quy kết cho sự rò rỉ nguy hiểm đến an ninh quốc gia là “một sai lầm vô tình.” Vào chiều thứ Tư, Trump tỏ ý với truyền thông rằng công cụ nhắn tin Signal bằng cách nào đó phải chịu trách nhiệm. “Tôi không biết Signal có hoạt động hay không. Thành thật mà nói, tôi nghĩ Signal có thể bị lỗi,” Trump nói với phóng viên tại Oval Office. Tòa Bạch Ốc sau đó thông báo Elon Musk, người đứng đầu DOGE sẽ “điều tra” Signal vì sao số điện thoại của một ký giả lại nằm trong nhóm “Houthi PC small group.” Công cụ nhắn tin miễn phí Signal bỗng dưng trở thành nghi can số 1.
24/03/202509:43:00
San Jose, CA – Tổ chức Vietnamese American Organization (VAO) mạnh mẽ lên án các hành động trục xuất của ICE nhắm vào những người gốc Việt nhập cư trước năm 1995— đây là những người tỵ nạn có tiền án, họ đã hoàn thành bản án của mình và từng bị ICE giam giữ và được thả ra theo thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Những cá nhân này đã xây dựng lại cuộc sống, lập gia đình và trở thành những thành viên đóng góp cho xã hội. Thế nhưng, ICE lại một lần nữa chia cách họ khỏi cộng đồng và những người thân yêu, hoàn toàn phớt lờ quá trình nỗ lực thay đổi, xây dựng lại cuộc sống, và các nguyên tắc căn bản của công lý.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.