Hôm nay,  

Ra Mắt Ấn Bản Tiếng Việt – ‘VIỆT NAM CỦA CON, VIỆT NAM CỦA CHA’ Một Hành Trình Về Nguồn Của Hai Thế Hệ

28/03/202500:00:00(Xem: 3424)

 

Hình-bài
Bìa sách ấn bản tiếng Việt và tiếng Anh. 
Độc giả có thể tìm mua sách tiếng Việt tại: https://www.amazon.com/Việt-Nam-Của-Vietnam-Your/dp/1953103537 hoặc https://threeroomspress.com/product/viet-nam-cua-con-viet-nam-cua-cha-my-vietnam-your-vietnam/

 

LTS: Một trong những thành tựu quan trọng đáng tự hào của cộng đồng người Việt là sự thành công của những cây bút người Mỹ gốc Việt, kể câu chuyện Việt góp phần vào nền văn học lưu vong Việt Nam cũng như góp mặt vào dòng văn học chính Hoa Kỳ. Bài giới thiệu sách này thuộc loạt bài giới thiệu các tác giả, tác phẩm thuộc dòng văn học thế hệ thứ nhất-thứ hai, trong thời điểm 50 Năm Nhìn Lại, từ biến cố tháng Tư, 1975.
 
***
   
Việt Nam của Con, Việt Nam của Cha là cuốn hồi ký "My Vietnam, Your Vietnam" viết bằng tiếng Anh. Đây là cuốn hồi ký song đôi đầy cảm xúc được viết bởi hai cha con Nghĩa M. Võ  và Christina Võ. Tác phẩm không chỉ là một hồi ký cá nhân mà còn phản ánh những trăn trở của hàng triệu người Việt Nam tại hải ngoại.  Họ là những người đã rời quê hương, mang theo ký ức của quá khứ, và những thế hệ con cháu sinh ra ở nước ngoài, khao khát tìm hiểu về nguồn cội của mình.
 
Theo đúng nghĩa, Christina Võ không phải là một Việt Kiều (người sinh ra tại Việt Nam nhưng hiện đang sống ở nước ngoài) mà cô là một người Mỹ gốc Việt. Christina sinh ra và lớn lên ở Mỹ, trong một gia đình sớm không còn mẹ, cô có sự xa cách với người chị, và cũng không gần gủi với người cha.
 
Là một người Mỹ gốc Việt, cuộc hành trình về nguồn của cô vượt qua khái niệm đơn thuần của việc tìm về "quê cha đất tổ",  nó còn là một cuộc hành trình tìm kiếm sự gần gũi, đùm bọc và cảm giác được là một phần của gia đình.
 
Một trong những chủ đề xuyên suốt của cuốn sách là sự khác biệt sâu sắc giữa cha và con trong cách nhìn về Việt Nam.
 
Cuốn sách này đã được ra mắt với độc giả Anh ngữ trước đây, nhưng lần đầu tiên, trong thời điểm 50 nhìn lại,  được nhà xuất bản Three Room Press giới thiệu bản tiếng Việt đến độc giả người Việt qua ngòi bút chuyển ngữ của Kalynh Ngô, với buổi ra mắt giới thiệu sách sẽ được tổ chức ở Coffee Factory, Westminster, lúc 4 giờ chiều ngày thứ Bảy, 5 tháng Tư.
 
So sánh với bản tiếng Anh, Kalynh Ngô không chỉ đơn thuần chuyển ngữ mà còn thổi hồn vào từng câu chữ, giữ trọn giọng điệu riêng của mỗi tác giả, và giúp người đọc cảm nhận được sự khác biệt giữa hai thế hệ. Cô khéo léo lựa chọn những từ ngữ thuần Việt, vừa chân phương, vừa tinh tế, làm sống dậy tâm tư và cảm xúc của người viết. Nhờ đó, cuốn hồi ký không chỉ giữ được bản sắc nguyên tác mà còn trở nên gần gũi, chạm đến tim người đọc.
 
Bằng tài dịch thuật điêu luyện, Kalynh đã bắc một nhịp cầu vững chắc, nối liền hai thế hệ, hai ngôn ngữ, và hơn hết, hai tâm hồn cùng hướng về một quê hương chung. 
 
Cha: Hoài Niệm Về Một Quê Hương Đã Mất 
 
Bác sĩ Nghĩa M. Võ từng là một quân y.  Ông là một thuyền nhân tị nạn năm 1975. Với ông, Việt Nam không chỉ là quê hương, mà còn là một phần quá khứ không thể nào quên. Ông mang theo trong mình những ký ức tuổi thơ, về chiến tranh, và cả những đau thương của một thế hệ đã mất tất cả.
 
Với ông, Việt Nam là một đất nước của lá cờ vàng ba sọc đỏ, có những giá trị văn hóa, chính trị mà ông đã sống và tin tưởng. Ông là một người cha trầm lặng, ít bày tỏ cảm xúc. Ông không kể với con về những đau thương của chiến tranh, về những năm tháng lưu vong, và về nỗi buồn khi chỉ có thể nhìn về quê hương từ xa.
 
Sự im lặng này tạo ra một khoảng cách vô hình giữa hai cha con và hai thế hệ.  Ông sống trong hoài niệm về một quê hương đã mất từ tháng Tư Đen, trong khi con gái ông đang tìm kiếm một Việt Nam của hiện tại, một Việt Nam mà cô muốn tìm hiểu và kết nối.
 
Kết Nối Cội Nguồn 
 
Chắc vì là người Mỹ, với tinh thần tích cực, tự tin, Christina Võ đã có một cách tìm hiểu Việt Nam khá táo bạo.
 
Tuy không biết tiếng Việt và văn hoá Việt, cô đã không ngần ngại về Việt Nam để tự tìm hiểu. Trong khi cha cô sống với định kiến của quá khứ, Christina với tư duy cởi mở đã chấp nhận rủi ro để dấn thân vào một hành trình khám phá nguồn cội ở một chân trời mới.
 
Theo tôi, lý do chính khiến cô tìm đến Việt Nam không phải là vì văn hoá hay lịch sử, mà là vì một nhu cầu tình cảm sâu xa.  Cô muốn tìm hiểu về cha, muốn cảm nhận quê hương mà ông luôn nhắc đến, muốn tìm lại một phần bản sắc mà cô cảm thấy bị thiếu thốn.
 
Một Vấn Đề Mở Rộng Cho Cộng Đồng 
 
Như đã nói ở phần trên, chủ đề xuyên suốt của cuốn hồi ký là sự khác biệt sâu sắc giữa cha và con trong cách nhìn về Việt Nam.
 
Trên phương diện này, cuốn sách không chỉ thuật lại chuyện giữa hai cha con, mà nó còn phản ánh một vấn đề lớn hơn trong cộng đồng người Việt hải ngoại.  Đó là hố sâu ngăn cách giữa thế hệ cha mẹ tị nạn và thế hệ con cái lớn lên ở nước ngoài.
 
Sau gần 50 năm, thế hệ rời Việt Nam năm xưa giờ đây đã lớn tuổi. Những người của thế hệ thứ nhất, từng rời bỏ quê hương sau 1975, mang theo trong lòng những ký ức đau thương về một Việt Nam đã mất—một quê hương mà họ không bao giờ có thể trở về.
 
Với họ, Việt Nam không chỉ là một nơi chốn nhau cắt rốn, mà nó còn là một biểu tượng của những gì đã bị đánh mất: gia đình, tài sản, tuổi trẻ, thậm chí cả bản sắc dân tộc. Họ giữ chặt lấy hình ảnh Việt Nam trong tim, nhưng đó không phải là Việt Nam của hiện tại, mà là một Việt Nam trong ký ức, không bao giờ thay đổi. Vì vậy, nhiều người trong thế hệ này mang theo một tâm thế hoài niệm, nuối tiếc, và đôi khi cả nghi ngờ, giận dữ khi nghĩ về đất nước, con người Việt Nam.
 
Trong khi đó, thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt—con cái của họ—lại có một cách nhìn rất khác về Việt Nam. Họ không mang theo nỗi đau chiến tranh hay gánh nặng của lịch sử, mà thay vào đó, họ nhìn Việt Nam với một tâm thế cởi mở, linh hoạt và ít định kiến hơn.
 
Họ không thấy Việt Nam là một vết thương, mà là một nguồn gốc cần được khám phá. Họ không bị ràng buộc bởi những ký ức chính trị của cha mẹ, mà họ quan tâm nhiều hơn đến con người, văn hóa, và những cơ hội tìm hiểu, kết nối. Họ không sợ trở về Việt Nam, mà nhiều người còn chủ động tìm về để hiểu rõ hơn về cội nguồn của mình.
 
Sự khác biệt này vô tình tạo ra một hố sâu ngăn cách giữa hai thế hệ. Trong khi cha mẹ họ cảm thấy xa lạ và khó chấp nhận một Việt Nam có thay đổi, thế hệ trẻ lại coi Việt Nam là một miền đất mới, một cơ hội để khám phá bản sắc cá nhân. Họ có thể không hiểu hết những gì cha mẹ đã trải qua, nhưng họ cũng không muốn mang theo nỗi đau của thế hệ trước.
 
Sự khác biệt trong cách nhìn về Việt Nam giữa hai thế hệ là điều khó tránh khỏi, nhưng không có nghĩa là nó không thể vượt qua. Để thế hệ trẻ không cảm thấy lạc lõng, nếu muốn cho con cái không quên nguồn gốc, cha mẹ cần phải nói chuyện với con cái nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, nhưng cũng cần lắng nghe nhiều hơn.
 
Thay vì giữ mãi trong lòng những tổn thương của quá khứ, cha mẹ cần kể cho con cái biết về lịch sử, giúp con hiểu sự hiện thành của Việt Nam ngày nay.
 
Thay vì áp đặt những định kiến cũ, bác bỏ mọi nguyện vọng tìm hiểu về Việt Nam, họ có thể khuyến khích con cái khám phá Việt Nam theo cách của riêng mình.
 
Và cuối cùng, thay vì xem con cái như một thế hệ ngây thơ, "không biết gì về Cộng Sản", "Dễ bị Cộng Sản dụ dỗ",  họ cần nói chuyện, lắng nghe, và xem con cái  như một cầu nối—giữa quá khứ và tương lai.  Cha mẹ cần nói lên niềm tự hào về con, cần khuyến khích, giúp đỡ, để thế hệ trẻ vẫn còn động lực xích gần hơn với cội nguồn. Việc này không mang màu sắc chính trị, mà đơn thuần là để giữ gìn một phần bản sắc Việt, lá rụng về cội, trong tâm hồn của thế hệ sau.
 
Việt Nam của Con, Việt Nam của Cha là một tác phẩm dành cho những ai đã rời quê hương nhưng vẫn đau đáu về một Việt Nam trong tâm trí. Nó cũng dành cho những người con sinh ra nơi đất khách nhưng vẫn khao khát muốn tìm hiểu về nguồn cội của mình. Và nó dành cho tất cả những ai muốn chứng kiến một cuộc đối thoại chân thành giữa hai thế hệ—giữa những người chưa bao giờ rời Việt Nam trong ký ức, và những người đang cố gắng tìm về.
 
Sydney Trần
 
***
Độc giả có thể tìm mua sách tiếng Việt tại:
Hay tại buổi ra mắt sách ở Little Sài Gòn thứ Bảy, ngày 5 tháng 4, 2025, 4 giờ chiều tại Coffee Factory, Westminster.  

Picture5
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
“Cơn mưa di tản trở về giữa quá khứ và hiện tại, giữa người chết và người sống. Đó là lăng kính mà mọi thứ đã được chắt lọc qua. Những năm tháng trở nên trong suốt như nước. Những gì chúng ta thấy là những hình dạng mờ nhạt đang trôi về nguồn. Tất cả những viễn cảnh và cách diễn giải của chúng ta khi chúng ta quay trở về là đường nét chuyển động của người khác. Để tồn tại, chúng ta đã di tản qua thời gian, và để nói, chúng ta học ngôn ngữ của mưa.”
Bạn tắt hết điện thoại, truyền hình, bạn gập lại các quyển sách đang đọc. Bạn ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, khóa kín cửa, hay bạn ngồi trên một tảng đá trong rừng, hay bạn ngồi giữa chợ, điều ấy không quan trọng. Bạn không cần phải thực hành bất kì một lễ nghi tôn giáo, yoga hay thiền nào cả.
Bạn có thích đọc thơ không? Người ta nói, mỗi người Việt là mỗi nhà thơ. Nhà thơ sao lại không đọc thơ? À, như vậy, bạn có đọc thơ. Dĩ nhiên bạn thích đọc thơ hay. Nhưng làm thế nào để biết bài thơ hay? Có bài thơ được nhiều người khen hay quá trời, sao bạn lại nghĩ là dở. Hoặc bạn hí hửng khoe bài thơ hay vừa đọc được, người bạn đọc xong, lắc đầu. Sao vậy? Thơ hay không bảo đảm người đọc đồng ý với nhau. Hãy hỏi bạn Trí Thông Minh Nhân Tạo (A.I.), trông cậy anh ta biết nhiều, hiểu rộng, có thể cho đôi lời vắn tắt.
Tôi có một thói quen xấu khi đọc sách – luôn bắt đầu bằng cách mở trang cuối và đọc hàng cuối rồi gấp sách lại xem đầu óc mình nghĩ gì. Hôm nay, mở cuốn “Stories from the Edge of The Sea”, cuốn sách dày 216 trang với 14 truyện ngắn của tác giả người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, tôi lẩm nhẩm: “Hãy đứng đến giây phút cuối cùng, và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ phải đứng một mình.“* “Giây phút cuối cùng”? Không hiểu sao hình ảnh Việt Nam những ngày cuối tháng Tư, 1975 hiện về. Dẫu chỉ là một đứa bé con 6 tuổi vào thời điểm này, nhưng lớn lên và sống với những hệ lụy lịch sử kéo dài từ cái ngày định mệnh đó, ngay trên mảnh đất quê hương bị đánh mất, những mảng đời, những câu chuyện, những ám ảnh, những mất mát luôn là những gì mà chính tôi, bạn bè tôi, gia đình tôi, quê hương, dân tộc tôi, vẫn gồng mình hứng chịu… dẫu nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi hiểu mình sẽ bắt đầu đọc cuốn sách này bằng một sự “khó ở” trong lòng của một độc giả người Việt sống xa quê hương, trong tâm trạng u uẩn
Cô lớn lên như một đứa con gái tomboy, đánh gậy bóng chày giỏi hơn thằng em trai mình, có thể đá văng cặp kính ra khỏi mặt một thằng con trai, và vì thế cô không gần với mẹ lắm. Cô chẳng thấy mẹ mình có gì đáng yêu kính. Bà là người với một thân hình đẫy đà, có tật ngồi lê đôi mách, luôn tay luôn chân công việc nhà cửa, lại nợ nần cờ bạc, chẳng bao giờ thích hoạt động ngoài trời, vì quá quan tâm đến những chuyện trong gia đình nên bà chẳng hề đi đâu thăm thú thế giới, đại dương này nọ, ví dụ, bầu trời xanh chẳng có gì cho bà quan tâm, thấy thú vị.
Hôm nay 17 tháng 3, 2025, dân chúng Canada tạm biệt Justin Trudeau. Tôi yêu mến thủ tướng và tự hào về ông. Trudeau nói: Dân chủ không phải được ban cho, tự do không phải được ban cho, Canada cũng không phải được ban cho. Bạn phải giành lấy chúng bằng tất cả lòng can đảm, sự hy sinh và công việc cần mẫn mỗi ngày.
Vào đầu tháng 3, 2025 xem chương trình The Jimmy TV trên YouTube trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, cụ bà năm nay 86 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn trò chuyện với nhau. Gần sáu thập niên qua, Hè năm 1967, sau bốn tháng học Quân Sự trong giai đoạn I cùng với Khóa 24 ở Truồng Bộ Binh Thủ Đức, Khóa Nguyễn Trãi I thuyên chuyển về Trường ĐH. CTCT ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó Vòng Tay Học Trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã tái bản nhiều lần gây xôn xao trong dư luận và dĩ nhiên thu hút độc giả nơi nầy vì nhân vật và bối cảnh xảy ra trên mảnh đất nầy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.