Hôm nay,  

Tương Lai Nào Cho Người Tị Nạn Tại Hoa Kỳ?

21/03/202500:00:00(Xem: 1344)

ti nan
Việc đình chỉ chương trình tái định cư người tị nạn của chính quyền Trump đã khiến hàng chục ngàn người mất đi cơ hội tìm kiếm một cuộc đời mới. (Nguồn: istockphoto.com)

Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
 
Sắc lệnh hành pháp mới của Trump không chỉ đình chỉ việc giải quyết đơn xin tị nạn thông thường mà còn cắt toàn bộ ngân sách liên bang dành cho các chương trình tái định cư người tị nạn. Đồng thời, sắc lệnh cũng chấm dứt chương trình Welcome Corps năm 2023 của Bộ Ngoại Giao (cho phép công dân Hoa Kỳ trực tiếp bảo trợ người tị nạn). Chương trình tái định cư trẻ em từ Trung Mỹ cùng với một số thành viên gia đình cũng bị hủy bỏ. Bên cạnh đó, Trump cũng bỏ luôn thị thực Follow-to-Join, khiến hàng ngàn gia đình tị nạn không thể đoàn tụ.
 
Những chương trình này từng là nền tảng của Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1980. Nhờ hệ thống tái định cư này, Hoa Kỳ từng dẫn đầu thế giới trong việc tiếp nhận người tị nạn, giúp họ có một cuộc đời mới trên đất Mỹ.
 
Là một chuyên gia nghiên cứu về người tị nạn và tình trạng di cư cưỡng bức, Tazreena Sajjad (Giảng viên cao cấp về Quản trị toàn cầu, Chính trị và An ninh, American University School of International Service) dự đoán rằng trong suốt nhiệm kỳ của Trump, số lượng người tị nạn được tiếp nhận vào Hoa Kỳ sẽ gần như không có. Điều này không chỉ đẩy hàng ngàn người tị nạn trên toàn thế giới vào cảnh khốn cùng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nhân đạo của chính Hoa Kỳ. Nhiều tổ chức và cộng đồng đang làm việc trong mạng lưới tái định cư người tị nạn cũng sẽ chịu tác động lớn: nhân viên bị sa thải hàng loạt, nhiều tổ chức phải đóng cửa do thiếu nguồn lực tài chánh.
 
Hành trình đầy thăng trầm của chính sách tị nạn Hoa Kỳ
 
Theo luật pháp Hoa Kỳ và quốc tế, một người được xem là tị nạn khi họ phải rời bỏ quê hương vì bị đàn áp hoặc có cơ sở chính đáng để lo sợ bị đàn áp vì chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, là thành viên trong một hội nhóm nào đó hoặc quốc tịch.
 
Dù Hoa Kỳ đã tiếp nhận người tị nạn từ những ngày đầu lập quốc, nhưng phải đến năm 1948, Luật Displaced Persons Act (DPA) mới là luật chính thức đầu tiên về người tị nạn (refugee) tại Mỹ. Được ban hành sau Thế Chiến II, luật DPA cho phép hơn 350,000 người tị nạn Âu Châu nhập cư vào Hoa Kỳ. Nhưng việc tiếp nhận vẫn bị hạn chế vì có quy định cụ thể số lượng người tị nạn từ từng quốc gia khác nhau được phép vào Hoa Kỳ hàng năm.
 
Từ năm 1952 đến 1980, nhiều cuộc khủng hoảng tị nạn trên thế giới đã khiến Quốc hội Mỹ liên tục thông qua các đạo luật mở rộng quyền tiếp nhận người tị nạn từ một số khu vực nhất định.
 
Chính trị đóng vai trò quan trọng trong những quyết định này. Thí dụ, trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War), nhằm đối phó với chủ nghĩa CS, Quốc Hội đã thông qua các đạo luật vào năm 1962 và 1966, cho phép hàng chục ngàn người Cuba nhập cư vào Hoa Kỳ.
 
Tương tự, sau thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã tiếp nhận khoảng 1.4 triệu người tị nạn từ Việt Nam, Campuchia và Lào trong những năm 1970 - 1980.
 
Năm 1980, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Luật Người Tị Nạn (Refugee Act), sửa đổi các quy định hiện hành để nâng mức tối đa tiếp nhận người tị nạn hàng năm và thiết lập một quy trình chính thức để tái định cư người tị nạn.
 
Mỗi năm, tổng thống Hoa Kỳ sẽ phối hợp với Quốc hội để định ra mức tối đa tiếp nhận người tị nạn, dựa trên lợi ích quốc gia và tình hình nhân đạo quốc tế, và thường sẽ công bố vào mùa thu.
 
Kể từ năm 1980, trung bình mỗi năm Hoa Kỳ tiếp nhận trên 95,000 người tị nạn. Sau năm 2000, con số này dao động từ 27,131 người (sau vụ khủng bố 11/9) cho đến 125,000 người vào năm ngoái.
 
Xin tị nạn tại Hoa Kỳ: không hề dễ dàng
 
Việc duyệt xét và hỗ trợ tái định cư cho người tị nạn tại Hoa Kỳ là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan chính phủ: Bộ Ngoại Giao (State Department), Bộ Nội An (Department of Homeland Security, DHS), và Bộ Y Tế và Nhân Sự Vụ (Department of Health and Human Services, HHS).
 
Người nộp đơn xin tị nạn bắt buộc phải đang cư trú tại một quốc gia khác (không phải trên lãnh thổ Hoa Kỳ). Họ phải bắt đầu quy trình bằng cách ghi danh với Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc (U.N. Refugee Agency, UNHCR). Sau khi tiếp nhận đơn ghi danh, UNHCR tiến hành thu thập tài liệu, kiểm tra thông tin và thực hiện sàng lọc ban đầu. Nếu ứng viên đủ điều kiện, họ sẽ được giới thiệu đến một trong bảy Trung tâm Hỗ trợ Tái định cư thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trên toàn cầu.
 
Tại đây, các viên chức Bộ Ngoại giao sẽ phỏng vấn ứng viên, kiểm tra lý lịch kỹ lưỡng, bao gồm cả điều tra lý lịch của FBI. Các viên chức chuyên trách về nhập cư sẽ phỏng vấn trực tiếp để xác minh danh tính và kiểm tra tính chính xác của lời khai. Tất cả lời khai của ứng viên sẽ được so sánh với các báo cáo về tình hình thực tế tại quốc gia của họ.
 
Quá trình này có thể kéo dài từ 18 đến 36 tháng hoặc lâu hơn.
 
Sau khi được chấp thuận, 10 cơ quan tái định cư cấp quốc gia phối hợp với các tổ chức vô vụ lợi địa phương để hỗ trợ người tị nạn trong 90 ngày đầu tiên trên đất Mỹ.
 
Những tranh cãi xoay quanh chương trình tái định cư
 
Những người phản đối chương trình tái định cư, bao gồm Trump, từ lâu cho rằng người tị nạn là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, không được kiểm tra lý lịch kỹ càng và không hòa nhập vào nền kinh tế cũng như xã hội Hoa Kỳ.
 
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra một thực tế khác. Trái ngược với những lo ngại về gánh nặng kinh tế, người tị nạn đóng góp tích cực cho Hoa Kỳ thông qua việc làm ăn và đóng thuế, đồng thời giúp hồi sinh hồi sinh các thị trấn có dân số giảm sút.
 
Từ năm 2005 đến 2019, người tị nạn không chỉ tạo ra 123.8 tỷ MK lợi nhuận ròng cho nền kinh tế liên bang và tiểu bang, mà còn đóng góp 581 tỷ MK vào tổng nguồn thu ngân sách. Riêng tại bang California, phúc trình năm 2023 của Hội đồng Nhập cư Hoa Kỳ (American Immigration Council) chỉ ra rằng tổng chi tiêu của người tị nạn tại đây đã lên hơn 20.7 tỷ MK.
 
Ngoài ra, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có sự liên quan giữa người tị nạn và tội phạm, và người tị nạn cũng chẳng có dính dáng gì nhiều với chủ nghĩa khủng bố.
 
Dù vậy, điều này không ngăn được các chính quyền trước đây thực hiện chính sách hạn chế tái định cư. Sau sự kiện ngày 11/9, dù thủ phạm không phải là người tị nạn, Tổng thống George W. Bush vẫn quyết định đình chỉ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vài tháng. Điều này đã khiến 23,000 người, chủ yếu đến từ Nam Á, Trung Đông và Phi Châu, rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nhiều người trong số họ đã bán hết tài sản và nhà cửa để chuẩn bị chuyển đến Hoa Kỳ nhưng rồi bị mắc kẹt.
 
Năm 2017, ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên, Trump đã ban hành Sắc lệnh hành pháp 13769, tạm dừng Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn Hoa Kỳ trong 120 ngày và cấm nhập cảnh trong 90 ngày đối với công dân từ bảy quốc gia Hồi Giáo – gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen. Ngoài ra, sắc lệnh này còn cấm nhập cảnh vô thời hạn đối với người tị nạn Syria.
 
Không dừng lại ở đó, Trump tiếp tục cắt giảm mạnh mức trần tiếp nhận người tị nạn hàng năm. Từ 110,000 người vào năm 2017, con số này giảm xuống còn 45,000 người vào năm 2018 và vẫn tiếp tục bị cắt giảm hàng năm. Đến năm 2021, chính quyền Trump đã đặt mức tiếp nhận thấp kỷ lục trong lịch sử Hoa Kỳ – nhiều nhất chỉ 15,000 người.
 
Hậu quả khi chương trình tái định cư bị gián đoạn
 
Đợt đình chỉ chương trình tiếp nhận người tị nạn thứ hai của chính quyền Trump đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng ngàn người đang chờ được tái định cư và cả những người đã có mặt tại Mỹ.
 
Đặc biệt, những người tị nạn nói tiếng Ả Rập là một trong những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và nhiều vấn đề về tâm lý như căng thẳng đầu óc và các vấn đề sức khỏe khác, khiến việc hòa nhập xã hội gặp nhiều khó khăn hơn.
 
Không chỉ người tị nạn bị thiệt thòi, nền kinh tế Mỹ cũng bị thiệt hại nặng nề. Một nghiên cứu ước tính rằng việc Trump đình chỉ chương trình tái định cư vào năm 2017 đã khiến nền kinh tế Hoa Kỳ mất 9.1 tỷ MK mỗi năm, đồng thời làm giảm hơn 2 tỷ MK ngân sách ở tất cả các cấp chính quyền. Hệ thống hỗ trợ tái định cư cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng: chỉ trong năm 2017, hơn 300 nhân viên làm việc trong lĩnh vực tái định cư người tị nạn bị sa thải.
 
Bên cạnh đó, lệnh cấm người Hồi giáo nhập cảnh của Trump cũng tạo ra một lượng hồ sơ nhập cư tồn đọng rất lớn. Tính đến năm 2021, khi chính quyền Biden tiếp quản, có tới 25,994 hồ sơ đoàn tụ gia đình của người tị nạn vẫn chưa được giải quyết.
 
Hàng ngàn người tị nạn đã được xác minh đủ điều kiện nhập cư vẫn bị mắc kẹt, trong đó có nhiều người Iraq và Afghanistan từng làm việc với quân đội Hoa Kỳ.
 
Tác động tức thì của lệnh đình chỉ mới nhất
 
Những hậu quả tương tự lại tái diễn trong năm nay.
 
Tính đến ngày 22 tháng 1 năm 2025, chính quyền Trump đã hủy bỏ 10,000 chuyến bay chở người tị nạn đã được duyệt xét đến Hoa Kỳ. Hầu hết họ là những người đến từ 10 quốc gia từng được Hoa Kỳ tiếp nhận nhiều nhất trong những năm gần đây, bao gồm Venezuela, Afghanistan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Myanmar, Nicaragua, Sudan và Iraq.
 
Hậu quả là hàng ngàn người đang phải đối mặt với nguy cơ bị đàn áp, bức hại và bạo lực.
 
Trong khi đó, những người tị nạn mới đến Mỹ, vốn được hỗ trợ trong 90 ngày đầu tiên, nay cũng bị cắt giảm hỗ trợ thiết yếu về quần áo ấm, thực phẩm và nơi ở.
 
Các tổ chức tái định cư trên toàn quốc cũng rơi vào tình cảnh khó khăn khi nguồn tài trợ từ chính phủ bị chặn đứng. Nhiều tổ chức vô vụ lợi mất hàng triệu MK từ các hợp đồng chính phủ để hỗ trợ người tị nạn cũng buộc phải cắt giảm nhân sự hàng loạt. Một số tổ chức phải sa thải hàng chục, thậm chí hàng trăm nhân viên do không còn ngân sách hoạt động.
 
Ba tổ chức tái định cư đã đệ đơn kiện chính phủ liên bang để giữ lại ngân sách mà Quốc hội chuẩn thuận cho chương trình hỗ trợ người tị nạn. Ngày 25 tháng 2 năm 2025, trong vụ kiện Pacito v. Trump, thẩm phán liên bang tại Seattle đã đồng ý với các nguyên đơn, cho rằng Trump có thể đã vượt quá quyền hạn của mình và tạm thời chặn quyết định đình chỉ chương trình tái định cư.
 
Dù vậy, cuộc chiến pháp lý về hệ thống tiếp nhận người tị nạn của Hoa Kỳ vẫn chỉ mới bắt đầu. Nếu nhìn lại lịch sử, có thể thấy rằng những thay đổi chính sách như thế này sẽ để lại hậu quả lâu dài, không chỉ ảnh hưởng đến người tị nạn, mà còn khiến nền kinh tế Hoa Kỳ chịu tổn thất trong nhiều năm tới.
 
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “I study refugees, and here are the facts on the history and impact of refugee resettlement in the US” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.