Hôm nay,  

Mahmoud Khalil: “Tôi Là Một Tù Nhân Chính Trị”

19/03/202522:09:00(Xem: 797)

Skärmbild 2025-03-20 060942
Bị giam giữ không có lệnh bắt vì đấu tranh cho quyền lợi người Palestine, Mahmoud Khalil tuyên bố mình là "tù nhân chính trị" và lên án tình trạng giam giữ tùy tiện của ICE. Anh lên án bất công trong hệ thống giam giữ di dân, đồng thời kêu gọi bảo vệ quyền tự do dân sự và quyền biểu tình cho Palestine. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

(NEW YORK, ngày 18 tháng 3, Huffpost) – Mahmoud Khalil, sinh viên của Đại học Columbia, đã công bố một bức thư gửi từ trung tâm giam giữ di dân của ICE. Anh đang bị giam giữ vì tham gia biểu tình ủng hộ quyền lợi của người Palestine. Trong thư, Khalil tự nhận mình là “tù nhân chính trị” của chính phủ Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng việc anh bị bắt giữ là một hành động đàn áp tiếng nói đối lập.

 

Dùng điện thoại để đọc nội dung cho gia đình ghi lại, Khalil kể về những bất công mà anh đã phải chịu kể từ khi bị các đặc vụ của Bộ Nội An bắt giữ vào đầu tháng này mà không có lệnh bắt, dù anh là thường trú nhân hợp pháp có thẻ xanh đàng hoàng. Anh kể rằng mình đã phải ngủ trên sàn (không được cho mền đắp) tại tòa án di trú ở New York, và tại cơ sở giam giữ ở New Jersey. Sau đó, không một lời giải thích, anh tiếp tục bị chuyển đến một trung tâm giam giữ của ICE tại Louisiana, một cách âm thầm.

 

Trong thư, Khalil không chỉ kể câu chuyện của riêng mình mà còn cất lên tiếng nói cho những người đồng cảnh ngộ. Là một người gốc Palestine sinh ra tại Syria, anh đã tận mắt chứng kiến “những bất công lặng lẽ đang diễn ra đối với vô số con người bị tước đoạt các quyền hợp pháp.”

 

“Ai mới có quyền được bảo vệ trước pháp luật?” Khalil đặt câu hỏi. “Chắc chắn không phải là những con người đang bị nhốt trong những phòng giam chật kín này. Không phải là người đàn ông Senegal mà tôi biết, ông ấy đã bị tước đoạt tự do suốt một năm trời, bị kẹt giữa vòng luẩn quẩn của luật pháp, gia đình thì lại cách xa nửa vòng trái đất. Cũng chẳng phải là chàng trai 21 tuổi mà tôi quen, đặt chân đến đất nước này khi mới lên chín, nhưng cuối cùng lại bị trục xuất mà thậm chí không có lấy một phiên tòa.”

 

Với những gì mắt thay tai nghe, Khalil khẳng định: “Công lý không tồn tại trong hệ thống giam giữ di dân của quốc gia này.”

 

Theo Khalil, việc anh bị bắt giữ là một thí dụ rõ ràng về thói phân biệt đối xử, thù ghét người Palestine suốt nhiều thập niên trong chính phủ Hoa Kỳ, chứ không chỉ từ tháng 10 năm 2023. Đây là một phần của nỗ lực đàn áp người Hồi giáo, người Palestine và người gốc Ả Rập.

 

Anh nhấn mạnh rằng bản thân không chỉ là một nạn nhân, mà còn là một “thử nghiệm” trong chiến lược rộng lớn hơn của chính quyền Trump nhằm dập tắt mọi tiếng nói đối lập về chính trị, bất kể họ có mang quốc tịch Mỹ hay không.

 

“Tôi luôn tin rằng nghĩa vụ của mình không chỉ là đấu tranh để tự giải phóng khỏi những kẻ áp bức, mà còn giúp họ thoát khỏi lòng hận thù và nỗi sợ hãi của chính họ,” Khalil chia sẻ. Anh coi việc mình bị giam giữ như một minh chứng cho sức mạnh của phong trào sinh viên, một phong trào đang dần thay đổi quan điểm của công chúng theo hướng ủng hộ quyền tự do của người Palestine.

 

Bức thư của Khalil được công bố chưa đầy một ngày sau khi quân đội Israel chính thức phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn với Hamas hồi tháng 1, tiến hành các cuộc không kích ồ ạt vào Dải Gaza, tàn sát hàng trăm người Palestine với cái gật đầu của Tòa Bạch Ốc. Cùng lúc đó, Israel vẫn tiếp tục siết chặt phong tỏa, ngăn chặn mọi nguồn viện trợ nhân đạo, đẩy người dân vào thảm cảnh thiếu lương thực trầm trọng, hàng ngàn gia đình sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

 

Khalil viết: “Là người Palestine, tôi hiểu rõ nỗi đau của đồng bào mình – không chỉ gói gọn trong một vùng lãnh thổ. Hoàn cảnh của tôi không khác gì những người bị Israel ‘giam giữ hành chánh’ – tức việc bắt giam người Palestine mà không cần xét xử hay buộc tội – để tước đoạt các quyền lợi hợp pháp của họ.” Anh nêu ra những tù nhân quân sự của Israel, như nhà hoạt động nhân quyền Omar Khatib và giám đốc bệnh viện Dr. Hussam Abu Safiya.

 

“Đối với người Palestine, việc bị bắt rồi tống vào tù mà chẳng cần lý do gì là chuyện bình thường,” Khalil nhấn mạnh. Bản thân anh vẫn chưa bị buộc tội bất kỳ điều gì.

 

Vào thứ Hai (17/3), các luật sư của Khalil đã đệ đơn yêu cầu tòa án liên bang ở New York ban hành lệnh khẩn cấp trả tự do cho anh ngay lập tức, để anh có thể trở về bên người vợ đang mang thai trong khi tòa án xem xét đơn kiện của anh về tính bất hợp pháp của vụ bắt giữ.

 

Ngoài ra, Khalil cũng đã đệ đơn kiện riêng để ngăn Đại học Columbia cung cấp hồ sơ sinh viên tham gia biểu tình cho Quốc hội. Trong thư, anh lên án nhà trường về việc phơi bày thông tin cá nhân  (doxing campaigns) mang tính phân biệt chủng tộc và tiếp diễn việc lan truyền thông tin sai lạc, bất chấp lời kêu cứu từ sinh viên.

 

Cuối thư, Khalil kêu gọi các sinh viên, nhà hoạt động và các viên chức dân cử đứng lên bảo vệ quyền biểu tình và lên tiếng cho Palestine.

 

“Trong những tuần tới, sinh viên, các nhà hoạt động và giới chức cần đoàn kết để bảo vệ quyền biểu tình vì Palestine,” anh nói. “Vấn đề không chỉ nằm ở việc chúng ta có thể lên tiếng hay không, mà còn ở các quyền tự do dân sự cơ bản của tất cả mọi người.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài này kết hợp từ ba nguồn. Bản tin đầu tiên trong bài này sẽ dịch theo bản tin AFP nhan đề "Taliban change tune on preserving heritage sites" (Taliban thay đổi thái độ về việc bảo tồn các di sản) trên Báo Taipei Times, ấn bản Thứ Tư, ngày 23 tháng 4/2025. Bài thứ nhì sẽ lược dịch theo Wikipedia mục từ tiếng Anh “Buddhism in Afghanistan” (Phật giáo tại Afghanistan) để thấy bối cảnh quá khứ văn hóa Phật giáo nơi đây, trước khi vùng đất này bị bạo lực chuyển sang theo Hồi giáo. Bài thứ ba là trích đoạn từ Wikipedia, mục từ tiếng Việt “Các tượng Phật tại Bamyan”
- Trump đổi giọng sau nhiều ngày chửi mắng ông Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell - Cảnh báo từ IMF: Thuế quan sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. - Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent họp các nhà đầu tư: mặt trận áp thuế với TQ sẽ giảm leo thang vì cả Mỹ và TQ đều bất lợi
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chuyển nhiều luật sư kỳ cựu thuộc cơ quan dân quyền sang vị trí khác, được cho là để sắp xếp lại hoạt động của bộ phận này.
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Chính quyền của Tổng Thống Trump đã công bố kế hoạch thay đổi Bộ Ngoại Giao từ trên xuống dưới, bao gồm việc đóng cửa hơn 100 văn phòng. Đây là một phần trong việc thu hẹp quy mô chính phủ liên bang và điều chỉnh các chính sách đối ngoại theo hướng ưu tiên cho chiến lược “Nước Mỹ Trên Hết.”
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, CNBC) – Sau bốn năm tạm ngưng vì đại dịch, Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu các biện pháp “siết nợ” từ ngày 5 tháng 5 năm 2025, nhắm vào các khoản vay tiền học liên bang đã không thanh toán đúng hạn trong thời gian dài.
(WASHINGTON, ngày 21 tháng 4, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chính thức tạm ngưng chương trình kiểm soát chất lượng đối với sữa tươi và các sản phẩm bơ sữa khác, do thiếu hụt nguồn nhân lực tại bộ phận chuyên trách về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Hôm nay, Dân Biểu Derek Trần (CA-45) đã công bố một chuỗi sự kiện và dự án để tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, còn được gọi là Tháng Tư Đen. Năm mươi năm sau khi chế độ Cộng Sản áp bức chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và năm mươi năm kể từ làn sóng di tản đầu tiên, Dân Biểu Trần sẽ vinh danh những hy sinh và lòng kiên cường của cộng đồng người Việt tị nạn, đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của cộng đồng này cho đất nước Hoa Kỳ của chúng ta. Vào ngày 30 tháng 4, Dân Biểu Trần sẽ chủ trì và tham gia một loạt sự kiện tại Washington D.C., trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ, để tưởng niệm Tháng Tư Đen. Ngày tưởng niệm sẽ bắt đầu bằng một cuộc họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm ghi dấu 50 năm Sài Gòn thất thủ, tiếp theo là một cuộc thảo luận với các nhà hoạt động nhân quyền người Việt và các cựu tù nhân lương tâm.
Nông dân trên toàn quốc Hoa Kỳ cho biết họ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản một lần nữa trừ khi có một khoản tiền cứu trợ lớn do người nộp thuế tài trợ để bù đắp cho những tổn thất do chính sách thuế quan hỗn loạn và các đợt cắt giảm chi tiêu mạnh trong lãnh vực nông nghiệp của Donald Trump gây ra.
- Dân biểu Dân Chủ Jamie Raskin đe dọa quốc tế: đừng giúp Trump xây dựng chế độ độc tài ở Mỹ, vì Đảng Dân Chủ sẽ nắm quyền trở lại - 4 Dân biểu Dân chủ bay đến El Salvador để thăm Abrego Garcia, người bị Trump trục xuất nhầm vào nhà tù tử thần Sanvador - TQ nói sẽ trừng phạt các nước ký kết với Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của TQ
Tòa thánh Vatican cho biết, Đức Giáo hoàng Francis đã qua đời vào tuổi 88 lúc 7:35 sáng thứ Hai, 21 thang 4, giờ địa phương. “Vào lúc 7:35 sáng nay, Đức Giám mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà Cha. Toàn bộ cuộc đời của ngài đã cống hiến cho việc phục vụ Chúa và Giáo hội,” Đức Hồng y Kevin Farrell phát biểu.
(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth bị phát hiện đã chia sẻ thông tin về cuộc tấn công hồi tháng 3 ở Yemen với một nhóm chat khác nữa trên ứng dụng Signal, trong đó có vợ, em trai, và luật sư riêng. Việc Hegseth sử dụng một nền tảng nhắn tin không thuộc hệ thống bảo mật quốc phòng để trao đổi thông tin an ninh tối mật đang khiến dư luận và giới lập pháp đặc biệt quan ngại.
(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Samuel Alito vừa lên tiếng chỉ trích quyết định khẩn cấp của Tòa án nhằm ngăn chặn việc trục xuất một nhóm di dân Venezuela. Ông cho rằng đây là một hành động “vội vàng và thiếu chín chắn.”
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.