Hôm nay,  

Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản

03/03/202511:35:00(Xem: 2124)
received_1157124338656281

Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản vừa nói.
 
Bồ-tát Quan Âm và tín ngưỡng Quan Âm xuất hiện rất sớm trong các văn bản Phật giáo Ấn Độ rồi sau đó lan truyền trở thành một đối tượng tín ngưỡng rất sâu đậm và rộng rãi trong những nước có tiếp thu Phật giáo như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, v.v... Từ giữa thế kỷ XX, vị Bồ-tát này đã được giới nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm và đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết tương đối chính xác về lịch sử hình thành và phát triển loại tín ngưỡng ấy trên thế giới. Cụ thể là thông qua công trình nghiên cứu của nhà nữ học giả Pháp Marie-Thérèse de Mallmann ta biết tại Ấn Độ vị Bồ-tát này về mặt đồ tượng được điêu khắc theo thể hình nam nhân. Trong khi đó, các nước tiếp thu tín ngưỡng Quan Âm lại phát triển đồ tượng chủ yếu có thể hình nữ. Ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ III sau Tây lịch trong giai đoạn đầu đã phát triển mạnh tín ngưỡng Quan Âm, nhưng về mặt đồ tượng thì chưa rõ ràng lắm. Thậm chí, một số hình tượng lại truyền từ nước ta lên, mà tiêu biểu là trường hợp của Vương Diệm, sau này đã trở thành một nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng của văn học Trung Quốc. Vương Diệm gốc người Thái Nguyên, Trung Quốc, lúc nhỏ theo cha mẹ đến ở nước ta, rồi gia đình đến quy y với vị pháp sư tên Hiền và được vị sư này ban cho một tượng Quan Âm bằng vàng. Sau đó, Diệm và gia đình trở về Kiến Nghiệp, Trung Quốc, thì Diệm đã mang pho tượng theo để tiếp tục cúng dường. Điều đáng tiếc là bức tượng này không được mô tả chính xác về mặt hình thế, nên ta không biết tượng được đúc theo thể hình nam hay nữ. Dẫu thế, Vương Diệm sống ở nước ta vào nửa sau thế kỷ thứ V, tức khoảng niên hiệu Kiến Nguyên (457-483 sdl) của nhà Nam Tề.
 
Sự kiện này chứng tỏ tín ngưỡng Quan Âm xuất hiện tại nước ta cũng khá sớm không kém gì Trung Quốc. Về sau ở Việt Nam cũng như Trung Quốc đã xuất hiện những vị Quan Âm, mà về mặt đồ tượng thì mang thể hình hoàn toàn phụ nữ, mà đại diện là Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Tống Tử. Về Quan Âm Nam Hải, thì xuất xứ thường truy về Quan Âm tế độ bản nguyện chân kinh, mà bản in sớm nhất hiện biết là vào năm 1416, tức năm Vĩnh Lạc Bỉnh Thân của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bài viết Khuyến phát bồ đề tâm văn in trong Khóa hư lục, vua Trần Thái Tông (1218-1277) đã nhắc đến tích "Diệu Thiện chẳng chọn Phò mã (nên) thành Phật chẳng ngờ". Điều này chứng tỏ Quan Âm tế độ bản nguyện chân kinh đã xuất hiện ở Việt Nam trước khi được truyền vào Trung Quốc như chúng tôi đã chỉ ra trong Toàn tập Trần Thái Tông xuất bản năm 2004. Không những thế, ngôi chùa Hương Sơn nơi thờ đức Quan Âm Nam Hải đứng trên núi Hương của Hà Tĩnh được xác định là một ngôi chùa xây dựng từ thời Trần của Việt Nam. Sự kiện này cho thấy truyện tích Nam Hải Quan Âm tỏ ra rất phổ biến trong quảng đại quần chúng Việt Nam. Đây cũng là thời điểm biển Nam Hải đã rộn rịp không chỉ những hoạt động quân sự nhằm bảo vệ biển đảo của tổ quốc, mà còn để chi viện, giúp đỡ những quốc gia bị đe dọa bởi quân Mông Cổ. Không những thế, biển Nam cũng rộn rịp các thương thuyền của những quốc gia phương Nam đến buôn bán. Cho nên, biển Nam ở đây phải được hiểu là vùng biển phía Nam của nước ta bao gồm cả vùng biển của các nước Indonesia, Philippines, Malaysia và các nước đi qua vùng biển ấy như Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Chúng ta cũng không loại trừ cảng Cửa Sót, tức là cảng Nam Giới vào thời Trần vẫn còn hoạt động. Chứng tích là sự tồn tại các vật liệu xây dựng thời Trần tại chùa Quỳnh Viên ở núi Mốc thuộc xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sự tồn tại của tín ngưỡng Quan Âm có thể là một sảng tạo của Phật giáo Việt Nam, mà sau đó được truyền qua Trung Quốc thông qua bản Quan Âm tế độ bản nguyện chân kinh. Điều này có thể được chứng thực bởi sự xuất hiện của 'Phổ Đà Lạc Độ Hải ở vùng biển Nam Hải của Nhật Bản là một thí dụ, mà tác giả Bùi Chí Trung đã trình bày cho chúng ta trong tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyển ở Nhật Bản đã cho thấy.
 
Nói thẳng ra, một quốc gia khi tiếp thu Phật giáo đã có những cách hành xử của riêng mình, thể hiện quan điểm cũng như ước vọng của dân tộc mình khi vận dụng những cống hiến của Phật giáo cho đời sống cụ thể của người dân đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của họ. Tác giả Bùi Chí Trung đã cung cấp cho chúng ta một số dữ liệu không chỉ để hiểu về tín ngưỡng Quan Âm tại Nhật Bản, mà từ Nhật Bản chúng ta hiểu thêm tín ngưỡng Quan Âm của dân tộc mình, mà chúng tôi xin ghi ra đây để cùng suy ngẫm và cảm ơn tác giả Bùi Chí Trung. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
 
(Bài viết trên trích Lời Nói Đầu của sách, do Giáo sư Lê Mạnh Thát viết).

Để biết thêm chi tiết, xin bấm vào đường dẫn sau:

Đăng ký Trà đàm 07 - TÍN NGƯỠNG QUAN ÂM Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Cơn mưa di tản trở về giữa quá khứ và hiện tại, giữa người chết và người sống. Đó là lăng kính mà mọi thứ đã được chắt lọc qua. Những năm tháng trở nên trong suốt như nước. Những gì chúng ta thấy là những hình dạng mờ nhạt đang trôi về nguồn. Tất cả những viễn cảnh và cách diễn giải của chúng ta khi chúng ta quay trở về là đường nét chuyển động của người khác. Để tồn tại, chúng ta đã di tản qua thời gian, và để nói, chúng ta học ngôn ngữ của mưa.”
Bạn tắt hết điện thoại, truyền hình, bạn gập lại các quyển sách đang đọc. Bạn ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, khóa kín cửa, hay bạn ngồi trên một tảng đá trong rừng, hay bạn ngồi giữa chợ, điều ấy không quan trọng. Bạn không cần phải thực hành bất kì một lễ nghi tôn giáo, yoga hay thiền nào cả.
Một trong những thành tựu quan trọng đáng tự hào của cộng đồng người Việt là sự thành công của những cây bút người Mỹ gốc Việt, kể câu chuyện Việt góp phần vào nền văn học lưu vong Việt Nam cũng như góp mặt vào dòng văn học chính Hoa Kỳ. Bài giới thiệu sách này thuộc loạt bài giới thiệu các tác giả, tác phẩm thuộc dòng văn học thế hệ thứ nhất-thứ hai, trong thời điểm 50 Năm Nhìn Lại, từ biến cố tháng Tư, 1975.
Bạn có thích đọc thơ không? Người ta nói, mỗi người Việt là mỗi nhà thơ. Nhà thơ sao lại không đọc thơ? À, như vậy, bạn có đọc thơ. Dĩ nhiên bạn thích đọc thơ hay. Nhưng làm thế nào để biết bài thơ hay? Có bài thơ được nhiều người khen hay quá trời, sao bạn lại nghĩ là dở. Hoặc bạn hí hửng khoe bài thơ hay vừa đọc được, người bạn đọc xong, lắc đầu. Sao vậy? Thơ hay không bảo đảm người đọc đồng ý với nhau. Hãy hỏi bạn Trí Thông Minh Nhân Tạo (A.I.), trông cậy anh ta biết nhiều, hiểu rộng, có thể cho đôi lời vắn tắt.
Tôi có một thói quen xấu khi đọc sách – luôn bắt đầu bằng cách mở trang cuối và đọc hàng cuối rồi gấp sách lại xem đầu óc mình nghĩ gì. Hôm nay, mở cuốn “Stories from the Edge of The Sea”, cuốn sách dày 216 trang với 14 truyện ngắn của tác giả người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, tôi lẩm nhẩm: “Hãy đứng đến giây phút cuối cùng, và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ phải đứng một mình.“* “Giây phút cuối cùng”? Không hiểu sao hình ảnh Việt Nam những ngày cuối tháng Tư, 1975 hiện về. Dẫu chỉ là một đứa bé con 6 tuổi vào thời điểm này, nhưng lớn lên và sống với những hệ lụy lịch sử kéo dài từ cái ngày định mệnh đó, ngay trên mảnh đất quê hương bị đánh mất, những mảng đời, những câu chuyện, những ám ảnh, những mất mát luôn là những gì mà chính tôi, bạn bè tôi, gia đình tôi, quê hương, dân tộc tôi, vẫn gồng mình hứng chịu… dẫu nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi hiểu mình sẽ bắt đầu đọc cuốn sách này bằng một sự “khó ở” trong lòng của một độc giả người Việt sống xa quê hương, trong tâm trạng u uẩn
Cô lớn lên như một đứa con gái tomboy, đánh gậy bóng chày giỏi hơn thằng em trai mình, có thể đá văng cặp kính ra khỏi mặt một thằng con trai, và vì thế cô không gần với mẹ lắm. Cô chẳng thấy mẹ mình có gì đáng yêu kính. Bà là người với một thân hình đẫy đà, có tật ngồi lê đôi mách, luôn tay luôn chân công việc nhà cửa, lại nợ nần cờ bạc, chẳng bao giờ thích hoạt động ngoài trời, vì quá quan tâm đến những chuyện trong gia đình nên bà chẳng hề đi đâu thăm thú thế giới, đại dương này nọ, ví dụ, bầu trời xanh chẳng có gì cho bà quan tâm, thấy thú vị.
Hôm nay 17 tháng 3, 2025, dân chúng Canada tạm biệt Justin Trudeau. Tôi yêu mến thủ tướng và tự hào về ông. Trudeau nói: Dân chủ không phải được ban cho, tự do không phải được ban cho, Canada cũng không phải được ban cho. Bạn phải giành lấy chúng bằng tất cả lòng can đảm, sự hy sinh và công việc cần mẫn mỗi ngày.
Vào đầu tháng 3, 2025 xem chương trình The Jimmy TV trên YouTube trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, cụ bà năm nay 86 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn trò chuyện với nhau. Gần sáu thập niên qua, Hè năm 1967, sau bốn tháng học Quân Sự trong giai đoạn I cùng với Khóa 24 ở Truồng Bộ Binh Thủ Đức, Khóa Nguyễn Trãi I thuyên chuyển về Trường ĐH. CTCT ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó Vòng Tay Học Trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã tái bản nhiều lần gây xôn xao trong dư luận và dĩ nhiên thu hút độc giả nơi nầy vì nhân vật và bối cảnh xảy ra trên mảnh đất nầy.
Một buổi chiều, từ rất lâu rồi, tôi thấy mình đơn độc trên bãi biển Vũng Tàu, Việt Nam, một thành phố biển gần Sài Gòn, đứng nhìn ra khơi. Chiến tranh ngày một tệ hơn. Huế và Đà Nẵng đã thất thủ. Tiếp theo là cao nguyên Trung Phần. Sài Gòn đang hoảng loạn. Quân đội cộng sản đang tiến quân mà không bị cản trở. Tôi mới mười một tuổi và khá nhỏ con so với tuổi của mình. Bãi biển gần như vắng tanh. Gió và sóng như thét gào bên tai tôi. Với hai cánh tay dang rộng, tạo thành những hình thù kỳ lạ trên không, tôi lớn tiếng tụng niệm những câu thần chú.
Cô nhà văn Hoàng Quân, tự xưng là đại diện “Hội Những Người Trán Dồ Yêu Lung Tung”, tự xưng luôn là có cùng ngày sinh nhật với một ông trán dồ nổi tiếng là ông Albert Einstein, ngày 14/3, có gửi mail yêu cầu tôi viết về trán dồ để hy vọng “trán dồ sẽ góp mặt trong mười…một thương”. Tôi nể ông Einstein nên phóng bút. Trán dồ hay trán dô là cùng một category trán…phi trường. Trán là khu vực nằm từ chân lông mày cho tới chân tóc. Trán bình thường chiếm khoảng 1/3 chiều dài gương mặt. Trán dô lấn sân hơn, vượt qua kích thước thông thường khiến khuôn mặt mất cân đối, kém hài hòa. Nếu nhìn ngang, người ta sẽ thấy phần xương trán của những người trán dô nhô lên cao. Vậy nên nhà văn Hoàng Quân không nên chụp hình profile!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.