Hôm nay,  

Từ Chánh Kiến Tới Giải Thoát / Right View Leads to Liberation

02/03/202508:15:00(Xem: 1142)
blank
Tử Chánh Kiến Tới Giải Thoát

Nguyên Giác

 
Có rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng giữ năm giới là đủ tốt rồi, không cần gì hơn. Thực tế là chưa đủ. Có rất nhiều người nghĩ rằng họ làm thiện, nói lời thiện, suy nghĩ thiện thế là đủ. Thực tế là chưa đủ. Có rất nhiều người nghĩ rằng họ bố thí rộng rãi, sống với tâm từ bi vô lượng là đủ. Thực tế là chưa đủ. Đức Phật nói rằng những người như thế vẫn chưa biết Chánh Pháp, bởi vì chưa có Chánh Kiến. Chánh  kiến còn gọi là Chánh tri kiến, tức là thấy và biết chơn chánh.
 
Trong Kinh AN 4.116 Sutta, Đức Phật nói rằng những người trong thân, khẩu và ý đã từ bỏ điều ác và làm vô lượng điều thiện vẫn cần phải tu tập Chánh Kiến. Kinh AN 4.116 Sutta qua bản dịch của Thầy Minh Châu trích như sau, đã nhấn mạnh là phải có Chánh kiến:
 
"Trong bốn trường hợp, này các Tỷ-kheo, cần phải không phóng dật. Thế nào là bốn? Hãy từ bỏ thân làm ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thân làm lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ lời nói ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập lời nói lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ ý nghĩ ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập ý nghĩ lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ tà kiến, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập chánh kiến, và ở đây chớ có phóng dật."
 
Một điểm để chú ý, rằng đối với người tu được tâm viễn ly (ưa nơi u tịch, xa lìa các pháp thế gian), tu được tâm không còn sân gì nữa, và tu được tâm không còn hại gì tới bất kỳ sinh vật nào, vẫn còn chưa đủ, vì cần phải tu Chánh kiến nữa. Kinh AN 4.72 Sutta, qua bản dịch của Thầy Minh Châu, trích như sau:
 
"Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn? Tầm viễn ly, tầm không sân, tầm không hại, chánh tri kiến. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc."
 
Một điểm căn bản cần nhớ rằng, không tin vào luật nhân quả là chưa có Chánh kiến. Tin vào luật nhân quả sẽ dẫn tới tin vào quả lành của bố thí, những nghi lễ thờ kính các bậc đáng thờ kính như cha, mẹ, các vị tăng và ni, và các bậc đã chứng quả giải thoát.
   
Kinh MN 110 Sutta qua bản dịch của Thầy Minh Châu viết, trích như sau về tà kiến và chánh kiến:
     
"Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh có tà kiến như sau: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha, không có mẹ, không có loại hóa sanh. Ở đời, không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh.
...[...]
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh có chánh kiến như bậc chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có chánh kiến như sau: “Có bố thí, có lễ hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, có loại hóa sanh. Ở đời có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh."
   
Bên cạnh Chánh kiến hữu lậu, Đức Phật cũng dạy về Chánh kiến vô lậu. Nơi đây, người tu phải nhìn vào thực tướng các pháp, để thấy rằng không thể chấp rằng các pháp là hiện hữu hay là không hiện hữu. Bài Kinh SA 301 Sutra ghi lại rằng sau khi Đức Phật dạy cách nhận ra Chánh kiến, ngài Tán-đà Ca-chiên-diên tức khắc chứng quả A La Hán. Kinh có sức chuyển hóa mãnh liệt này đây ghi toàn văn bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng như sau.
 
"Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại nhà khách trong rừng sâu, xóm Na-lê. Bấy giờ Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên đi đến chỗ Phật, đảnh lễ, ngồi qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, như Ngài nói ‘Chánh kiến.’ Vậy thế nào là chánh kiến? Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn thi thiết chánh kiến?”
 
Phật bảo Tán-đà Ca-chiên-diên: “Thế gian có hai sở y, hoặc có hoặc không, bị xúc chạm bởi thủ. Do bị xúc chạm bởi thủ nên hoặc y có hoặc y không. Nếu không có chấp thủ này vốn là kết sử hệ lụy của tâm và cảnh; nếu không thủ, không trụ, không còn chấp ngã, thì khi khổ sanh là sanh, khổ diệt là diệt, đối với việc này không nghi, không hoặc, không do người khác mà tự biết; đó gọi là chánh kiến. Đó gọi là chánh kiến do Như Lai thi thiết. Vì sao? Thế gian tập khởi, bằng chánh trí mà quán sát như thật, thì thế gian này không phải là không. Thế gian diệt, bằng chánh trí mà thấy như thật, thế gian này không phải là có. Đó gọi là lìa hai bên, nói pháp theo Trung đạo. Nghĩa là, ‘Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; tức là, duyên vô minh nên có hành,… cho đến, thuần một khối khổ lớn. Do vô minh diệt nên hành diệt,… cho đến, thuần một khối khổ lớn diệt.’”
 
Phật nói kinh này xong, Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên nghe những gì Phật đã dạy, chẳng khởi các lậu, tâm được giải thoát, thành A-la-hán."
   
Trong nhóm Kinh Nhật Tụng của chư tăng ni khi Đức Phật còn sinh tiền, có nhiều kinh dạy về Chánh kiến. Cách nhìn về Chánh kiến này y hệt cách nhìn của Thiền Tông trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Kinh Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Lăng Nghiêm.

Nơi đây, chúng ta trích dẫn Kinh Snp 4.3 Sutta qua bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác, nói rằng con đường giải thoát là lìa bỏ tất cả các chấp kiến, lìa bỏ tất cả các lý thuyết, không còn thấy có giáo thuyết nào để tranh cãi nữa.
.
785
Không dễ vượt qua sự chấp kiến:
khi chọn một giáo thuyết xong, họ giữ chặt lấy
họ sẽ dựa vào ý kiến riêng đã có để
chấp nhận hay bác bỏ một giáo thuyết.
.
786
Với người đã thanh tịnh,
không định kiến nào khởi lên về bất cứ
những gì là có hay không có (về hữu hay phi hữu)
ở bất cứ nơi đâu trong thế giới này.
Đã xa lìa hư vọng và kiêu mạn, làm sao vị này
có thể dính mắc nữa. Họ sống không dính mắc.
.
787
Làm sao, và về những gì,
những kẻ dính vào tranh cãi về các giáo thuyết
có thể tranh cãi với người không dính mắc gì?
Không nắm giữ bất cứ gì, và không bác bỏ bất cứ gì
người ấy rũ bỏ bất kỳ cái nhìn nào nơi đây.
.
Tương tự, sau đây là trích lời Đức Phật dạy trong Kinh Snp 4.9 Sutta, qua bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác:
.
837
(Đức Phật nói)
Xem các giáo thuyết người ta nắm giữ,
ta không thuyết một pháp nào cho đời nắm giữ
Nhìn vào các quan điểm, ta không nắm giữ gì (vô sở trụ)
Khảo sát, ta nhìn thấy bình an nội tâm.
.... [] ...
839
(Đức Phật nói với Magandiya)
Ta nói rằng thanh tịnh không thể tới từ quan điểm,
học hỏi, kiến thức, giới luật, và nghi lễ tôn giáo;
cũng không thể tới từ thiếu vắng quan điểm,
học hỏi, kiến thức, giới luật, và nghi lễ tôn giáo.
Nhưng chỉ là khi buông xả hết, khi không nắm giữ gì hết,
thì sẽ bình an (không dựa vào đâu), không còn muốn sanh hữu nữa.
.
Tới đây, chúng ta có thể nhìn lại Thiền sử Việt Nam, sẽ nhìn thấy nhiều lời dạy về Chánh kiến vô lậu như thế. Thí dụ, "Hữu vô câu bất lập, nhật cảnh bổn đương bô" (Không dựng lập Có, không dựng lập Không, mặt trời trí tuệ sẽ lên cao). Hai câu này là từ một bài kệ của Thiền sư Tông Diễn (1640 – 1711) của Việt Nam.
 
Không chỉ trong Thiền Tông, truyền thống Phật Giáo VN từ xa xưa vẫn dùng Tâm Kinh Bát Nhã trong nhóm Kinh Nhật Tụng hàng ngày. Trong đó, là cái nhìn tương tự, rằng “Sắc chính là Không, và Không chính là Sắc…” Trong đó, Sắc chính là “cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc, cái được tư lường” (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) tất cả đều không gọi là Có hay Không, vì tất cả là thuận theo duyên khởi: khi tập khởi thì được nhận ra là Có, và khi biến diệt thì gọi là Không. Chỉ thái độ trung đạo như thế, mới không làm cho hành giả vướng vào bất kỳ kiến chấp nào. Và vì không vướng vào bất cứ gì, người tu sẽ đoạn tận được năm uẩn của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Và đó là giải thoát.
.
.... o ....
.... o ....

Right View Leads to Liberation

Written and translated by Nguyên Giác

 
Many of us believe that adhering to the five precepts suffices and requires no further action. In reality, it is not enough. There are many people who think that doing good deeds, speaking good words, and having good thoughts is enough. In reality, it is not enough. There are many people who think that giving alms generously and living with boundless compassion is enough. In reality, it is not enough. The Buddha stated that individuals who lack the right view do not understand the Dharma. The right view is to see and realize the truth.
 
In the AN 4.116 Sutta, the Buddha stated that those who have abandoned evil in body, speech, and mind and have performed countless good deeds still need to cultivate the right view. The AN 4.116 Sutta, translated by Bhikkhu Sujato, emphasizes the importance of developing Right View, as quoted below.

   
"“Mendicants, you should be diligent in four situations. What four? Give up bad conduct by way of body, speech, and mind; and develop good conduct by way of body, speech, and mind. Don’t neglect these things. Give up wrong view; and develop right view. Don’t neglect this."
 
One important point to note is that for a practitioner who has developed a mind of renunciation—preferring quiet places, away from worldly affairs—who has cultivated a mind free of anger and who has achieved a mindset that does not cause harm to any living being, it is still insufficient. One must also attain Right View. The AN 4.72 Sutta, translated by Bhikkhu Sujato, states the following:
.
“Mendicants, when a mendicant has four things their practice is unfailing, and they have laid the groundwork for ending the defilements. What four? Thoughts of renunciation, good will, and harmlessness; and right view. When a mendicant has these four things their practice is unfailing, and they have laid the groundwork for ending the defilements.”
.
A fundamental point to remember is that a lack of belief in the law of cause and effect indicates an absence of Right View. Embracing the law of cause and effect fosters a belief in the positive outcomes of charity, as well as the rituals of honoring deserving individuals, such as parents, monks, nuns, and those who have achieved liberation.

MN 110 Sutta, translated by Thanissaro Bhikkhu, discusses the wrong and right views as follows:
 
"And how is a person of no integrity a person of no integrity in the views he holds? There is the case where a person of no integrity is one who holds a view like this: 'There is nothing given, nothing offered, nothing sacrificed. There is no fruit or result of good or bad actions. There is no this world, no next world, no mother, no father, no spontaneously reborn beings; no brahmans or contemplatives who, faring rightly & practicing rightly, proclaim this world & the next after having directly known & realized it for themselves.' This is how a person of no integrity is a person of no integrity in the views he holds.
... [] ...
"And how is a person of integrity a person of integrity in the views he holds? There is the case where a person of integrity is one who holds a view like this: 'There is what is given, what is offered, what is sacrificed. There are fruits & results of good & bad actions. There is this world & the next world. There is mother & father. There are spontaneously reborn beings; there are brahmans & contemplatives who, faring rightly & practicing rightly, proclaim this world & the next after having directly known & realized it for themselves.' This is how a person of integrity is a person of integrity in the views he holds."
.
Besides the conditioned Right View, the Buddha also taught the noble Right View. In this context, the practitioner must examine the true nature of reality, recognizing that it is impossible to definitively assert that things either exist or do not exist. The SA 301 Sutra notes that after the Buddha imparted the teachings on realizing Right View, Venerable Katyāyana immediately attained the fruit of Arhat. This profoundly transformative Sutra includes the complete translation of Choong Mun-keat, as follows.
 
"Thus have I heard.
At one time, the Buddha was staying at the reception hall in the forest of Ñātika. Then, the venerable Katyāyana came to where the Buddha was, saluted him by prostrating with his head to the ground and touching the feet of the Buddha, and sat down at one side.

He then asked the Buddha: “World Honoured One, you speak of right view. What is right view? How, World Honoured One, does one establish right view?”

The Buddha said to Katyāyana: “There are two bases to which people in the world are attached, to which they adhere: existence and non-existence. Because of their attachment and adherence, they are based on either existence or non-existence.

“In one who has no such attachment, bondage to the mental realm, there is no attachment to self, no dwelling in or setting store by self. Then, when suffering arises, it arises; and when it ceases, it ceases.

“If one does not doubt this, is not perplexed by it, if one knows it in oneself and not from others, this is called right view right view as established by the Tathāgata (the Buddha).

“Why is this? One who rightly sees and knows, as it really is, the arising of the world, does not hold to the non-existence of the world. One who rightly sees and knows, as it really is, the cessation (passing away) of the world, does not hold to the existence of the world.

“That is called avoiding the two extremes, and teaching the middle way, namely: Because this exists, that exists; because this arises, that arises. That is, conditioned by ignorance, activities arise, and so on …, and thus this whole mass of suffering arises. When ignorance ceases, activities cease, and so on …, and thus this whole mass of suffering ceases.”

When the Buddha had taught this discourse, the venerable Katyāyana, having heard what the Buddha had said, became freed of all influences, attained liberation of mind, and became an arahant." (End of SA 301 Sutra)
.
In the Daily Recitation Sutras of the monks and nuns during the Buddha's lifetime, numerous sutras expound on the concept of Right View. This understanding of Right View aligns closely with the perspective presented in the Zen teachings found in the Dharma Jewel Platform Sutra, the Diamond Sutra, the Heart Sutra, and the Shurangama Sutra.
 
Here, we quote the Snp 4.3 Sutta as translated by the Laurence Khantipalo Mills, which states that the path to liberation involves abandoning all views, relinquishing all theories, and no longer perceiving any doctrines to debate.
.
"When one has grasped
from among many Dharma-doctrines,
after due considerations one clings to a View,
or condemns those of others,
hence it’s not easy to transcend those Dharmas.
.
There is not in the world such a purified person
who continues in these views about existential states,
for this person of purity, let go of illusion and conceit,
how can he be in any way reckoned?
.
Who is attached still enters into doctrinal debates,
but one unattached, how could he take sides?
For him nothing is taken up or put down,
With all views shaken off, relying on none."
.
Similarly, here is an excerpt from the Buddha's teachings in the Snp 4.9 Sutta, translated by Laurence Khantipalo Mills:
.
"Buddha:
As nothing is grasped among various Dharmas,
so for me there is not any “This I proclaim”,
having seen but not grasped among many views,
through discernment among them I saw inner peace.
....
Buddha:
Neither from views, not from learning or knowledge,
not from rites, or from vows, does purity come I say;
nor from no views, no learning, no knowledge acquired,
no rites and no vows—none of them at all,
Neither by grasping nor giving them up
is their peace unsupported, and no hunger “to be”...."
.
At this point, we can reflect on the history of Vietnamese Zen and observe numerous teachings regarding the noble Right View. For instance, "Without establishing existence and without establishing non-existence, the sun of wisdom will rise high." These two sentences are from a verse by Vietnamese Zen Master Tông Diễn (1640–1711).
   
Not only in Zen, but the Vietnamese Buddhist tradition has also utilized the Heart Sutra in its daily recitations since ancient times. This text presents a similar perspective: “Form is Emptiness, and Emptiness is Form…” Here, Form encompasses “what is seen, what is heard, what is smelled, what is tasted, what is touched, and what is thought of.” None of these are classified as Being or Non-Being, as they all align with the principle of dependent origination. When they arise, they are recognized as Being, and when they cease, they are referred to as Non-Being. Adopting a middle- way approach prevents the practitioner from becoming entangled in any fixed views. By remaining unattached, the practitioner can transcend the five aggregates across the three temporal dimensions of past, present, and future. This state of detachment leads to liberation.
.
THAM KHẢO / REFERENCE:

-- AN 4.116 Sutta:
https://suttacentral.net/an4.116/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/an4.116/en/sujato
-- AN 4.72 Sutta:
https://suttacentral.net/an4.72/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/an4.72/en/sujato
-- MN 110:
https://suttacentral.net/mn110/vi/minh_chau
https://accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.110.than.html
-- SA 301:
https://suttacentral.net/sa301/vi/tue_sy-thang
https://suttacentral.net/sa301/en/choong
-- Snp 4.3:
https://thuvienhoasen.org/p15a30596/sn-4-3-dutthatthaka-sutta-kinh-ve-ta-kien
https://suttacentral.net/snp4.3/en/mills
-- Snp 4.9:
https://suttacentral.net/snp4.9/en/mills
https://thuvienhoasen.org/p15a30602/sn-4-9-magandiya-sutta-kinh-ve-khong-giu-quan-diem-nao

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Trump thú nhận thất bại trong việc thuyết phục Putin ngưng bắn 30 ngày rằng vì Putin đang có lợi thế. - Trump: viện trợ cho Ukraine không bàn trong cuộc gọi với Putin (Nhưng Putin nói, Putin đòi chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine). - Giành đất cắm cờ trước giờ ngưng bắn: Nga thêm quân đến biên giới khu vực Sumy, có thể tấn công trên nhiều mặt trận - Putin: đã xóa sổ xong quân Ukraine trên đất Nga.
Hơn 300 thành viên tham gia gồm các cá nhân và tổ chức quan trọng trong cộng đồng, đã dẫn đầu cuộc biểu tình ngày thứ Ba trước văn phòng dân biểu Young Kim ở Anaheim Hills, với những bảng hiệu phản đối các sách lược cắt giảm ngân sách liên bang áp dụng với các chương trình an sinh xã hội quan trọng như Medicaid và SNAP, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu gia đình, người cao niên, người khuyết tật, các gia đình và trẻ em phụ thuộc vào các chương trình này.
(WASHINGTON, ngày 18 tháng 3, Reuters) – Một thẩm phán liên bang tại Washington đã ra lệnh tạm thời ngăn chặn quân đội Hoa Kỳ thực thi sắc lệnh của Trump về việc cấm người chuyển tính phục vụ trong quân đội. Phán quyết này được đưa ra trong vụ kiện của 20 quân nhân đương nhiệm và những người đang có nguyện vọng nhập ngũ.
(DALLAS, ngày 19 tháng 3, AP) – Chính phủ Hoa Kỳ vừa công bố một loạt các tài liệu mật liên quan đến vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy năm 1963, theo chỉ thị của Tổng thống Trump được ban hành ngay sau khi ông nhậm chức.
Cuối tuần qua, chính quyền Trump đã tiếp tục đẩy nước Mỹ vào một cuộc khủng hoảng Hiến pháp chưa từng có khi công khai phớt lờ hai lệnh cấm trục xuất từ tòa án liên bang. Trong sự việc đầu tiên, bác sĩ Rasha Alawieh, một chuyên gia ghép thận tại Đại học Brown, đã bị cưỡng ép rời khỏi Hoa Kỳ dù hôm thứ Sáu (14/3), thẩm phán đã ra lệnh dừng ngay lập tức việc trục xuất. Sau đó, chính quyền tiếp tục trục xuất khoảng 250 người Venezuela đến El Salvador, dù một thẩm phán liên bang đã ra lệnh dừng ngay lập tức các chuyến bay. Bộ Tư Pháp viện cớ rằng họ không thể ngăn chặn vụ trục xuất Alawieh vì lệnh tòa đến quá muộn. Tòa Bạch Ốc thậm chí còn cho rằng thẩm phán không có quyền can thiệp đối với những di dân Venezuela và Trump có toàn quyền trục xuất bất kỳ ai không phải công dân Mỹ mà không cần phải chịu sự giám sát của tư pháp.
(CHICAGO/WASHINGTON, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Chính quyền Trump tuyên bố có kế hoạch hợp pháp hóa vĩnh viễn việc tăng tốc độ dây chuyền chế biến tại các nhà máy chế biến thịt heo và gia cầm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quyết định này khiến các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động lo ngại, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe người lao động và an toàn thực phẩm.
(WASHINGTON, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Đại học Harvard thông báo rằng từ năm học 2025-2026, trường sẽ miễn toàn bộ học phí cho sinh viên đại học từ các gia đình có thu nhập dưới 200,000 MK mỗi năm. Đối với sinh viên đến từ các gia đình có thu nhập dưới 100,000 MK, Harvard sẽ không chỉ miễn học phí mà còn chi trả phí bảo hiểm y tế, chỗ ở và các chi phí sinh hoạt khác.
Lama Zopa Rinpoche giải thích phương pháp thiền về tính không trong cuộc sống hàng ngày. Trích đoạn này là từ bài giảng tại Viện Root Institute, Bodhgaya, Ấn Độ, vào ngày 30 tháng 1 năm 2012. Biên tập bởi Tu sĩ Ailsa Cameron.
(PERTH, ngày 16 tháng 3, Reuters) – Trên vùng biển ngoài khơi Tây Úc, trong phòng điều khiển của tàu ngầm USS Minnesota (Virginia class), các vận hành viên hệ thống Sonar đang điều chỉnh hệ thống để thích nghi với những âm thanh đặc trưng của cá heo. Đây là vùng biển mới đối với họ, trong thời gian tới, sự hiện diện của tàu ngầm Hoa Kỳ sẽ được mở rộng đáng kể.
(SEOUL, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Bắc Hàn tuyên bố sẽ tiếp tục nâng cấp và tăng cường lực lượng nguyên tử của mình, đồng thời lên án các ngoại trưởng của nhóm G7 (gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản) vì đã vi phạm chủ quyền của nước này khi yêu cầu họ chấm dứt chương trình vũ khí nguyên tử.
- Canada: Thủ tướng Mark Carney xét lại vụ mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ xem có thể mua chiến đấu cơ nước khác hay không. Công ty Lockheed Martin lạnh cẳng: hợp đồng 88 phi cơ còn giá trị. - Trump thêm 1 chiến thắng: Một tòa kháng án đã dỡ bỏ lệnh tòa dưới chặn các sắc lệnh của Trump đòi xóa sổ DEI
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau. Trong truyền thống Phật giáo, nó được gọi là "Phật tánh" hay là bản chất Phật -- thường được mô tả theo ba phẩm chất: trí tuệ vô biên, khả năng vô hạn và lòng từ bi vô lượng.
Nhân viên truyền thông của đài VOA sáng hôm nay đến làm việc tại Đài Tiếng nói Hoa Kỳ để phát sóng chương trình cuối tuần của họ như thường lệ đã nhận được thông báo họ đã bị cấm cửa: Các quan chức liên bang đã tiến hành lệnh đình chỉ hàng loạt hoạt động vô thời hạn. Việc này diễn ra sau sắc lệnh ban hành vào khuya thứ Sáu của Tổng thống Trump rằng cơ quan mẹ của cơ quan này, có tên là U.S. Agency for Global Media (Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ), “phải loại bỏ mọi hoạt động luật pháp không bắt buộc” (eleminate all activities not required by law). Khoảng 10 giờ sáng Thứ Bảy 15/3/2025, Kari Lake, giám đốc Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA đăng trên danh khoản Twitter nội dung: “Tổng thống đã ban hành một sắc lệnh hành pháp có tên là Tiếp tục Cắt Giảm Bộ máy Quan liêu Liên bang. Sắc lệnh này tác động vào Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM) và các đài VOA, OCB, RFA, RFI do USAGM tài trợ ngân sách. Nếu bạn là nhân viên của cơ quan này, vui lòng kiểm tra email của bạn ngay để
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.