Hôm nay,  

Donald Trump Và Giấc Mộng Đế Vương

28/02/202500:00:00(Xem: 1412)

Trump
Khi Trump đang chìm đắm trong giấc mộng đế vương của mình, những lời cảnh báo của John Adams hơn 200 năm trước giờ đây nghe có vẻ quen thuộc một cách đáng sợ. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.”
 
Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ.
 
Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!
 
Ngay sau đó, phó Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc, Taylor Budowich, đăng trên nền tảng X ảnh chụp lại bài đăng của Trump, ghép cùng hình ảnh do AI tạo ra, trong đó Trump đội vương miện, đứng sừng sững giữa đường chân trời New York phía sau. Các tài khoản mạng xã hội chính thức của Tòa Bạch Ốc cũng nhiệt tình hưởng ứng, chia sẻ hình ảnh kiểu như trang bìa tạp chí TIME (giả), trong đó tiêu đề “TIME” được thay thế bằng chữ “TRUMP”, kèm theo hình minh họa Trump đội vương miện và dòng tiêu đề không thể hoành tráng hơn: “Hoàng Đế Vạn Tuế.
 
Hình ảnh này ngay lập tức khiến dư luận xôn xao. Nó không chỉ gợi nhớ đến một trang bìa hàng thật của TIME từ năm 2018. Trong trang bìa đó, Trump được minh họa đang nhìn vào gương và thấy hình ảnh phản chiếu của mình đội vương miện, với tiêu đề đầy ẩn ý “King Me” (xin tạm dịch: “Vương Vị Tự Phong”) và phụ đề “Visions of absolute power” (Ảo vọng về quyền lực vô biên).
 
Lời tự xưng của Trump ngay lập tức vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ. Thống đốc New York Kathy Hochul lên tiếng đầy gay gắt: “Đất nước này là quốc gia pháp trị, vua chúa gì ở đây.” Và còn nhấn mạnh thêm: “New York đã vắng bóng vua chúa được hơn 250 năm rồi. Và chắc chắn sẽ không quay lại cái thuở đó đâu.
 
DB Don Beyer (Dân Chủ, Virginia) cũng lặp lại lời nhắc nhở này: “Ở Mỹ hổng có chứa mấy vị hoàng đế bệ hạ nha.
 
Thống đốc Illinois J.B. Pritzker, cũng là một thành viên Đảng Dân chủ, đã nhấn mạnh quan điểm này trong bài phát biểu State of the State của mình:
Tôi đã tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp của tiểu bang và quốc gia chúng ta. Hoa Kỳ không có vua chúa, và tôi sẽ không quỳ gối trước một ai.
 
Trump dường như không còn muốn giấu giếm tham vọng của mình nữa. Trong những tuần gần đây, ông liên tục có những hành động cho thấy mình không phải là một Tổng thống “bình thường” theo bất kỳ nghĩa nào. Cuối tuần qua, ông đăng một tuyên bố lấy cảm hứng từ Napoleon, ám chỉ rằng mình đứng trên luật pháp. Trump cũng nhiều lần bóng gió về ý đồ “trụ lại” thêm một nhiệm kỳ thứ ba. (Tu Chính Án Số 22 của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rõ ràng rằng một Tổng thống chỉ được phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ).
 
Đáng chú ý, trong buổi phỏng vấn trên Fox News vào ngày 18 tháng 2, Elon Musk, cố vấn của Trump, lặp lại ý tưởng rằng Trump nên có quyền lực tối thượng, không bị ràng buộc bởi hệ thống tư pháp. Musk lập luận rằng: “Nếu mong muốn của Tổng thống không được đáp ứng, mà Tổng thống lại là đại diện của nhân dân, thì có nghĩa là mong muốn của nhân dân không được thực hiện. Và nếu vậy, chúng ta không thực sự sống trong một nền dân chủ, mà chỉ là một bộ máy quan liêu mà thôi.
 
Tuy nhiên, các nhà lập quốc chưa bao giờ hình dung Hoa Kỳ như một chế độ chuyên quyền hay một nền dân chủ thuần túy. Họ định hình đất nước này như một nền cộng hòa – mà James Madison mô tả là “một chính phủ mà mọi quyền lực đều xuất phát từ nhân dân, dù là trực tiếp hoặc gián tiếp, và được điều hành bởi những cá nhân nắm giữ chức vụ trong một khoảng thời gian giới hạn, hoặc chừng nào họ còn giữ vững phẩm hạnh.
 
Một trong những nguyên tắc nền tảng của Hoa Kỳ là quốc gia này sẽ không bị cai trị bởi một vị vua nắm trong tay quyền lực tối thượng – được thể hiện rõ ràng trong Tuyên Dương Độc Lập (Declaration of Independence) và được đảm bảo trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
 
Hiến pháp được soạn thảo sau nhiều tranh luận gay gắt vào năm 1787 nhằm tạo ra một hệ thống chính phủ có thể bảo vệ tự do của nhân dân mà không rơi vào chế độ chuyên quyền.
 
Dù vậy, không phải nhà lập quốc nào cũng phản đối một Tổng thống có quyền lực mạnh mẽ. Thí dụ như Alexander Hamilton, ông cho rằng chính phủ nên có một nhà lãnh đạo hành pháp duy nhất thay vì một hội đồng nhiều người, bởi lẽ một nhóm quá đông có nguy cơ phát sinh “bất đồng quan điểm.” Ngược lại, những người khác, như Edmund Randolph, cảnh báo rằng một nhánh hành pháp tập trung quyền lực vào một người duy nhất có thể trở thành “mầm mống của chế độ quân chủ”.
 
Thời điểm đó, dư luận lo ngại rằng Hiến pháp mới sẽ tạo ra một chế độ quân chủ trá hình. Một tờ báo Philadelphia đã trích dẫn lời một dân biểu tiểu bang (delegate) tham gia Hội nghị Lập hiến rằng: “Dù không thể nói chính xác những gì chúng tôi đang làm, nhưng có thể khẳng định một điều là: chúng tôi chưa từng nghĩ đến việc lập một vị vua.
 
Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân quyền, chia chính phủ thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi nhánh có vai trò và quyền hạn riêng, tạo nên một hệ thống chính trị dựa trên nguyên tắc đối trọng (checks and balances), nhằm ngăn chặn bất kỳ cá nhân hay cơ quan nào nắm quyền lực tuyệt đối. Đây là một biện pháp thiết yếu để bảo vệ nền cộng hòa non trẻ khỏi kiểu cai trị độc tài mà các thuộc địa Mỹ từng đấu tranh để giành tự do.
 
Nguyên tắc này được Thomas Paine thể hiện rõ trong cuốn Common Sense (Lẽ Thường) xuất bản năm 1776, ông viết: “Trong các chính phủ chuyên chế, nhà vua là luật pháp; còn ở các quốc gia tự do, luật pháp phải là vua, và không ai khác có thể thay thế.
 
Theo sử gia Holly Brewer, có rất nhiều vấn đề mà các nhà lập quốc tranh cãi gay gắt với nhau; nhưng riêng vấn đề này, họ lại đồng thuận tuyệt đối: Tổng thống Hoa Kỳ không phải là “một vị vua lên ngôi thông qua bầu cử.”
 
Trong một bài viết trên tạp chí TIME vào năm 2018, Richard Hurowitz đã viết
Giải pháp của Hoa Kỳ là một nhánh hành pháp có đủ quyền lực để điều hành hiệu quả, nhưng cũng được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn sự bạo quyền.” Thế nhưng, ngay cả các nhà lập quốc cũng hiểu được rằng hệ thống này “vẫn phụ thuộc ít nhiều vào phẩm hạnh của Tổng thống và cử tri ủng hộ ông ta.
 
Vào ngày cuối cùng của Hội nghị Lập hiến năm 1787, khi được hỏi liệu các dân biểu đã lập ra một chế độ quân chủ hay một nền cộng hòa, Benjamin Franklin trả lời một câu nổi tiếng: “Một nền cộng hòa, nếu các người có thể giữ gìn.
 
Hơn hai thập niên sau, vào năm 1814, cựu Tổng thống John Adams đã cảnh báo rằng nền dân chủ không được kiểm soát có thể nguy hiểm không kém gì chế độ quân chủ và không bao giờ tồn tại lâu dài. Ông nhấn mạnh rằng: “Nền dân chủ khi không có kiểm soát sẽ nhanh chóng suy tàn, kiệt quệ và tự hủy hoại chính mình. Trong lịch sử, chưa từng có nền dân chủ nào không tự diệt vong. Chúng ta đừng lầm tưởng rằng dân chủ đó sẽ đỡ phù phiếm, đỡ kiêu ngạo, không ích kỷ và tham lam như chế độ quý tộc hay quân chủ.
 
Adams cũng nhận xét “quyền lực tuyệt đối là liều thuốc mê hoặc tất cả, từ bạo chúa, quân vương, quý tộc cho đến cả những người tin vào nền dân chủ,” và cảnh báo rằng khi người dân mất lòng tin vào chính phủ, họ sẽ dễ dàng bị cuốn theo cơn khát quyền lực của một kẻ độc tài. “Họ sẽ hoảng sợ kêu lên: ‘Chúng ta không thể tiếp tục thế này! Mọi thứ đã đi quá xa! Sai hết rồi! Không ai còn an toàn cả!’ Chúng ta cần đồng lòng hướng về một nhân vật nào đó, một kẻ tài giỏi có thể bảo vệ tất cả—dù đó là Caesar, [Napoleon] Bonaparte hay bất kỳ ai khác! Chúng ta có thể đã từng ngờ vực, căm ghét, thậm chí khinh miệt con người này; nhưng đến cuối cùng, chúng ta vẫn phải đứng về phía hắn, thần phục, tung hô hắn đến tận trời xanh, và ca tụng rằng đây là người vĩ đại nhất, tài ba nhất, phi thường nhất mà thế giới từng có!”
 
Những lời của Adams sẽ khiến nhiều người chỉ trích Trump cảm thấy bất an vì có vẻ như điều này đang ứng nghiệm một cách đáng sợ.
 
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “What the Founding Fathers Said About Kings” được đăng trên trang Time.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.