Hôm nay,  

Giám Sát Hàng Loạt: Công Cụ Chính Trị Mới Của Trump?

28/02/202500:00:00(Xem: 953)

giam sat hang loat
Trump đang sử dụng chiến thuật gieo rắc khủng hoảng đạo đức để hợp thức hóa giám sát hàng loạt đối với người da màu và di dân nhập cư.  Các chuyên gia lo ngại rằng điều này có thể đe dọa nền dân chủ của Hoa Kỳ. (Nguồn: pixabay.com)
 
Tổng thống Donald Trump từng công khai tuyên bố sẽ nhắm mục tiêu vào các đối thủ chính trị của mình. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng ông có thể lợi dụng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ làm công cụ để giám sát hàng loạt, nhằm vào những người mà ông xem là mối đe dọa.
 
Giám sát hàng loạt là việc theo dõi người dân trên quy mô lớn. Chính phủ thường sẽ nhắm vào một số nhóm đối tượng, như các nhóm tôn giáo thiểu số, các chủng tộc hoặc sắc tộc nào đó, hoặc di dân… để thu thập thông tin; sau đó sử dụng dữ liệu này để “kiểm soát” họ, chẳng hạn như bắt giữ, trục xuất hoặc bỏ tù.
 
Brittany Friedman (giảng sư tại USC Dornsife College of Letters, Arts and Sciences, University of Southern California) và Raquel Delerme (đang hoàn thành luận án Tiến sĩ tại Department of Sociology, University of Southern Californa) là những chuyên gia về lĩnh vực kiểm soát xã hội. Họ nghiên cứu cách các chính phủ buộc công dân phải tuân thủ luật lệ, và đã dành nhiều năm nghiên cứu về giám sát.
 
Dựa trên kinh nghiệm và nhiều năm nghiên cứu, Friedmantin và Delerme tin rằng trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump, Hoa Kỳ sẽ chứng kiến một làn sóng giám sát quy mô lớn nhắm vào người da màu và di dân nhập cư.
 
Gieo rắc khủng hoảng đạo đức
 
Một trong những chiến thuật chủ chốt mà Trump sử dụng để biện minh cho việc mở rộng giám sát hàng loạt là gây ra khủng hoảng, kinh hoàng đạo đức.
 
Khủng hoảng đạo đức xảy ra khi các chính trị gia thổi phồng một vấn đề xã hội, thậm chí bóp méo sự thật để thao túng nỗi sợ hãi, kinh hoàng của công chúng.
 
Thí dụ như những phát ngôn của Trump về vấn đề tội phạm. Mặc dù dữ liệu từ FBI cho thấy tỷ lệ tội phạm ở Hoa Kỳ đã giảm trong nhiều thập niên, Trump vẫn liên tục tuyên bố rằng “tình hình tội phạm đang ngoài tầm kiểm soát.” Khi công chúng bị dẫn dắt bởi nỗi sợ, họ có khuynh hướng ủng hộ các biện pháp mạnh tay hơn để giúp “kiểm soát” tình hình.
 
Bên cạnh đó, Trump cũng đang tạo ra khủng hoảng đạo đức về vấn đề nhập cư. Ông khẳng định rằng di dân lậu đang cướp mất công ăn việc làm của người Hoa Kỳ. Nhưng thực ra, theo thống kê năm 2022, chỉ 5% trong số 30 triệu lao động nhập cư ở Hoa Kỳ không có giấy phép làm việc. Trong tuyên bố ngày 25 tháng 1 năm 2025 về chính sách nhập cư, Trump còn ví von việc di cư qua biên giới phía Nam như một cuộc “xâm lược,” dùng từ ngữ về chiến tranh để mô tả di dân, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em đang rơi vào bước đường cùng và muốn xin tị nạn.
 
Sau khi tạo ra khủng hoảng đạo đức, bước tiếp theo là gán cho các nhóm thiểu số hình ảnh “kẻ xấu” để có lý do cho việc mở rộng giám sát.
 
Trump thường xuyên đan xen hai vấn đề tội phạm và nhập cư với nhau. Ông từng tuyên bố rằng di dân giết người vì mang “gene xấu,” luận điệu của những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng.
 
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump dùng cụm từ không lịch sự “bad hombre” để ám chỉ dân Mễ nhập cư. Cụm từ này không chỉ mang hàm ý tiêu cực mà còn gợi lên hình ảnh những kẻ nguy hiểm, vượt biên vào Mỹ để cướp việc làm và buôn bán ma túy.
 
Không chỉ nhắm vào di dân, Trump còn nhắm vào cộng đồng gốc da đen. Tháng 8 năm 2024, trong một buổi vận động tại Atlanta, Georgia – thành phố có đa số dân số là người gốc da đen – Trump đã gọi nơi đây là “bãi chiến trường” (killing field). Trước đó một tháng, ông cũng dùng hình ảnh tương tự để mô tả Washington, D.C.
 
Những mục tiêu chính của giám sát hàng loạt
 
Lịch sử Hoa Kỳ cho thấy rằng các cuộc khủng hoảng đạo đức thường được sử dụng để làm lý do cho việc giám sát và đàn áp các cộng đồng thiểu số, đặc biệt là người Mỹ La Tinh, dân bản địa và người gốc da đen.
 
Vào thế kỷ 18, chính quyền thuộc địa ở Bắc Mỹ đã thông qua nhiều đạo luật coi thổ dân bản địa là “bọn mọi rợ dã man” (savages), một mối đe dọa chính trị, cần phải đồng hóa hoặc tiêu diệt.
 
Một trong những phương thức giám sát và đàn áp sớm nhất ở Hoa Kỳ là các đội tuần tra nô lệ (slave patrols) ở miền Nam, xuất hiện từ đầu những năm 1700. Họ săn lùng nô lệ bỏ trốn, bắt giữ cả những người da đen tự do để bán họ trở lại kiếp nô lệ. Đồng thời, bất kỳ ai giúp đỡ nô lệ bỏ trốn cũng có thể bị bắt giữ, kể cả người da trắng.
 
Khi một nhóm người trở thành đối tượng của khủng hoảng đạo đức và bị chính phủ giám sát hàng loạt, hệ lụy sẽ ám ảnh suốt nhiều thế hệ. Đến nay, tỷ lệ người da đen và dân bản địa bị bắt giữ vẫn cao gấp nhiều lần so với tỷ lệ dân số của họ. Trẻ em cũng không thoát khỏi số phận nghiệt ngã, số bé gái người bản địa bị giam giữ nhiều gấp 4 lần bé gái da trắng; còn số bé gái da đen thì nhiều gấp đôi.
 
Những phương pháp giám sát từng được sử dụng trong quá khứ
 
Những số liệu về giám sát trong thế kỷ 21 không phải ngẫu nhiên mà có. Chúng phản ánh hàng thập niên giám sát có chủ đích nhắm vào người da màu.
 
Trong những năm 1950, FBI dưới thời J. Edgar Hoover đã triển khai các chương trình như COINTELPRO và Ghetto Informant Program, trên danh nghĩa điều tra cộng sản, nhưng thực chất nhắm vào người da màu và các nhà hoạt động dân quyền. Từ Martin Luther King Jr. đến DB John Lewis, nhiều nhà hoạt động da màu đã bị giám sát, điều tra và bỏ tù.
 
Đến thập niên 1960, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng giám sát hàng loạt để kiểm soát cộng đồng da đen. Chính sách “cuộc chiến chống tội phạm” (war on crime) của Tổng thống Lyndon Johnson và “cuộc chiến chống ma túy” (war on drugs) dưới thời Richard Nixon đều có mục tiêu chính là người da đen.
 
Trong những thập niên sau đó, các chính trị gia tiếp tục tạo ra những cơn khủng hoảng đạo đức mới nhắm vào cộng đồng người da đen. Thí dụ như là câu chuyện về “crack babies” vào những năm 1980-1990.
 
Truyền thông Mỹ khi đó tuyên bố rằng phụ nữ da đen sử dụng bạch phiến crack cocaine khi mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ bị tổn thương não, kém phát triển trí tuệ và có nguy cơ cao sẽ trở thành tội phạm. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học sau này đã bác bỏ hoàn toàn những tuyên bố này. Không hề có một thế hệ “crack babies” nào tồn tại, và những vấn đề phát triển ở trẻ em chủ yếu là do nghèo đói, điều kiện sống thiếu thốn, chứ không phải do người mẹ sử dụng ma túy.
 
Ngay cả trước khi có công nghệ giám sát hiện đại như camera CCTV hay phần mềm gián điệp máy tính, chính phủ đã rất thành công trong việc kiểm soát xã hội thông qua những phương thức như vậy. Ngày nay, những chiến thuật này vẫn được áp dụng nhưng với quy mô và mức độ tinh vi hơn.
 
Trung tâm hợp tác tình báo (fusion centers)
 
Khi nhắc đến giám sát hàng loạt, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Bộ Nội An (DHS) – cơ quan liên bang được thành lập sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. DHS là một phần trong hệ thống tình báo của chính phủ, bao gồm hơn 20 cơ quan chuyên trách về giám sát và an ninh. Kể từ khi thành lập, DHS đã đóng vai trò trung tâm trong các chương trình giám sát hàng loạt, đặc biệt nhắm vào người Hồi giáo tại Mỹ.
 
Nhưng DHS không hành động đơn độc. Họ nhận dữ liệu từ các trung tâm hợp tác tình báo, hay còn gọi là fusion centers.
 
Theo phúc trình năm 2023 từ Trường Luật Rutgers, fusion centers là các đơn vị tình báo thuộc cảnh sát địa phương, có nhiệm vụ thu thập thông tin và chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan an ninh liên bang.
 
Thí dụ, Trung tâm Tình báo Hoạt động Khu vực New Jersey có nhiệm vụ giám sát hoạt động an ninh tại ba bang: New York, New Jersey và Connecticut. Họ sử dụng công nghệ quân sự tiên tiến để thu thập lượng lớn dữ liệu cá nhân được coi là “mối đe dọa,” chủ yếu là cộng đồng da đen, La Tinh, Ả Rập, và những chỗ có hoạt động chính trị mạnh mẽ, chẳng hạn như các nhóm Black Lives Matter và các tổ chức hỗ trợ di dân nhập cư. Dữ liệu này được chia sẻ với FBI và CIA, dẫn đến số vụ bố ráp, bắt giữ nhiều hơn, mà không có bằng chứng nào cho thấy việc giám sát hàng loạt này giúp giảm bớt tội phạm hoặc ngăn chặn khủng bố.
 
Guantanamo và các nhà tù bí mật
 
Với cam kết tăng cường quân sự hóa biên giới và mở rộng nhà tù, các chuyên gia dự đoán chi tiêu cho giám sát hàng loạt sẽ tăng vọt dưới thời Trump. Làn sóng khủng hoảng đạo đức ông gây ra từ năm 2015 lộ ra mục tiêu chính: di dân nhập cư và người da đen.
 
Đáng sợ hơn, nhiều nạn nhân của giám sát hàng loạt đôi khi “bốc hơi” không để lại dấu vết. Năm 2015, tờ The Guardian tiết lộ rằng cảnh sát Chicago từng “bắt cóc” và giam giữ nhiều người tại các nhà tù bí mật (black sites) từ năm 2009. Tại đây, nạn nhân (phần lớn là người da đen) không được gọi cho gia đình hay luật sư, và bị giam giữ đến 24 giờ. Họ bị thẩm vấn dưới danh nghĩa “vì an ninh quốc gia,” nhưng không hề có bất kỳ cáo buộc chính thức nào.
 
Một trong những nhà tù bí mật khét tiếng nhất của Hoa Kỳ nằm tại căn cứ quân sự Guantanamo Bay ở Cuba. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, CIA đã sử dụng nơi đây để giam giữ và thẩm vấn bí mật những nghi phạm khủng bố.
 
Giờ đây, chính quyền Trump dường như đang hồi sinh mô hình nhà tù bí mật này, nhưng thay vì giam giữ các nghi phạm khủng bố, Guantanamo lại trở thành nơi giam giữ di dân nhập cư Venezuela.
 
Từ tháng 1 năm 2025, khoảng 150 di dân Venezuela đã bị đưa đến Guantanamo. Hiện vẫn chưa rõ liệu chính phủ Hoa Kỳ có quyền hợp pháp để giam giữ di dân nhập cư tại một căn cứ quân sự ở nước ngoài hay không, nhưng các chuyến bay trục xuất vẫn tiếp tục diễn ra.
 
Điều đáng lo ngại hơn nữa, danh tính của nhiều người bị giam giữ vẫn chưa được công khai.

VB biên dịch
Nguồn: “We study mass surveillance for social control, and we see Trump laying the groundwork to ‘contain’ people of color and immigrants” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
THỤY ĐIỂN Ba người đã bị bắn chết gần quảng trường Vaksala ở thành phố Uppsala, Thụy điển vào chiều thứ Ba, chỉ cách nhà ga và trung tâm thương mại Kvarnen vài dãy phố. Vụ việc xảy ra vào thời điểm hàng chục nghìn người đang đổ về trung tâm thành phố để tham gia lễ hội Valborg (lể hội mùa xuân) truyền thống.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
Lộ trình để giải thoát là Bát Chánh Đạo, tức là tám con đường chơn chánh, để tịnh hóa ba nghiệp. Trên đường tu học như thế, theo quan điểm Thiền Tông Việt Nam, sẽ tới lúc chúng ta thấy rằng thực tướng các pháp là Không, rằng vô lượng nghiệp trong thực tướng là Không, và thấy như thế là biết được cửa vào giải thoát. Bài này sẽ nói về khái niệm Tịch Nhiên Vô Thanh, rằng trong cái tịch lặng nguyên thủy vốn không một âm thanh dấy động, thì sẽ không thấy gì gọi là âm thanh ba cõi xôn xao.
- Tháng 6 sẽ thê thảm. Thiếu hàng. Nhu cầu vận tải bằng xe tải sẽ dừng lại, kệ hàng trống rỗng và suy thoái kinh tế. Sẽ sa thải nhân viên trong lĩnh vực vận tải bằng xe tải và bán lẻ. - Hàng Costco hầu hết là nhập, giá đã tăng rồi. - Adidas: sẽ tăng giá vì thuế quan của Trump - Amazon sẽ hiển thị giá thực tế của các sản phẩm
(BOSTON, ngày 28 tháng 4, Reuters) – Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết đang điều tra Đại học Harvard và Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review) sau khi có cáo buộc rằng ban biên tập của tạp chí đã ưu tiên duyệt nhanh một bài viết của thành viên thuộc nhóm sắc tộc thiểu số chấp bút.
(HỒNG KÔNG, ngày 29 tháng 4, Reuters) – Bốn nhà hoạt động dân chủ trong số 47 người bị kết án trong phiên tòa an ninh quốc gia nổi tiếng tại Hồng Kông đã được trả tự do sau hơn bốn năm bị giam giữ.
- Trump thúc giục dân Canada hãy bầu một thủ tướng chịu sáp nhập Canada vào Mỹ để có thuế quan zero - Canada: Trump chỉ muốn tài nguyên Canada, nên sáp nhập là khỏi cần mua - Bộ trưởng Tài chính Mỹ: TQ hãy hạ nhiệt chiến tranh thương mại. TQ im lặng.
(SEOUL, ngày 28 tháng 4, Reuters) – Bắc Hàn chính thức thừa nhận đã điều binh lính tới giúp Nga trong cuộc chiến với Ukraine, theo mệnh lệnh trực tiếp từ Kim Jong Un. Bình Nhưỡng còn khẳng định lực lượng này đã “góp công lao không nhỏ” vào việc giành lại các vùng lãnh thổ của Nga bị Ukraine chiếm giữ.
(WASHINGTON, ngày 27 tháng 4, Reuters) – Theo Cơ Quan Bài Trừ Ma Túy Hoa Kỳ (DEA), cảnh sát liên bang đã bố ráp một hộp đêm ở Colorado Springs, bắt giữ hơn 100 di dân lậu.
WESTMINSTER (PTH/VB) – Buổi ra mắt sách “Những Người Ở Lại” của tác giả LU Thuy hôm Chủ Nhật 27/4/2025 tại Westminster cũng là dịp để tác giả tâm sự về lý do vì sao viết sách này, cũng là dịp để nghe anh Võ Văn Thiệu, một sinh viên du học tại Ý từ trước năm 1975, kể về không khí thân cộng của các sinh viên từ Miền Nam VN du học tại Pháp
- Bến cảng cho tàu hàng vắng hơn: phí bảo hiểm hàng tăng, giá cước vận chuyển container từ TQ giảm. - Báo động: tăng hủy chuyến tàu hàng từ các công ty vận chuyển vì chờ thuế quan - Các nhà bán lẻ Walmart, Home Depot và Target áp lực Trump: thuế quan làm thiếu hàng, giá tăng.
Michael Gloss, 21 tuổi, con trai Phó giám đốc CIA tử trận ở Ukraine tháng 4/2024 trong khi tình nguyện chiến đấu trong quân đội Nga. Thân phụ là cựu lính chiến nói cậu con tâm thần. CIA coi sự ra đi của Michael là chuyện riêng của gia đình Gloss. - Wisconsin: FBI bắt Thẩm phán Hannah Dugan tại tòa Milwaukee vì chỉ đường cho luật sư dẫn 1 di dân lậu thoát ngõ bên hông, trong khi ICE mai phục, bố ráp
Ngày 25/4, chính quyền Trump bất ngờ thông báo sẽ tạm thời khôi phục hồ sơ của sinh viên quốc tế trong hệ thống SEVIS, cho phép họ tiếp tục duy trì tình trạng hợp pháp để học tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các viên chức di trú nhấn mạnh rằng đây chỉ là tạm thời, và họ vẫn có thể tiếp tục chấm dứt tình trạng hợp pháp này trong tương lai, bất chấp làn sóng pháp lý, theo The New York Times.
(WASHINGTON, ngày 25 tháng 4, Reuters) – Từ việc đưa ra cảnh báo không nên rời khỏi Hoa Kỳ cho đến hướng dẫn cách hoàn thành chương trình học giữa tình hình rối ren, bất ổn, nhiều trường đại học Hoa Kỳ đang chủ động hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm cách ứng phó với chính sách di trú cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia , rằng chuyện Thiền Tông bên ni và Tịnh Độ bên nớ, và những chuyện tương tự... khi người này nói rằng chỉ có họ đúng và người khác hẳn phải là sai. Ngay cả đôi khi bạn mở truyền hình ra xem, cũng bất ngờ khi thấy một vị sư hay một cư sĩ Phật tử nói những chuyện tương tự. Những tranh cãi hiện ra bất kể rằng họ cùng thờ Đức Phật, cùng công nhận các pháp ấn, cùng tu pháp Bát Chánh Đạo, nhưng một khác biệt nào đó đã được xem là lệch nghĩa. Dò lại kinh điển, chúng ta thấy rằng Đức Phật nói rằng người trí sẽ không thấy gì để tranh cãi nữa, vì tâm họ đã xa lìa cõi này.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.