3 năm chiến tranh Ukraine: Thế Giới Nghĩ Gì?

24/02/202514:20:00(Xem: 2915)

Hôm nay, ngày 24 tháng 2, 2025, đúng 3 năm kể từ ngày nước Nga của Putin tấn công xâm lược Ukraine, Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump chính thức đứng về cùng phía với Putin và các nước phi dân chủ như Bắc Triều Tiên, Belarus và Sudan bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Hội đồng Liên hiệp quốc cùng ngày đã từ chối phê chuẩn một nghị quyết do Hoa Kỳ hậu thuẫn, kêu gọi chấm dứt chiến tranh mà không đề cập đến hành động xâm lược của Moscow. Thay vào đó, họ đã phê chuẩn một nghị quyết của Ukraine do châu Âu hậu thuẫn, yêu cầu Nga ngay lập tức rút quân, điều mà chính quyền Trump phản đối.

Tuy đây là một thất bại cho chính quyền Trump tại United Nations gồm 193 thành viên, nơi các nghị quyết không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng được coi là thước đo dư luận thế giới, nhưng cũng cho thấy sự ủng hộ dành cho Ukraine đã giảm sút, khi nghị quyết này được thông qua với tỷ lệ 93-18, với 65 phiếu trắng. Con số này thấp hơn so với các cuộc bỏ phiếu trước đó, khi có hơn 140 quốc gia lên án hành động xâm lược của Nga và yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức.

Những người bênh vực tổng thống Trump đang suy nghĩ gì về điều này? Chỉ có lương tâm của họ mới có thể tự phán xét. Nghĩ về thân phận của đất nước Ukraine nhân ngày đánh dấu ba năm cuộc chiến tàn khốc này, hãy cùng bước vào suy nghĩ của hai Em bé qua một bài thơ và một bức tranh vẽ.


Mazym drawing

 

Em Maxym chỉ mới 11 tuổi khi chiến tranh bùng nổ. Trang UNICEF USA ngày 24/8/2022 đã kể câu chuyện về em bé rất mực tài năng này. Em vẽ rất nhiều trong nhiều tháng sống dưới hầm trú bom đạn. 3 năm trôi qua, những bức tranh em vẽ vẫn còn trên nhiều trang mạng của Unicef, nhưng không ai biết gì về số phận của Maxym, liệu em vẫn còn trú ẩn đâu đó hay em đã không còn trên quả đất này nữa.

 

Người lớn nghĩ gì và vì sao nước Mỹ của tổng thống Trump lại đứng về phía Putin, em bé Maxym có lẽ sẽ không bao giờ hiểu. Nếu em còn sống sót trên đời này, bài thơ sau đây của cô bé Brayden nhan đề “Bullets” (Những viên đạn) có lẽ phần nào gần gũi với em hơn.  

 

những viên đạn

thơ của Brayden

  .

Thế giới ơi, hãy ngồi xuống

và hãy thư giãn

để không còn những cơn giông.

Cây ơi, hãy tô màu cho lá.

Hãy thư giãn, mọi người ơi. Hãy ngủ đi.

Hãy thư giãn, bầy sói ơi. Hãy nằm xuống bên các cội cây.

Những viên đạn từ các nòng súng ơi, hãy thư giãn,

Hãy ngưng bắn vào người.

Lửa ơi, hãy ăn củi nhé.

VB tổng hợp

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngọn cờ này ta mang từ núi Thứu | Trồng nơi đây không biết đã bao đời | Hút đất đá nên đổi màu khác lạ | Cứ như màu câu hát ngấm trong nôi. | Này sắc vàng sắc thịt da dân việt.
Từ đó chết rồi | Hồi báo động của nỗi an bình thơ | Đừng đổ lỗi sự bất cẩn cho kiếp nạn
Tô phở Việt Nam | Có rau Quế lấy giống từ Bắc Việt \ Có rau thơm rễ tận miền Trung | Có giá ngon gốc từ Lục Tỉnh | Có ông bà cha mẹ anh em ăn húp sáng chiều.
Tương lai ai bắn tôi bằng đại bác /tôi chịu tan xác / không một chút than oán / nhưng bây giờ tôi phải bắn / bắn vào một loại quá khứ bằng tất cả cái gì tôi có /không có súng tôi dùng ngòi bút /vừa ngợi ca một quá khứ vừa đâm một quá khứ / khác tóe máu /dòng máu độc hại lưu cữu ấy / đã phá nát hiện tại di hại tương lai /nhiều năm sau nữa /để họ thấu được quá khứ tồi tệ thế nào
nước mắt nước mũi dàn dụa/ chứng dị ứng trở lại nhiều ngày trong tháng / tôi ngồi nghe thế giới rung lắc / trong tiếng la hét reo hò của lũ lên đồng / hiệu ứng cơn sốt trải rộng / dưới lực của áp đặt ức hiếp đe dọa giẫm đạp / đám đông như đàn thú bị săn đuổi / hoảng loạn / lo sợ / co rút thu mình né tránh / không đời nào không thể nào
Tôi gọi tên Tháng Tư | Tôi gọi tên thành phố | Tôi gọi tên người yêu | Niềm đau và nỗi nhớ
ngóng đợi phiên bản thứ mười hai tháng này | trong thành phố với cuộc sống đa đoan | và phận người gãy vỡ.
Tôi buộc nỗi cô đơn của mình | vào cánh diều | thả bay lên thật cao | nỗi cô đơn của tôi