Hôm nay,  

Liên Âu: Không Thể Cứ Sống Với Quá Khứ Mãi!

21/02/202500:00:00(Xem: 873)
Capture
Liên Âu (EU) từng là biểu tượng của sự đoàn kết và phát triển chung, một dự án chính trị thành công nhất thế kỷ 20. Nhưng giờ đây, liên minh này đang đối mặt với những thách thức sống còn. (Nguồn: pixabay.com)
 
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen từng ví von Liên Âu (EU) như một chiếc Volkswagen Beetle – biểu tượng một thời hoàng kim cho ngành công nghiệp xe của Đức, nhưng nay đang phải vật lộn để thích nghi với một thế giới mới đầy biến động.  “Âu Châu cần phải sang số,” bà kêu gọi trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, vào đầu năm nay. Thế nhưng, lời kêu gọi này dường như không tạo được tiếng vang lớn, có lẽ vì bà đã lặp lại thông điệp này quá nhiều lần từ khi nhậm chức vào sáu năm trước.
 
Dù vậy, sự bế tắc vẫn tiếp tục kéo dài. Thậm chí, tình hình còn trở nên phức tạp hơn khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như đang tìm cách chia rẽ các thành viên EU trong vấn đề thị trường chung để hạ bệ tổ chức đa phương phát triển nhất thế giới, theo bài viết của nhà nghiên cứu khoa Khoa học Xã hội và Chính trị của Đại học Bocconi là Francesco Grillo, đồng Giám đốc của nhóm nghiên cứu Vision đăng trên trang The Conversation.
 
Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ, những diễn biến hiện tại đang phơi bày rõ ràng những điểm yếu của một hệ thống vốn được xây dựng cho một thời kỳ ổn định đã qua từ lâu. Trump chỉ đang đẩy những điểm yếu đó đến mức độ tối đa. EU cần nhanh chóng tìm ra một mô hình mới, nhưng đó không thể là “Hợp chủng quốc Âu Châu” (United States of Europe) – bởi đó chỉ là một giấc mơ xa vời với tình hình chính trị hiện tại ở châu lục này.
 
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi không chỉ đến từ Trump. Ông chỉ đang đẩy hệ thống này đến những điểm yếu vốn có của nó – một hệ thống được xây dựng cho một thời đại đã qua từ lâu. Nếu EU không nhanh chóng tìm ra một mô hình mới, tương lai của tổ chức này sẽ ngày càng trở nên bất định.
 
Những điểm yếu nguy hiểm của EU
 
Một trong những lý do khiến EU lâm vào tình trạng bế tắc hiện nay là yêu cầu sự đồng thuận tuyệt đối giữa tất cả các quốc gia thành viên trong mọi quyết định quan trọng. Điều đáng nói là quyền biểu quyết của các nước không được điều chỉnh theo quy mô dân số, tức là một quốc gia nhỏ như Malta cũng có quyền phủ quyết ngang ngửa với một cường quốc như Đức.
 
Đây là một điểm yếu cố hữu, có thể dần dần làm suy yếu bất kỳ tổ chức quốc tế nào. Tuy nhiên, với EU, cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng do các quốc gia đã từ bỏ một phần quyền tự quyết của mình để tuân theo luật chung của liên minh. Hậu quả là, khi EU bị đình trệ thì các quốc gia thành viên cũng “bó tay” theo.
 
Điển hình như Thủ tướng Hungary Viktor Orbán. Ông này thường bị chỉ trích là “kẻ phá đám,” chuyên cản trở các quyết sách quan trọng của EU. Đặc biệt là mội khi liên minh muốn áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga hoặc viện trợ cho Ukraine, Orbán đều tìm cách trì hoãn hoặc phủ quyết (dù Hungary vẫn hưởng lợi từ trợ cấp tài chính của EU). Nhưng Orbán không phải là trường hợp duy nhất. Tình trạng “ngồi mát ăn bát vàng” rồi đi “thọc gậy bánh xe” không hề hiếm gặp, ngay cả trong số các quốc gia sáng lập EU.
 
Trong nhiều thập niên, Pháp đã kiên quyết phản đối mọi nỗ lực cải tổ Chính sách Nông nghiệp Chung (CAP), vốn “ngốn” tới một phần ba ngân sách EU và phần lớn là chảy vào túi nông dân Pháp.
 
Ý thì viện lý do bảo vệ chủ quyền để trì hoãn việc chuẩn thuận cải cách Cơ chế Ổn định Châu Âu (ESM), được thiết lập để bảo vệ các quốc gia khỏi khủng hoảng tài chánh. (Một số cử tri Ý lo ngại rằng nếu chính sách này được thông qua, Ý sẽ bị ràng buộc vào các quy tắc tài chánh chặt chẽ hơn của EU, khiến chính phủ mất đi quyền kiểm soát đối với các quyết định kinh tế quan trọng.)
 
Tòa án Hiến pháp Đức thì bác bỏ đề nghị cải cách luật bầu cử EU, vốn đang chia nhỏ cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu thành 27 cuộc bầu cử riêng lẻ, bởi vì hệ thống chính trị Đức không chấp nhận bất kỳ luật bầu cử nào không tuân theo nguyên tắc tỷ số.
 
Tất cả những vấn đề này đang khiến EU không thể tiến về phía trước. Một tổ chức quốc tế không thể vận hành hiệu quả nếu mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết đối với mọi quyết định quan trọng.
 
Một mô hình mới cho Âu Châu: Liên minh theo từng lĩnh vực
 
Vậy đâu là giải pháp? Ý tưởng về một Liên Âu “đa tốc độ,” nơi các quốc gia tiên tiến đi trước và các nước còn lại theo sau, từng được đưa ra. Nhưng điều này không thiết thực và sẽ chỉ làm gia tăng chia rẽ trong nội bộ liên minh. Bên cạnh đó, việc bãi bỏ nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối cũng không khả thi. Lý do đơn giản là để thay đổi quy tắc này, EU lại phải có một cuộc bỏ phiếu đồng thuận tuyệt đối – cũng lại là một kịch bản bất khả thi.
 
Thay vì cố gắng cải tổ toàn diện EU, một hướng đi thực tế hơn là liên minh này “chuyển mình” thành một “trung tâm điều phối,” tập hợp các liên minh nhỏ theo từng lĩnh vực. Những liên minh này sẽ do chính các quốc gia thành viên tự thành lập, tập trung vào các lĩnh vực chính sách cụ thể mà họ quan tâm.
 
Thí dụ: liên minh về quốc phòng có thể bao gồm các quốc gia sẵn sàng hợp tác chặt chẽ như Ba Lan, các nước vùng Baltic và Phần Lan; liên minh về cơ sở hạ tầng có thể tập trung vào những dự án quy mô lớn như hệ thống tàu cao tốc xuyên Âu Châu, hoặc một thị trường năng lượng chung, giúp các quốc gia như Ý, Pháp và Tây Ban Nha tiết kiệm hàng tỷ euro và đẩy nhanh quá trình giảm phát thải carbon.
 
Thực tế, đây không phải là một mô hình hoàn toàn mới. Đồng tiền euro và vùng Schengen (tự do đi lại) là những thí dụ điển hình. Không phải tất cả các quốc gia EU đều tham gia hai cơ chế này, và thậm chí, một số quốc gia ngoài EU cũng có thể tham gia, như Monaco (sử dụng đồng euro) và Na Uy (thuộc vùng miễn chiếu khán Schengen) .
 
Tuy nhiên, những liên minh này vẫn chưa được hoàn thiện. Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro có một quy tắc tài chánh, gọi là Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng (Stability and Growth Pact). Nhưng hiệp ước này vẫn còn nhiều kẽ hở nên có tới 11 trên 20 quốc gia không tuân thủ. Vùng Schengen thì vẫn chưa thực sự có hệ thống kiểm soát biên giới chung, dẫn đến những tranh cãi không hồi kết về vấn đề nhập cư bất hợp pháp.
 
Giải pháp hữu hiệu là thiết lập các liên minh chặt chẽ hơn trong từng lĩnh vực, đảm bảo sự minh bạch với quy tắc rõ ràng để các quốc gia có thể tự nguyện tham gia hoặc rút lui một cách trật tự.
 
Chia tay không cự cãi – Ly dị trong hòa bình
 
Khả năng thích nghi là yếu tố quyết định sự bền vững. Vì vậy, những liên minh mới cần phải tính đến chuyện “chia tay êm đẹp” ngay từ đầu, có cơ chế rõ ràng và minh bạch về việc rút lui khỏi liên minh.
 
Không chỉ vậy, trong những trường hợp đặc biệt, các quốc gia thành viên còn lại cũng nên có quyền yêu cầu một thành viên “cá biệt” rời khỏi liên minh, để tránh tình trạng bị “cầm chân” bởi một bên chỉ muốn “ngồi mát ăn bát vàng” hoặc chỉ canh me “phá bĩnh.
 
Hiện tại, EU không có cách nào để loại bỏ một thành viên dù quốc gia đó gây ra nhiều rắc rối. Và dù Điều 50 trong Hiệp ước EU có quy định về việc một quốc gia có thể tự nguyện rời khỏi Liên Âu, nhưng sự kiện Brexit đã cho thấy các quy định này không đủ chặt chẽ để đảm bảo một quá trình “chia tay” êm đẹp và ít sóng gió nhất.
 
Tất nhiên, người dân phải luôn được tham gia vào quá trình ra quyết định. Khi một quốc gia chuyển giao một phần chủ quyền của mình cho một tổ chức lớn hơn như Liên Âu, điều đó làm thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa công dân và chính phủ của họ. Thế nhưng, sự thật hiển nhiên này đã bị phớt lờ suốt nhiều thập niên, khi EU dần được xây dựng theo kiểu áp đặt từ trên xuống (các quyết sách chủ yếu do tầng lớp lãnh đạo quyết định mà không thực sự lắng nghe ý kiến của người dân).
 
Liên Âu giờ giống cuộc hôn nhân ở Âu Châu vào cái thời trước thế kỷ 20 – thời người ta coi hôn nhân là khế ước thiêng liêng bất khả phân ly, chứ không phải hợp đồng dân sự có thể giải thể – không hợp thì ly dị, đường ai nấy đi.
 
Cuộc hôn nhân giữa các quốc gia EU đang dần rạn nứt, đầy rẫy những dối trá và lời lẽ sáo rỗng. Đây là vấn đề không thể tiếp tục né tránh nếu Âu Châu muốn thực sự “sang trang mới” chứ không chỉ là “sang số.” Liên Âu từng là dự án chính trị thành công nhất thế kỷ 20. Nhưng nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21, EU phải học cách thay đổi linh hoạt. Chỉ những kẻ biết thích nghi mới có thể tồn tại.
 
Nguồn: “The EU was built for another age – here’s how it must adapt to survive” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài này kết hợp từ ba nguồn. Bản tin đầu tiên trong bài này sẽ dịch theo bản tin AFP nhan đề "Taliban change tune on preserving heritage sites" (Taliban thay đổi thái độ về việc bảo tồn các di sản) trên Báo Taipei Times, ấn bản Thứ Tư, ngày 23 tháng 4/2025. Bài thứ nhì sẽ lược dịch theo Wikipedia mục từ tiếng Anh “Buddhism in Afghanistan” (Phật giáo tại Afghanistan) để thấy bối cảnh quá khứ văn hóa Phật giáo nơi đây, trước khi vùng đất này bị bạo lực chuyển sang theo Hồi giáo. Bài thứ ba là trích đoạn từ Wikipedia, mục từ tiếng Việt “Các tượng Phật tại Bamyan”
- Trump đổi giọng sau nhiều ngày chửi mắng ông Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell - Cảnh báo từ IMF: Thuế quan sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. - Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent họp các nhà đầu tư: mặt trận áp thuế với TQ sẽ giảm leo thang vì cả Mỹ và TQ đều bất lợi
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chuyển nhiều luật sư kỳ cựu thuộc cơ quan dân quyền sang vị trí khác, được cho là để sắp xếp lại hoạt động của bộ phận này.
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Chính quyền của Tổng Thống Trump đã công bố kế hoạch thay đổi Bộ Ngoại Giao từ trên xuống dưới, bao gồm việc đóng cửa hơn 100 văn phòng. Đây là một phần trong việc thu hẹp quy mô chính phủ liên bang và điều chỉnh các chính sách đối ngoại theo hướng ưu tiên cho chiến lược “Nước Mỹ Trên Hết.”
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, CNBC) – Sau bốn năm tạm ngưng vì đại dịch, Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu các biện pháp “siết nợ” từ ngày 5 tháng 5 năm 2025, nhắm vào các khoản vay tiền học liên bang đã không thanh toán đúng hạn trong thời gian dài.
(WASHINGTON, ngày 21 tháng 4, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chính thức tạm ngưng chương trình kiểm soát chất lượng đối với sữa tươi và các sản phẩm bơ sữa khác, do thiếu hụt nguồn nhân lực tại bộ phận chuyên trách về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Hôm nay, Dân Biểu Derek Trần (CA-45) đã công bố một chuỗi sự kiện và dự án để tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, còn được gọi là Tháng Tư Đen. Năm mươi năm sau khi chế độ Cộng Sản áp bức chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và năm mươi năm kể từ làn sóng di tản đầu tiên, Dân Biểu Trần sẽ vinh danh những hy sinh và lòng kiên cường của cộng đồng người Việt tị nạn, đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của cộng đồng này cho đất nước Hoa Kỳ của chúng ta. Vào ngày 30 tháng 4, Dân Biểu Trần sẽ chủ trì và tham gia một loạt sự kiện tại Washington D.C., trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ, để tưởng niệm Tháng Tư Đen. Ngày tưởng niệm sẽ bắt đầu bằng một cuộc họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm ghi dấu 50 năm Sài Gòn thất thủ, tiếp theo là một cuộc thảo luận với các nhà hoạt động nhân quyền người Việt và các cựu tù nhân lương tâm.
Nông dân trên toàn quốc Hoa Kỳ cho biết họ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản một lần nữa trừ khi có một khoản tiền cứu trợ lớn do người nộp thuế tài trợ để bù đắp cho những tổn thất do chính sách thuế quan hỗn loạn và các đợt cắt giảm chi tiêu mạnh trong lãnh vực nông nghiệp của Donald Trump gây ra.
- Dân biểu Dân Chủ Jamie Raskin đe dọa quốc tế: đừng giúp Trump xây dựng chế độ độc tài ở Mỹ, vì Đảng Dân Chủ sẽ nắm quyền trở lại - 4 Dân biểu Dân chủ bay đến El Salvador để thăm Abrego Garcia, người bị Trump trục xuất nhầm vào nhà tù tử thần Sanvador - TQ nói sẽ trừng phạt các nước ký kết với Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của TQ
Tòa thánh Vatican cho biết, Đức Giáo hoàng Francis đã qua đời vào tuổi 88 lúc 7:35 sáng thứ Hai, 21 thang 4, giờ địa phương. “Vào lúc 7:35 sáng nay, Đức Giám mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà Cha. Toàn bộ cuộc đời của ngài đã cống hiến cho việc phục vụ Chúa và Giáo hội,” Đức Hồng y Kevin Farrell phát biểu.
(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth bị phát hiện đã chia sẻ thông tin về cuộc tấn công hồi tháng 3 ở Yemen với một nhóm chat khác nữa trên ứng dụng Signal, trong đó có vợ, em trai, và luật sư riêng. Việc Hegseth sử dụng một nền tảng nhắn tin không thuộc hệ thống bảo mật quốc phòng để trao đổi thông tin an ninh tối mật đang khiến dư luận và giới lập pháp đặc biệt quan ngại.
(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Samuel Alito vừa lên tiếng chỉ trích quyết định khẩn cấp của Tòa án nhằm ngăn chặn việc trục xuất một nhóm di dân Venezuela. Ông cho rằng đây là một hành động “vội vàng và thiếu chín chắn.”
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.