Hôm nay,  

Liên Hiệp Âu Châu Và Tổng Thống Zelenskyy Đoàn Kết Chống Lại Mưu Kế Bán Đứng Ukraine Cho Putin Của Trump (*)

18/02/202515:25:00(Xem: 2068)
Zelensky
Ảnh: chụp lại từ Youtube. Zelenskyy phát biểu:Theo nguồn tin RBC-Ukraina, Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy đã phản đối cuộc đàm phán tay đôi giữa Putin và Trump sắp tới tại Saudi Arabia. Zelenskyy tuyên bố: "Ukraina sẽ không chấp nhận. Ukraina không biết gì về điều này. Và Ukraina coi bất kỳ cuộc đàm phán nào về Ukraina mà không có Ukraina là không có kết quả."

 

KẾ HOẠCH CỦA DONALD TRUMP

 

Theo cơ quan truyền thông Deutsche Welle (DW) của chính phủ Đức, vào ngày 12/2/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 90 phút.  Sergei Naryshkin, giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga mô tả cuộc nói chuyện này là "sâu sắc và có ý nghĩa".

 

Nội dung cuộc nói chuyện giữa Trump và Putin đã lộ ra ngoài và DW đã thu thập được. Sau đây là vài điểm chính.

 

1. Nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.

 

Nếu thông tin rò rỉ là đúng, lệnh ngừng bắn ở Ukraine sẽ có hiệu lực vào ngày 20/4. Chiến tranh sẽ chấm dứt dọc theo tiền tuyến ở miền đông Ukraine, nhưng  toàn bộ quân đội Ukraine phải rút khỏi khu vực Kursk của Nga.

 

Kế hoạch này dường như cũng sẽ ​​buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy phải công nhận chủ quyền của Nga đối với các vùng lãnh thổ Ukraine do Nga chiếm đóng. Cho đến nay, Tổng Thống Zelenskyy đã bác bỏ yêu cầu này.

 

Tuy nhiên, cũng vào thứ Tư, 12/1, tại một cuộc họp của Nhóm Liên Lạc Quốc Phòng Ukraine tại trụ sở NATO, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Hegseth cho rằng việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 của Ukraine, trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea một cách bất hợp pháp, là một "mục tiêu không thực tế" chỉ "kéo dài chiến tranh và gây ra nhiều đau khổ hơn".

 

2. Ngăn cấm Ukraine gia nhập NATO.

 

Hegseth cũng nêu rõ rằng bất kỳ nền hòa bình lâu dài nào cũng phải bao gồm "những đảm bảo an ninh vững chắc để đảm bảo rằng chiến tranh sẽ không bắt đầu lại".

 

Ông cho biết những điều này cần được hỗ trợ bởi "quân đội Châu Âu và không phải Châu Âu". Những quân đội này sẽ giám sát một vùng phi quân sự dọc theo tuyến tiền tuyến đóng băng sau khi lệnh ngừng bắn đạt được.

 

Chính quyền Trump không đưa binh sĩ Hoa Kỳ vào Ukraine. Hegseth cũng cho biết Hoa Kỳ không "tin rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine là kết quả thực tế của một giải pháp đàm phán" và gợi ý rằng nếu quân đội "được triển khai với tư cách là lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine tại bất kỳ thời điểm nào, họ nên được triển khai như một phần của nhiệm vụ không phải của NATO".

 

Sau cuộc điện đàm với Putin, Trump đã nói chuyện qua điện thoại với Zelenskyy.  Ông này cho biết họ đã có "các cuộc đàm phán rất thực chất" và bày tỏ lòng biết ơn đối với "mối quan tâm thực sự" của tổng thống Hoa Kỳ về "cách chúng ta có thể hợp tác để mang lại hòa bình thực sự gần hơn". Ông cho biết điều quan trọng là bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ "tăng cường" an ninh của Ukraine.

 

Các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Putin và Zelenskyy dự trù sẽ diễn ra vào khoảng ngày 1/3. Trump cũng muốn thiết lập một hội nghị hòa bình quốc tế trong tương lai gần và sắp xếp một kế hoạch hòa bình được các cường quốc toàn cầu làm trung gian. Các chi tiết sau đó sẽ được lập trước ngày 9/5, là ngày kỷ niệm Nga Xô chiến thắng Đức Quốc Xã vào 1945.

 

3. Gạt Liên Hiệp Âu Châu ra ngoài lề

 

Các đối tác NATO của Hoa Kỳ dường như đã hoàn toàn bất ngờ trước hành vi mới nhất của Trump. Họ hy vọng rằng các chi tiết về kế hoạch hòa bình của ông sẽ được tiết lộ và thảo luận tại Hội nghị An ninh Munich, bắt đầu vào 14/2. Nhưng Trump dường như đã không phối hợp cuộc gọi điện thoại của mình với Putin với bất kỳ đồng minh châu Âu nào.

 

Tại Liên Hiệp Châu Âu, cũng như tại thủ đô Kyiv của Ukraine, ngày càng có nhiều lo ngại rằng các cuộc đàm phán trong tương lai về một kế hoạch hòa bình lâu dài cho Ukraine sẽ bỏ qua hoàn toàn LHAC và Ukraine. LHAC sẽ được yêu cầu chi trả một phần lớn chi phí tái thiết, lên tới gần 500 tỷ đô la (480 tỷ euro) nhưng không rõ LHAC sẽ có tiếng nói như thế nào trong kế hoạch chấm dứt chiến tranh.

  

PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH GIỚI MỸ

 

Cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump, John Bolton viết trên mạng xã hội X rằng, Tổng thống Mỹ "về cơ bản đã đầu hàng" Putin, "nhượng bộ trước khi đàm phán". Theo ông Bolton, việc Hoa Kỳ đồng ý để Nga chiếm đóng lãnh thổ Ukraina là điều không thể chấp nhận được. lập trường như vậy của Tổng thống Mỹ gây tổn hại đến lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, thiệt hại này "sẽ vượt xa Trung Âu", điều mà những đối thủ của Washington ở các khu vực khác hiểu.

 

Thượng Nghị Sĩ Jack Reed của Rhode Island, đảng viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy Ban Quân Vụ (Armed Service Committee), cho biết bằng cách tuyên bố ngay từ đầu rằng cả quân đội Hoa Kỳ và NATO sẽ không tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình và NATO sẽ không cho Ukraine gia nhập, chính quyền Trump đang "làm suy yếu lập trường đàm phán một thỏa thuận công bằng với người Ukraine". Ông Reed cũng chỉ trích chính quyền Trump đang xóa bỏ một điểm đòn bẩy khác với người Nga bằng cách xóa bỏ bộ phận FBI chuyên xử lý các lệnh trừng phạt đối với các nhà tài phiệt Nga.

 

Những lời chỉ trích công khai từ các đảng viên Cộng hòa trong quốc hội rất ít và khác biệt nhau.

 

Dân Biểu Don Bacon (Cộng Hòa, Nebraska) một thành viên của Ủy ban Quân vụ Hạ viện, là một sự bất thường. Ông ấy dường như gợi ý trên “X” rằng chính quyền Trump đã nhượng bộ Putin. Bacon viết “Chúng ta nên có sự sáng suốt về mặt đạo đức về việc ai là người bắt đầu cuộc chiến này, ai đang ném bom các thành phố một cách bừa bãi và ai là người bạn thực sự của chúng ta ở đây. Sẽ có hậu quả khi khen thưởng kẻ xâm lược, một kẻ lãnh đạo ngu ngốc đưa hơn 700,000 công dân của mình vào cuộc thảm sát.

 

Dân Biểu Jim Himes (Dân Chủ, Connecticut), thành viên cấp cao của Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, cho biết Ukraine nên “là trung tâm” tại bàn đàm phán. Ô. Himes nói “Họ là những người đang giết chóc. Vì vậy, họ nên là những người đầu tiên lên tiếng, không phải Hoa Kỳ.”

 

PHẢN ỨNG CỦA TỔNG THỐNG ZELENSKYY

 

Theo nguồn tin RBC-Ukraina, Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy đã phản đối cuộc đàm phán tay đôi giữa Putin và Trump sắp tới tại Saudi Arabia. Ô. Zelenskyy tuyên bố:

 

"Ukraina sẽ không chấp nhận. Ukraina không biết gì về điều này. Và Ukraina coi bất kỳ cuộc đàm phán nào về Ukraina mà không có Ukraina là không có kết quả. Chúng tôi không thể công nhận bất kỳ điều gì hoặc thỏa thuận nào về chúng tôi mà không có chúng tôi. Và chúng tôi sẽ không công nhận những thỏa thuận như vậy. Có lẽ ở đó có một con đường hai chiều. Và Hoa Kỳ có quyền làm như vậy, nếu họ có vấn đề song phương. Thành thật mà nói, họ đã từng nói về chuyện này rồi. Chỉ đến bây giờ họ mới bắt đầu lên tiếng công khai. Vào thời điểm đó, việc nói chuyện với kẻ xâm lược trong thời gian chiến tranh bị coi là hành vi tệ hại.”

 

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tuyên bố trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào hôm thứ Bảy, ngày 15/2/2025, rằng ông sẽ không từ bỏ tư cách thành viên NATO của Ukraina. Trong khi đó, cũng tại Hội Nghị An Ninh Munich, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho rằng, việc gia nhập NATO là điều tốt nhất có thể dành cho Ukraina và nếu Ukraina là một phần của Liên minh, chiến tranh sẽ không bao giờ bắt đầu. Thủ Tướng Anh Keir Starmer lên tiếng ủng hộ tư cách thành viên NATO của Ukraine.

 

Theo Washington Post, chính quyền Trump đã "yêu cầu" Ukraina trao cho Hoa Kỳ quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các kim loại hiếm và vật liệu quan trọng, bao gồm lithium, than chì, uranium và gồm cả xăng dầu và khí đốt. Thỏa thuận này bao gồm việc trao cho Hoa Kỳ quyền khai thác 50% tài nguyên khoáng sản mà không có bất kỳ đảm bảo an ninh nào. Kiev đã sửng sốt và từ chối lời đề nghị này.

 

Washington Post cho biết, Kiev đã vô cùng ngạc nhiên và khó chịu trước đề xuất của Hoa Kỳ về việc khai thác tài nguyên. Một quan chức Ukraina đã so sánh sáng kiến này với việc châu Âu phân chia các thuộc địa ở châu Phi vào thế kỷ 18 khi các nước lớn bóc lột các nước nhỏ để kiếm thị trường và tài nguyên thiên nhiên.

 

Ukraine có 109 mỏ khoáng sản quan trọng, bao gồm các mỏ có quặng titan, lithium và uranium, ngoài các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, một số mỏ nằm trong lãnh thổ đã bị Nga chiếm đóng hoặc gần tiền tuyến.

 

Theo bản tin do Người Việt Kiev phổ biến, vào hôm thứ Hai, ngày 17/2, Tổng Thống Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraina quan tâm đến việc ký một thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhưng chỉ sau khi thỏa thuận này được sửa đổi để tính đến các lợi ích cốt lõi của đất nước.

 

 

PHẢN ỨNG CỦA LIÊN HIỆP ÂU CHÂU

 

Liên Hiệp Âu Châu tỏ thái độ cứng rắn và độc lập với lập trường nhượng bộ Nga của Trump.

Cao ủy Liên Hiệp Châu Âu phụ trách ngoại giao Kaja Kallas tuyên bố Châu Âu sẽ ủng hộ Ukraina nếu nước này không đồng ý với thỏa thuận hòa bình được ký kết giữa Hoa Kỳ và Nga. Bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào cũng đều không hiệu quả.

 

Quốc Hội Anh đã tổ chức các cuộc tranh luận khẩn cấp sau cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà độc tài Nga Vladimir Putin, trong đó có lời kêu gọi gửi quân đội Anh tới Ukraina.

 

Lãnh đạo đảng Dân Chủ Tự Do Ed Davey tuyên bố trong một bài phát biểu rằng, nếu Ukraina bị buộc phải trao trả lãnh thổ có chủ quyền của mình cho Nga thì đó sẽ là sự phản bội lớn nhất kể từ thời Ba Lan vào năm 1945.

 

Liên Hiệp Âu châu tuyên bố mọi sự đàm phán phải có sự tham dự của Ukraine và LHAC để có hòa bình lâu dài. LHAC sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine dù Mỹ rút lui. Thủ Tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi Quốc Hội công nhận cuộc chiến tranh Nga - Ukraina là tình trạng khẩn cấp để tăng cường ngân sách quốc phòng.

 

NATO không cần Mỹ trong bối cảnh mới. Trong cuộc chiến tranh lạnh với khối Warsaw khổng lồ thì sự hiện diện của Mỹ đúng là cần thiết. Nga giờ rệu rã thì một mình Châu Âu dư sức đương đầu với Nga.

 

Một bảng kế toán mới về sự viện trợ cho Ukraine lại thấy châu Âu đã làm nhiều hơn đáng kể so với Mỹ. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến gần ba năm trước, các nước châu Âu đã cung cấp tổng cộng 132 tỷ euro viện trợ, còn của Mỹ lên tới 114 tỷ euro.  Đức cho đến nay là quốc gia tài trợ quan trọng thứ hai cho Ukraine trong bảng xếp hạng quốc gia, sau Mỹ. Tính đến cuối năm 2023, Đức đã cung cấp vũ khí trị giá 12,6 tỷ euro, bao gồm 60 xe tăng chiến đấu Leopard, 160 xe chiến đấu bộ binh Marder, 92 lựu pháo, 9 hệ thống phóng tên lửa. Đức đã gửi 27 hệ thống phòng không cho Ukraine. Ngoài ra, 4,8 tỷ euro đã được cung cấp cho hỗ trợ nhân đạo và tài chính. Báo cáo cũng chỉ ra rằng Đức đã chi thêm 35 tỷ euro để chăm sóc người tị nạn Ukraine ở đất nước này, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhìn chung, con số này lên tới khoảng 52 tỷ euro từ ngân sách nhà nước Đức kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.

 

Những nỗ lực của Donald Trump, nhà lãnh đạo mới của Hoa Kỳ, nhằm đạt được thỏa thuận với Putin bằng cách trao lãnh thổ của Ukraina là sự lặp lại sai lầm của Hiệp định Munich 1938.

 

Thủ Tướng Ba Lan Donald Tusk đã ám chỉ cụ thể đến điều này. Trên mạng xã hội X, ông đã viết "Như một người khách du lịch, tôi rất thích nơi này. Người dân thân thiện, bia tuyệt hảo, Pinakothek tuyệt vời. Nhưng với tư cách là một nhà sử học và chính trị gia, tôi chỉ có thể nói một điều ngày hôm nay: Munich. không bao giờ lặp lại.”

 

Hiệp định Munich đã được ký kết vào ngày 30/9/1938, giữa các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Ý và Đức Quốc xã. Theo thỏa hiệp này, Tiệp Khắc phải nhượng bộ vủng Sudetenland cho Đức. Các cường quốc phương Tây đã cố gắng xoa dịu Hitler nhưng không thành công. Ông ta không hài lòng với Sudetenland và tiếp tục chính sách bành trướng của mình, cuối cùng dẫn đến việc chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc và chiến tranh nổ ra vào năm 1939.

 

Không có gì bảo đảm rằng tham vọng bành trướng của Putin sẽ dừng tại Ukraine mà sẽ nhắm tiếp các nước Baltic và Bắc Âu. Không có hòa bình lâu dài thì vài năm nữa chiến tranh sẽ bùng nổ trở lại.

 

ÂU CHÂU KHÔNG CÒN COI MỸ DƯỚI THỜI TRUMP LÀ ĐỒNG MINH.

 

Theo một cuộc thăm dò mới, sự trở lại của chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump đã thay đổi cách người Châu Âu nhìn liên minh xuyên Đại Tây Dương.

 

Cuộc khảo sát của European Council on Foreign Relations (ECFR) cho thấy một nửa số công dân Châu Âu chỉ coi Hoa Kỳ là "đối tác cần thiết”, cao hơn gấp đôi so với số người coi Washington là "đồng minh".

 

Cuộc thăm dò diễn ra trước thông báo của Trump về việc áp đặt thuế quan đối với Trung Quốc, Canada và Mexico và cuộc đụng độ của ông với Đan Mạch do việc ông nhằm giành được vùng lãnh thổ tự trị Greenland. Nhưng ECFR lưu ý rằng không có lý do gì để tin rằng Trump đã thay đổi quan điểm của mình về Liên Minh Châu Âu (European Union – EU) từ năm 2018 khi ông gọi EU là "kẻ thù".

 

Sau chiến thắng bầu cử lần thứ hai của Trump tại Hoa Kỳ, ECFR đã tiến hành cuộc thăm dò trong suốt tháng 11 với 18,507 người trên 14 quốc gia châu Âu, ba trong số đó không phải là thành viên EU (Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và Ukraine).

 

Một nửa (50 %) số người được hỏi cho biết Hoa Kỳ là "đối tác cần thiết" chứ không phải là đồng minh, với tỉ lệ cao nhất với quan điểm đó ở các quốc gia theo truyền thống gần gũi với Hoa Kỳ, chẳng hạn như Ukraine (67 %), Estonia (55 %) và Đan Mạch (53 %).

 

Chỉ hơn một phần năm (21 %) coi Hoa Kỳ là đồng minh, với số liệu thấp hơn được ghi nhận ở Đức (19 %), Pháp (14 %) và Bulgaria (11 %).

 

Pawel Zerka, thành viên cấp cao của ECFR nói với Newsweek rằng không giống như nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, các nước châu Âu không còn có thể giả vờ rằng chính quyền của ông là một điều bất thường nữa và kể từ đó đã thừa nhận rằng Hoa Kỳ đang thay đổi, điều này đòi hỏi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương phải thích nghi.

 

Ông cho biết có nguy cơ người châu Âu sẽ bị chia rẽ khi một số quốc gia tìm kiếm mối quan hệ đặc biệt với Trump, trong khi những quốc gia khác muốn ưu tiên châu Âu. Nhưng cũng có cơ hội để Châu Âu thúc đẩy một mối quan hệ mới với Hoa Kỳ.

 

ECFR cho biết những phát hiện của họ cho thấy những khác biệt về chính sách ở châu Âu - chẳng hạn như về cuộc chiến ở Ukraine - có thể khiến Trump chia rẽ người dân châu Âu.

 

CHÚ THÍCH

 

(*) Bài phân tách này dựa trên một số tài liệu khác nhau và đặc biệt từ hai nguồn Người Việt Kiev và Deutsche Welle.

Ý kiến bạn đọc
19/02/202515:01:35
Khách
Worst of the worst, đất nước Ukrain sắp phải chấp nhận các điều kiện còn tệ hơn các điều kiện mà nước Nga yêu cầu trước chiến tranh.
19/02/202514:59:10
Khách
Khó mà kiếm một kẻ độc tài không chịu bầu cử được hỗ trở bởi đảng Dân chủ như Zelenskyy. Sau mấy năm đánh nhau chết không biết bao nhiêu người (có thê tới mấy trăm ngìn người, trong khi một mạng chết đã là quá nhiều). Làm cho nhiều triệu người phải bỏ xứ mà đi trong năm đầu tiên (VNCH năm 1975 chỉ khoảng chưa tơi 200,000 người phải bỏ xứ). Nếu Mỹ mà dừng viện trợ thì cơ sở hạ tầng và mức sống còn tệ hại hơn trước năm 1990. Worst of the worst, đất nước Ukrain sắp phải chấp nhận các điều kiện
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
13/03/202519:17:00
Bắt bớ vào những giờ thất thường từ nhà ở của người dân đã là một chiến lược phổ biến được các chính quyền độc tài áp dụng, nhằm áp đảo và gây hoảng hốt, khiến người bị bắt cũng như những người khác hoang mang, sợ hãi, lo lắng bất thường và vì vậy không kịp trở tay suy nghĩ hay ứng xử bình tĩnh theo những lý lẽ thông thường.
11/03/202519:11:00
Robert Reich, Giáo Sư tại University of California-Berkeley, cựu Bộ Trưởng Lao Động dưới thời Bill Clinton, hôm nay tuyên bố "Tẩy chay Tesla không phải là 'bất hợp pháp', như Trump tuyên bố. Mục đích của việc tẩy chay là để gửi một thông điệp rõ ràng: Chúng ta, những người dân, có quyền lực. Chúng ta có quyền lựa chọn không đưa số tiền khó kiếm được của mình cho những nhà tài phiệt tỷ phú."
10/03/202519:27:00
Chứng khoán của công ty Tesla đã giảm hơn 35 % kể từ khi Trump nhậm chức, và năm ngoái, công ty đã phải chịu mức giảm doanh số hàng năm đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Tại Đức, doanh số bán xe Tesla đã giảm mạnh 76 % vào tháng 2 so với cùng thời gian vào năm trước, theo số liệu được công bố hôm thứ Tư. Một số người sở hữu xe Tesla đã bày tỏ sự hối hận khi mua một chiếc xe hơi mà một số người coi là biểu tượng của chính trị cực hữu phát xít, một sự thay đổi hoàn toàn so với ý thức bảo vệ môi trường.
07/03/202500:00:00
Chọc giận Canada. Làm Mexico phát khùng. Ghẹo gan các đồng minh trong NATO. Những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump đã chứng kiến một loạt phát ngôn “giật gân” từ Tổng thống Trump, Phó Tổng thống JD Vance và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, gây ra làn sóng bất mãn và căng thẳng trong giới lãnh đạo các nước đồng minh, nhất là sau lối cư xử tệ hại của Trump và Vance với đồng minh của Hoa Kỳ, Zelensky – Ukraine. Trump và Vance dường như không mấy coi trọng các quốc gia đồng minh lâu năm, mà thay vào đó ủng hộ đường lối “Nước Mỹ Trên Hết” (America First). Tờ The New York Times phải mô tả quan hệ giữa Hoa Kỳ và Âu Châu hiện nay là “Một Liên Minh Căng Thẳng.”
05/03/202509:27:00
Chỉ sau 5 phút Trump bắt đầu đọc bài diễn văn, Dân biểu Texas Al Green, đứng lên, giơ thẳng đầu gậy về phía Trump, nói lớn: “Ngài tổng thống, ông không có quyền cắt MediCaid.” Khi nhận được “hiệu lệnh lắc đầu” không đồng ý của Trump, chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson gọi an ninh Quốc Hội đuổi ông ra khỏi phòng họp. Chung quanh Dân biểu Green, các thành viên Dân Chủ khác ngồi im lặng, nhìn thẳng về phía trước. Bên hàng ghế Cộng Hòa hét rất to: “Tống cổ ông ta đi.” Một nữ dân biểu nào đó khều nhẹ vào tay của cảnh sát Quốc hội: “Đừng làm tổn thương ông ấy” và tất cả ngồi lại tiếp tục lắng nghe Trump nói. Bị “tống cổ” ra khỏi House Chamber, người đàn ông đơn độc Al Green với cây gậy của ông trả lời truyền thông: “Tôi chấp nhận hình phạt. Nó xứng đáng để người dân biết có những người trong chúng ta sẵn sàng đứng lên chống lại tham vọng của tổng thống muốn cắt Medicare, Medicaid và Social Security.”
05/03/202508:15:00
Bài này [Matthieu Ricard: “Reducing all of Buddhism to mindfulness is far too simplistic”] in trên báo Hindustan Times hôm 4/3/2025, là cuộc phỏng vấn do nhà văn Chintan Girish Modi thực hiện, trong đó nhà sư gốc Pháp Matthieu Ricard, người theo học nhiều năm với Đức Đạt Lai Lạt Ma và một số vị sư Tây Tạng, trả lời những câu hỏi về chánh niệm, ứng dụng chánh niệm, bất toàn của chánh niệm nếu không có giới, nghi lễ Phật giáo, biểu tượng với các vị Bồ Tát như Văn Thù, Quan Âm, chánh niệm thế tục [không có yếu tố giải thoát]...
05/03/202500:03:00
Tôi biết chuyện của một phụ nữ trẻ: Cách đây 20 năm, hồi cô 20 tuổi, ở Việt Nam cô quen với một khách du lịch trẻ người Mỹ, cái mộng sang Mỹ đổi đời như phần đông người Việt lúc đó. Cô kết bạn với anh, và được anh làm giấy bảo lãnh sang Mỹ theo diện Hôn Thê. Sang Mỹ chưa kịp làm hôn thú thì hai người chia tay vì bất hòa trong một đời sống mới mà Cô hoàn toàn lạ lẫm từ ngôn ngữ đến phong tục. Cô chia tay với anh, và Cô bơ vơ không có gia đình, không có giấy tờ chính thức khi passport của Cô hết hạn.
28/02/202520:29:00
Và kịch bản bắt đầu từ khi Trump đón Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy ở cổng Bạch Cung. Trump đã tấn công trang phục của vị lãnh đạo đất nước đang đắm chìm trong chiến tranh suốt ba năm qua. “Hãy nhìn trang phục của ông ấy hôm nay,” Trump nói khi bắt tay Tổng Thống Zelenskyy. Vào bên trong Phòng Bầu Dục, Brian Glenn, một người không phải là thành viên nội các hoặc nhân viên chính phủ, nhưng được tham dự trong cuộc gặp của hai nguyên thủ quốc gia, chỉ là bạn trai của dân biểu MAGA Marjorie Taylor Greene, đã chế giễu về trang phục của tổng thống Ukraine. “Vì sao ông không mặc vest? Ông có bộ vest nào không?” Glenn lớn tiếng hỏi giữa vòng vây ống kính báo chí. Zelenskyy bình tĩnh trả lời: “Tôi sẽ mặc lễ phục khi cuộc chiến này kết thúc.” Đây là câu trả lời rất quen thuộc của vị lãnh đạo Ukraine trong ba năm qua.
28/02/202500:00:00
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin về việc xúc tiến hoà đàm cho Ukraine, tình hình chung thay đổi toàn diện, cụ thể là chính giới Ukraine cũng như châu Âu bắt đầu hoang mang về các nguy cơ trước mắt. Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Rubio và Ngoại trưởng Nga Lavrov đã gặp nhau tại Riyadh để thảo luận về các biện pháp chuẩn bị cho một cuộc họp mặt giữa hai Tổng thống Trump và Putin. Cả hai ngoại trưởng cho biết là mọi diễn tiến dự liệu sẽ không cần có sự tham gia của châu Âu, nhưng quyết định này tất nhiên sẽ có nhiều tác động nhất định đối với mối quan hệ lâu đời giữa châu Âu và Mỹ.
25/02/202513:17:00
Richard Gowan, Giám Đốc Của Liên Hiệp Quốc về Khủng Hoảng Quốc Tế, cơ sở nghiên cứu và giám sát các cuộc xung đột vũ trang, cho biết Liên Hiệp Quốc chưa từng chứng kiến ​​sự chia rẽ sâu sắc như vậy giữa Hoa Kỳ và Châu Âu kể từ sau cuộc chiến tranh ở Iraq, và sự chia rẽ hiện tại mang tính rõ ràng hơn vì nó liên quan đến an ninh của Châu Âu.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.