Hôm nay,  

Stephen Denney: người bạn của tù nhân lương tâm Việt Nam

12/02/202510:06:00(Xem: 3171)

 

BuiVanPhu_2025_0212_SteveDenney_H01
H01: Ông Steve Denney, 1950-2025 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Tôi quen biết Stephen Denney, người Việt thường gọi ông là Steve, từ những ngày còn ở Đại học U.C. Berkeley vào đầu thập niên 1980. Khi đó Steve sinh hoạt trong Nhóm 64 của Ân xá Quốc tế (Amnesty International), một tổ chức nhân quyền quốc tế. Nhóm 64 gồm các thành viên trong vùng Vịnh San Francisco và Steve là người phụ trách theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong nhóm, còn tôi hoạt động với Amnesty International Campus Network của sinh viên dưới sự điều hành của nữ tu sĩ Laola Hironaka và cũng học tại ban tiến sĩ tại U.C. Berkeley.

 

Sinh năm 1950, gia đình ở thành phố Burlingame, vùng Vịnh San Francisco, Steve tốt nghiệp trung học từ Mills High School ở thành phố San Mateo. Thời trung học ông là một vận động viên chạy bộ nhanh có tiếng và được các bạn thán phục. Sau một tai nạn có ảnh hưởng đến xương cổ, ông không còn hoạt động thể thao nữa.

 

Vào đại học, ông học ở Đại học tiểu bang Oregon, Portland. Sau khi tốt nghiệp, ông về lại California, có một thời gian dạy khoa học xã hội bậc trung học, trước khi làm việc cho thư viện Đại học Berkeley.

 

Đầu thập niên 1980, ông là phụ tá cho ông Douglas Pike, giám đốc Indochina Archive. Đến năm 1998, khi Indochina Archive được đưa về Texas Tech University ở Lubbock, Steve tiếp tục làm việc trong Thư viện Doe, Đại học Berkeley cho đến khi nghỉ hưu năm 2015.

BuiVanPhu_2025_0211_SteveDenney_H02_NguyenChiThien_UCB
H02: Ông Steve Denney với thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tại Đại học U.C. Berkeley, 1995 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Steve từng kể với tôi rằng thời sinh viên ông có tham gia phong trào chống Chiến tranh Việt Nam. Sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975, ông vẫn quan tâm đến miền đất đó, nhất là từ khi có làn sóng thuyền nhân vượt biển, qua họ ông có hiểu biết nhiều về những chính sách đàn áp của cộng sản Hà Nội qua những vụ bắt giam văn nghệ sĩ, trí thức; qua những trại học tập cải tạo giam giữ hàng trăm ngàn cựu quân cán chính Việt Nam Cộng hòa.

 

Năm 1979, Steve cho xuất bản Indochina Newsletter là tài liệu liên quan đến các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sau ngày 30/4/1975, sau đổi tên thành Indochina Journal, rồi Vietnam Journal. Tôi và vài người Việt nữa đã cùng làm việc với Steve trong việc phối kiểm tin tức liên quan đến tù nhân lương tâm và dịch nhiều tài liệu của các phong trào đòi tự do dân chủ tại Việt Nam sang tiếng Anh, như Cao trào Nhân bản của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Diễn đàn Tự do của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, các bài giảng về sám hối vào Mùa chay 1990 của linh mục Chân Tín, cũng như những tuyên cáo về tình trạng thiếu tự do tôn giáo của các Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát; của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, Linh mục Nguyễn Văn Lý.

 

Những thông tin liên quan đến văn nghệ sĩ bị cầm tù như các thi sĩ Trần Dạ Từ, Nguyễn Chí Thiện, Vương Đức Lệ; nhà văn Nhã Ca, Duyên Anh, Doãn Quốc Sỹ, Dương Thu Hương được dịch ra tiếng Anh, đưa lên Indochina Journal để gửi đến 500 địa chỉ, gồm nghị sĩ, dân biểu trong các ủy ban quốc hội Hoa Kỳ liên quan đến châu Á, các cơ sở ngoại giao, giáo sư đại học, những tổ chức nhân quyền, cơ quan phi chính phủ (NGO) có hoạt động tại Việt Nam để họ hiểu hơn về tình hình nhân quyền tại đó.

 

Khi có các diễn giả đến Đại học Berkeley nói chuyện về tình hình Việt Nam, như Don Luce, John Spragen, Chritine White, nhạc sĩ Trần Văn Khê, Steve có mặt để lắng nghe tiếng nói phản biện của sinh viên gốc Việt và nhiều lúc ông cũng chất vấn diễn giả về những chính sách của Hà Nội.

 

Ông cũng được mời nói chuyện về nhân quyền Việt Nam trong các sinh hoạt của người Việt vùng Vịnh San Francisco vào dịp tưởng niệm 30/4 hay ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12.

Trên các diễn đàn xã hội, Steve luôn là tiếng nói phản biện lại những lập luận bênh vực cho Hà Nội, qua hồ sơ nhân quyền tồi tệ mà ông đã theo dõi trong nhiều năm. Những tài liệu thu thập được ông tổng kết qua nhiều bài tường trình cho Ân xá Quốc tế, cùng với bà Ginetta Sagan; cho Asia Watch của Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) hay đăng trên các tạp chí về tôn giáo liên quan đến chính sách đàn áp các giáo hội tại Việt Nam.

 

Những việc ông làm nhằm giúp thăng tiến nhân quyền trên đất Việt, như Giáo sư Alex Thái-Đình Võ từ Đại học Texas Tech đã có nhận định trên Facebook của ông khi hay tin Steve qua đời hôm 22/1 tại Plainview, Texas, nơi ông sống hưu trí từ năm 2019:

 

“Steve đã dành cả cuộc đời để tìm hiểu, bảo vệ và tranh đấu cho công lý tại Việt Nam… Ông đã làm việc không mệt mỏi để ghi lại chứng cứ về vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Ngay cả cho đến những ngày cuối đời ông vẫn kiên trì với mục đích này.”

BuiVanPhu_2025_0211_SteveDenney_H03_Journals
H03: Tập san về nhân quyền Việt Nam do Steve Denney làm chủ biên (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Những tài liệu về nhân quyền Việt Nam đã được ông dành trao cho Giáo sư Alex Thái-Đình Võ để lưu giữ tại Vietnamese Heritage Museum ở Garden Grove, Quận Cam, California.

 

Tang lễ ông Steve Denney đã được cử hành hôm thứ Sáu 7/2/2025 tại nghĩa trang Skylawn Memorial Park, thành phố San Mateo, vùng Vịnh San Francisco, nơi thân sinh của ông đã được an nghỉ trước ở đó.

Bùi Văn Phú

 

  • Tác giả Bùi Văn Phú là giảng viên đại học cộng đồng, nhà báo tự do, nhà hoạt động nhân quyền từ vùng Vịnh San Francisco, California.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ Trump của cử tri đang ở mức thấp kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo sau ba tháng đầu của nhiệm kỳ. Đa số phản đối chính sách thuế quan và cắt giảm lực lượng nhân sự liên bang của ông.
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.