Vào ngày 10 và 11 tháng 2, Pháp sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về hành động về thông minh nhân tạo và khoảng trên 80 quốc gia sẽ tham gia. Mục tiêu của hội nghị nhằm nêu lên việc thay đổi về vai trò của thông minh nhân tạo bằng cách trình bày những khía cạnh tích cực và khả năng cải biến nó thành một công cụ trong tầm tay của mọi người.
Giới chuyên gia về hông minh nhân tạo sẽ gặp nhau tại Paris trong một tuần từ thứ ba ngày 4 tháng 2 nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hành động thông minh nhân tạo. Hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức vào ngày 10 và 11, nhưng song song với diễn biến này sẽ có vô số sự kiện bên lề, mà để mở đầu là bao gồm cả chuyến thăm của Emmanuel Macron tại bệnh viện Gustave Roussy de Villejuif, để thảo luận về ứng dụng của thông minh nhân tạo trong lĩnh vực y tế. Đối phó với sức mạnh nổi bật của Hoa Kỳ khi tuyên bố sẽ đầu tư 500 tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng của thông minh nhân tạo và làn sóng xung kích do sự trỗi dậy của DeepSeek, một doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung Quốc, gây ra. Theo điện Élysée cho biềt, hội nghị thượng đỉnh này sẽ tác động việc một "Thức tỉnh cho châu Âu" và đảm bảo rằng "Pháp không bỏ lỡ cuộc cách mạng này".
Hơn 80 quốc gia sẽ tham dự tại Paris trong cuộc họp kéo dài một tuần vào ngày 10 và 11 tháng 2, bao gồm một hội nghị khoa học vào thứ Năm và thứ Sáu tại École Polytechnique.
Elon Musk vẫn chưa được xác nhận việc tham gia
Trong một phương cách"không phải là thảm họa cũng không phải là thiên thần", Anne Bouverot, đặc phái viên của Tổng thống Cộng hòa Pháp nói về chủ đề này là hội nghị thượng đỉnh sẽ tìm cách nâng cao giá trị của hệ sinh thái Pháp, vì có ít nhất là 750 công ty khởi nghiệp liên quan đến thông minh nhân tạo. Điện Elysée cho biết là các nhân vật quan trọng trong lĩnh vực này đã xác nhận họ sẽ tham dự, chẳng hạn như Sam Altman (OpenAI), Sundar Pichai (Google), Demis Hassabis (Google DeepMind), Dario Amodei (Anthropic) và Arthur Mensch, đồng sáng lập Mistral AI của Pháp. Pháp đang mong được những nhân vật quan trọng tham gia, trong đó có cả người Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Elon Musk có tham gia không vẫn chưa được xác nhận. Tổng thống Pháp cho biết họ đang để chính quyền Mỹ thông báo sẽ được chọn ai để làm đại diện cho họ. Pháp đã tiếp xúc với người sáng lập DeepSeek và đang thảo luận việc tham gia.
Vào ngày 10 tháng 2, các bàn hội nghị sẽ quy tụ các chuyên gia, nguyên thủ quốc gia và giới lãnh đạo doanh nghiệp tại Grand Palais, với niềm hy vọng là kích thích đầu tư về dự kiến cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở Pháp.
Hằng loạt các thông báo về đầu tư và quan hệ đối tác
Điện Elysée đoan chắc rằng nhân dịp hội nghị thượng đỉnh này, một số doanh nghiệp sẽ công bố các dự án đầu tư vào châu Âu hoặc quan hệ đối tác chiến lược. Đồng thời, Liên minh châu Âu cũng công bố các kế hoạch đầu tư về thông minh nhân tạo.
Một bộ phận văn hóa cũng sẽ khám phá tác động của thông minh nhân tạo đối với sáng tạo nghệ thuật và sản xuất thông tin vào ngày 8 và 9 tháng 2 tại Bibliothèque nationale de France (BnF) và Conciergerie. Clara Chappaz, Bộ trương đại biểu về Kỹ thuật số chỉ ra rằng, những sự kiện này sẽ mở cửa cho công chúng để cho thấy rằng " việc sử dụng tích cực về thông minh nhận tạo trong tất cả các lĩnh vực để tạo ra niềm tin và đẩy nhanh việc áp dụng "
Theo một thăm dò gần đây của Ifop dành cho nhóm tư vấn Talan cho biết, người Pháp sợ hãi về thông minh đang gia tăng ở: 79% người từ 18 tuổi trở lên nói họ "lo lắng về sự xuất hiện của trí thông minh phát sinh" (so với 68% vào tháng 5 năm 2023),. Anne Bouverot giải thích, trên hết, Pháp muốn tận dụng lợi thế của hội nghị thượng đỉnh để bảo vệ tầm nhìn của mình về một nền thông minh nhân tạo "có đạo đức", "dễ tiếp cận" và "tiết kiệm" hơn. "Trí tuệ nhân tạo đang phát triển ngày nay được hỗ trợ bởi một số công ty lớn ở một số quốc gia, chúng tôi muốn thúc đẩy sự phát triển toàn diện hơn".
Paris nơi tranh luận quốc tế về thông minh nhân tạo
Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, mặc dù có vô số các sáng kiến về quản trị cho thông minh nhân tạo, nhưng "chỉ có bảy quốc gia trên thế giới là thành phần chủ yều của tất cả các sáng kiến này ", ngược lại, chỉ có 119 quốc gia không phải là thành viên của bất cứ vấn đề gì ". Ấn Độ đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh này với sự hiện diện của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Cũng tham dự sẽ có Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen và Thủ tướng Đức, Olaf Scholz.
Vào cuối các cuộc thảo luận ngày 11 tháng 2, hội nghị thượng đỉnh sẽ dẫn đến việc tạo ra một quỹ công ích, mà Paris hy vọng sẽ huy động được 2,5 tỷ euro trong 5 năm. Dự án này sẽ có hình thức là mối quan hệ đối tác công tư tập hợp các chính phủ, doanh nghiệp và quỹ từ thiện khác nhau. và cung cấp các công cụ mở rộng, chẳng hạn như phần mềm và cơ sở dữ liệu, để giúp giới tham gia muốn phát triển hệ thống thông minh nhân tạo của riêng họ. Mục tiêu của dự án là đa dạng hóa lĩnh vực, nhằm thay đổi ý tưởng cho rằng thông minh nhân tạo chỉ thuộc sở hữu của một số doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc.
Qũy này cũng sẽ là nơi tranh luận giữa các quốc gia trên thế giới, có trụ sở chính đặt tại cơ quan OECD, Paris. Đây không phải chỉ là nơi nhằm thiết lập các tiêu chuẩn ràng buộc ở cấp độ toàn cầu, mà để trao đổi quan điểm về các phương cách tạo ra việc thi hành các biện pháp khác nhau bên cạnh các cơ quan. Ví dụ như Cơ quan Năng lượng Quốc tế sẽ giám sát mức tiêu thụ.
Bắc Kinh và Washington tiếp tục
Trong khi Pháp đặt trọng tâm vào hợp tác quốc tế, Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục cuộc đua ráo riết của họ. OpenAI, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo đang đối phó với sự trỗi dậy của DeepSeek, vào thứ Hai đã tiết lộ rằng phát minh một công cụ "tìm kiếm sâu" mới cho ChatGPT. Thông báo này được đưa ra khi công ty khởi nghiệp Trung Quốc cung cấp một chatbot mạnh mẽ, được phát triển với chi phí thấp và tiêu thụ ít nguồn lực hơn, đặt ra vấn đề về mô hình kinh doanh của ngành.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nikkei, Sam Altman cho biết, Trung Quốc đang "bắt kịp một cách đáng kể" với các công nghệ thông minh nhân tạo do Mỹ thống trị. Ông gọi DeepSeek là một "mô hình tốt" phản ảnh cho sự cạnh tranh nghiêm trọng trong thông minh nhân tạo, đồng thời nói rằng "mức độ khả năng của nó không phải là mới".
OpenAI, doanh nghiệp có ChatGPT đánh dấu sự xuất hiện của thông minh nhân tạo tổng quát trong công chúng vào năm 2022, tuyên bố rằng tính năng mới này "hoàn thành trong vài chục phút những gì sẽ mất nhiều giờ đối với con người".
Trong một video giới thiệu, các nhà nghiên cứu của OpenAI đã chỉ ra cách công cụ này có thể tổng hợp dữ liệu từ Internet để giới thiệu thí dụ như thiết bị trượt tuyết cho kỳ nghỉ đông ở Nhật Bản. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu này, gã khổng lồ Nhật Bản SoftBank đã công bố vào thứ Hai về việc thành lập một liên doanh với OpenAI để cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ tiên tiến dựa trên trí tuệ nhân tạo.
Đỗ Kim Thêm dịch
Phụ chú của người dịch: Hội nghị thượng đỉnh Paris này có một phụ nữ người Việt tham gia, Đỗ Xuân Mai, Researcher AIRBUS Europe và Reasearch Fellow Internationale Digitale Politk des Bundesministeriums für Digitales und Verkehr.
Gửi ý kiến của bạn